30 thg 12, 2023

                               Lẽ Phải


Lẽ phải

Lọt tai củ cải

Điếc mắt thần quyền
 

25 thg 12, 2023

                            Khách không mời

          Dùng thành ngữ “Mặt trơ trán bóng” để nói về hắn e rằng quá nhẹ. Hắn “Tự nhiên hơn ruồi”. Từ ngoài đường hắn xộc vào các nhà chẳng cần biết chủ nhà có thích hay không, thậm chí hắn còn biết rất rõ rằng hắn bị ghét cay ghét đắng. Hắn có biệt tài trởi phú là dù cửa khép kín cũng có cách len lỏi vào được. Hắn có thể từ gia đình lân bang lẻn sang, từ hàng xóm tầng trên trong chung cư chui xuống. Hắn dến bất kỳ lúc nào hắn thích không cần đắn đo chủ nhà đang ăn hay đang ngủ say nữa. Đã thế, hắn lại không dịu dàng, êm ái mấy khi mà mở mồm là oang oác, gầm thét.

     Ai đã mang nặng đẻ đau ra hắn khỏi cần tìm tòi cho mệt. Chỉ biết chắc chắn hắn được sinh ra từ cái nguồn có trình độ văn hóa lùn nếu không muốn nói là vô giáo dục. Ta đang hướng tới một xã hội văn minh cho kịp người, hắn là cái gai, là rào cản nhức nhối hoành hành như một hiệp sĩ tự tôn.

Hắn do con người sinh ra nhưng không phải là người.

Hắn là tiếng ồn.

 

20 thg 12, 2023

                   Viết cho một ngôi nhà


Ngôi nhà ấy* sập hẳn rồi

Còn đâu dấu tích một thời bão xoay

Hiệu xưa cùng với Ngõ Ngay**

Ấy là thế giới chuỗi ngày ấu thơ

Bắt chuồn rượt bướm vẩn vơ

Lon ton gót nhỏ nhởn nhơ lối dài

Khi thanh quế lúc ô mai

Táo Tầu cam thảo quầy dài kệ cao

Cùng cha hôm sớm ra vào

Trong veo mắt thức ngọt ngào giấc say

 

Nhớ về xưa ấy những ngày

Bỗng dưng khóe mắt rựng cay nỗi niềm

 

     *Cửa hiệu tạp hóa và thuốc Bắc của gia đình

     **Con ngõ nhỏ thẳng tắp nối Hiệu và khu nhà trong

 


15 thg 12, 2023

                               Ảnh xưa

                                                              Nghỉ trưa 

                                                      Làm một keo vật

                                                                   Nơm cá 

                                                                  Tát nước đễ bắt cá 

                                                                           Cất vó 

                                                                     Câu cá 


                                                           Mò cua, bắt ốc 

10 thg 12, 2023

                               Ghép thơ

Việc sử dụng nhiều thể loại trong một bài thơ đã có từ rất lâu rồi. Có lẽ sớm nhất là ghép hai câu thất ngôn với một cặp lục bát để thành thể thơ Song thất lục bát. Thể thơ này rất phù hợp với trường hợp tâm sự theo lối tự sự.

 

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi

Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên

Xanh kia thăm thẳm từng trên

Vì ai gây dựng cho nên nỗi này (Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm)

Trải vách quế gió vàng hiu hắt

Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng

Oán chi những khách tiêu phòng

Mà xui phận bạc năm trong má đào (Cung oán nggaam khúc – Nguyễn Gia Thiều)

 

Lại có cách ghép một khúc tứ tuyệt với một cặp lục bát

... ...

Đó đồn Thi Ông

Đây dồn Diên Khánh

Giặc lùng ta tránh

Giặc rút ta về

Tay ta giữ chặt đồng quê

Lòng ta ôm chặt lời thề năm nao

Trên đỉnh gò cao

Sẵn người du kích

Ngóng sang đồn địch

Lựu đạn cầm tay

Mắt anh ấp ủ luống cày

Lòng anh bồng bế một ngày phản công

... ... (Thơ kháng chiến Nam Trung bộ)

 

Gần đây trên trang Facebook Cánh Hoa Màu Nhớ xuất hiện cách ghép mang tên gọi “Song tứ lục bát”. Xin trích dẫn:

 

Cánh hồng bung nụ

Khẽ khẽ giục xuân

Gọi tên anh đã bao lần

Có nghe hương gió trong ngần tiếng em

Hoa bừng lối hẹn

Anh lén nhìn sang

Đọc trong ánh mắt dịu dàng

Hoa môi...anh tặng riêng nàng đêm nay.

... ...  

Ây là việc ghép hai thể loại thơ Việt với nhau. Có thể do muốn tạo ra hơi thơ phù hợp với cảm súc của người viết. Cũng có thể muốn có bóng dáng của thơ lục bát, một loại thơ rất tuyệt vời, cho hồn thơ bay hơn chăng?

          Cũng gần đây thôi, một số người làm thơ Haiku  đã ghép khúc thơ này với một cặp lục bát rồi đặt tên là “Thơ đôi”:

 

Chiều

bờ tre ngập

ướt cả tiếng chào mào

Bỗng thơm ngọn khói lam chiều

Đường về xóm nhỏ thật nhiều bình yên (Hồ Ngọc Thảo)

Cách ghép này tạo nên một bài thơ không còn là của Việt nam hay của Nhật Bản nữa. Thôi thì cứ cho là một cách “chơi thơ” đi.

         Những trích đoạn trên về các thể thơ Việt dùng từ “ghép” có thể chưa ổn. Biết đâu chính nó từ đầu đã là một Nguyên thể? Nếu có cứ liệu chứng tỏ như thế xin được cho là sự học  của người viết bài này chưa đầy đủ.         

 

 

  

 

         

  

 

 

5 thg 12, 2023

                         Thăm nhà Bá Kiến

Theo chí Phèo * thăm nhà Bá Kiến

Ngõ sâu gầy cá tộ khoe thơm **

Trước thềm xưa bỗng rưng rưng nghẹn

Thuở sống mòn manh áo miếng cơm!

 

     *Dọc đường vào, tượng Chí Phèo bày bán la liệt

     **Ngay cạnh nhà là “Xưởng kho cá tộ “Vũ Đại”