27 thg 6, 2013

" Nghĩ mình phương diện..." chính ngôn !

http://phuocthanhiv.com.vn/uploads/files/c%C3%A1nh%20%C4%91%E1%BB%93ng%20l%C3%BAa%202(1).bmp



          Nếu ta bắt gặp ở đâu đó ngoài đường , trong quán nước  , thậm chí trong cuộc gặp mặt đông người những từ ngữ không chuẩn mực có thể cũng dễ dàng bỏ qua bởi lẽ nó chỉ thoáng đi một cách “ Tầm phào” ! Nhưng nếu chuyện đó xẩy ra trên các phương tiện truyền thông chính thống thì đó là điều khó chấp nhận  . Đã có lần tôi đưa ra ý kiến này một cách xa xôi , tế nhị trong bài viết “ Đôi điều tản mạn xung quanh cây lúa” và cũng được một số bạn bè nối lời . Gần đây khi nghe , đọc vẫn gặp phải những viên sạn không mong muốn nên muốn viết thêm đôi dòng cho thỏa nỗi suy tư .
          Trong Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học xuất bản năm 2006 , trang589 ghi rõ : Lúa là cây lương thực , thân cỏ rỗng , hoa lưỡng tính , không có bao hoa , quả có vỏ trấu bao ngoài gọi là thóc . Trang  947 lại ghi : Thóc là hạt lúa còn nguyên cả vỏ trấu !
Xem vậy thóc và lúa là hai danh từ mang hai khái niệm rất khác nhau . Ngay trong ngôn ngữ thi ca cũng phân biệt hai từ này một cách rõ rệt : “ Em đi cắt lúa trên ngàn …” hay “ Thóc vàng muôn hạt như nhau …” . Vậy thì ta phải nói “ giá lúa” , “ bán lúa” hay “ giá thóc” , “ bán thóc” ? Được biết thóc gọi là lúa theo thói quen Phương Nam nhưng khi phát ngôn với tư cách quốc gia có lẽ nên sử dụng “ Chính ngôn” mới đúng !
          Lại nữa ! Trên cơ thể con người được phân một cách hình thức ra những phần khác  nhau : Đầu , mình và tứ chi . Phần mình còn gọi là “ thân” hay “ người” . Đối với loài vật phần này không được gọi là “ người” . Ấy thế mà không ít lần ta được nghe những câu đại loại như : “ Khi lợn mắc bệnh , trên người nó …” hay “ Trên người con voi chết trong rừng có nhiều vết thương …” . Gần đây rộ lên những lời bàn xung quanh việc ăn thịt chó giữa phe Khoái khẩu và phe Bảo vệ động vật có lần tôi đọc được hàng tít : “ Ăn thịt chó có phải là vô nhân đạo ?” . Tôi giật mình khi thấy chó được nâng tầm lên ngang với …người ! Những từ “ nhân đạo” , “ nhân cách” , “ nhân văn” …chỉ dùng cho người . Chẳng  lẽ vì chó là loài vật quá gần gũi với người mà có thể nói vậy ? Tôi vẫn cho người viết quá bạo tay trong trường hợp này !
          Mạnh dạn mang dìu ra múa mấy đường . Khúc nhàn đàm này có gì chưa đúng  mong được góp ý . Âu cũng là chút suy nghĩ nhỏ nhoi chỉ mong cho tiếng ta trong sáng !

  

8 nhận xét:

  1. Hi... Em đọc hôm nọ ở VnExpress là "ở Mỹ người ta xếp chó sau phụ nữ & trẻ em, trên đàn ông".
    Em không ăn thịt chó, song rất sợ mùi chó và luôn nghĩ CHÓ CHỈ LÀ CHÓ.
    CHẢ HIỂU EM NGHĨ VẬY CÓ SAI KHÔNG?!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em à ! Xếp chó vào cung bậc nào thì tùy lúc , tùy nơi và tùy " Văn cảnh" . Trước đây cũng ở Mỹ , các công viên có biển đề " Cấm chó và người da đen !" . Mặc dầu vậy chó vẫn là " Chó" !

      Xóa
  2. EM CÁM ƠN ANH ĐÃ CHO ĐỌC MỘT EN TRY RẤT CÓ Ý NGHĨA VỀ VIỆC GIỮ GÌN VÀ BẢO VỆ SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIEETH!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái bệnh của chúng mình cứ hay khúc chiết thế đấy . Không mấy ai để ý đâu !

      Xóa
  3. Em cũng đồng quan điểm,truyền thông quốc gia và phổ biến phải nên dùng ngôn ngữ phổ thông.Phương ngữ chỉ vùng miền,tuy trên thực tế do giao lưu mở người nghe cũng có thể hiểu.Nhưng"chính ngôn" mới chuẩn được....
    Chúc bác chiều an lành!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thôi thì tản mạn đôi điều
      Mong gì một sớm một chiều đổi thay !

      Xóa
  4. Bác góp ý thật chuẩn! đôi lúc em dùng câu cũng thấy .... ẩu lắm, đọc bài của bác là 1 bài học kinh nghiệm! cám ơn anh!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong ngôn ngữ viết , mỗi người cố một chút cho trong sáng . Còn ngôn ngữ nói , đôi lúc ề à xíu xíu cũng chẳng sao ! Cảm ơn em đã cùng suy nghĩ điều này !

      Xóa