30 thg 10, 2023

                           Hai trong một

          Gần đây, haijin Lê Đình Công đề xuất ý tưởng thơ “Hai trong một” trên trang Facebook của mình và có đăng chùm thơ minh họa. Sau đó tiếp tục sáng tác thêm nhiều bài khác trong các bài viết.

 

Gió bấc đêm đã tràn về

Vẳng buồn cây lá bên hè

Xôn xao                                  (Chuyển mùa)

 

Trách chi thác lũ mưa nguồn

Để Hương ngầu đục

Mắt buồn mênh mang.           (Gửi Sông Hương).

Những khúc thơ này nếu viết lên hai dòng sẽ trở thành thơ lục bát:

 

Gió bấc đêm đã tràn về

Vẳng buồn cây lá bên hè xôn xao.

 

Trách chi thác lũ mưa nguồn

Để Hương ngầu đục mắt buồn mênh mang.

Cái ý “Hai trong một” có thể hiểu là một câu thơ mà “chứa” hai thể loại thơ trong đó?

          Ngược lại, nhiều câu thơ Lục bát có thể tách ra viết trên ba dòng sẽ có một khúc Haiku đúng, thậm chí hay. Ta không khó tìm thấy trong kho tàng lục bát những câu thơ như thế. Đặc biệt, các câu lục bát có sử dụng “Tiểu đối” đều có thể ngắt thành ba ý độc lập để trở nên một khúc Haiku:

 

“Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”. (Truyện Kiều- Nguyễn Du)

(Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc

Non phơi bóng vàng)

 

“Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn” (Việt Bắc- Tố Hữu)

(Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi

Nhìn sông nhớ nguồn)

 

“Bao nhiêu là bấy đợi chờ

Tình yêu đi ẩn ước mơ bàng hoàng” (Tâm sự- Lý Viễn Giao)

(Bao nhiêu là bấy đợi chờ

Tình yêu đi ẩn

Ước mơ bàng hoàng)

Chẳng hiểu vô tình hay hữu ý, gần đây lác đác một số tác giả cũng đã dùng hình thức viết này:

Quê tôi biển rộng đồng vàng

Lời thơ tiếp bước

Phú Vang nối tình                    (Khơi nguồn 3- Đăng Nguyên)

 

Dẫm lên nhau dấu chân người

Yêu thương ướt đẫm

Vọng lời từ ly                           (Ngàn Thương)

          Đây có thể coi là một thú “Chơi thơ”. Tác giả của những câu thơ như thế phải có ý thức ngay khi sáng tác. Nếu viết lục bát trước, phải chú ý sao cho cấu trúc của câu này chứa trong mình ba ngắt ý độc lập để có thể tách ra thành một khúc Haiku đúng. Còn khi viết Haiku trước lại phải chú ý gieo vần giữa âm tiết thứ hai của ngắt ý ba với âm tiết cuối của ngắt ý một. Đã có thời, một số haijin làm một việc gần giống ý tưởng này. Đó là chuyển dịch từ khúc Haiku sang cặp Lục bát hoặc ngược lại. Việc làm này có hơi khác là không giữ được nguyên vẹn các từ trong câu thơ mà chỉ giữ ý.  

          “Hai trong một” không phải là một “thể loại” thơ và nó càng không là cơ sở để kéo gần hai thể loại Lục bát và Haiku lại với nhau. Haijin Lê Đình Công đã đề xuất một ý tưởng chơi thơ mà những người đã nhuần nhuyễn hai thể loại thơ đặc trưng của hai đất nước Việt- Nhật nên lưu tâm. Có lẽ đây cũng là một cách để nâng tầm thưởng thức và sáng tác cho thơ Haiku Việt ngày càng có sức hấp dẫn hơn!

                     

 

 

 

         

  

 

 

25 thg 10, 2023

                                Gặp gỡ

Năm hai năm ấy là đây*

Vẫn tròn nghĩa nặng vẫn dầy tình sâu

Tuyết sương dẫu nửa mái đầu

Bể dâu dẫu nửa bể dâu nụ cười!

 

   *Năm mươi hai năm ngày ra trường


 

20 thg 10, 2023

                                Ảnh xưa


                                                                 Vác cày 

                                                                Vác bừa 

                                                        Vác cuốc, vác bừa 

                                                      Nghỉ ngơi bên nông cụ 

                                         Đào đất tôn nền, gia cố đê là công việc của họ 

                                                               Đánh dậm 

 

15 thg 10, 2023

10 thg 10, 2023

                           Chùa Tam Chúc

Hồ thì rộng mênh mang bóng nước

Điện thì cao ngút ngát tầm xa

Tượng thì lớn hút tầm mắt ngước

Bụt thì thiêng như bụt chùa nhà *

     *Có câu “Bụt chùa nhà không thiêng”




5 thg 10, 2023

                           Về một cái tên 



           Buổi đầu, khi thơ Haiku được nhiều người hưởng ứng sáng tác, ở hai thành phố lớn Hồ Chí Minh và Hà Nội người ta chỉ gọi tên là Thơ Haiku (hay Haiku) thôi. Nhưng cũng từ đấy manh nha một băn khoăn, tên gọi này không thể hiện được đây là thơ do người Việt làm. Rồi tự nhiên hai chữ Tiếng Việt được thêm vào mong đạt sự minh bạch. Thơ Haiku Tiếng Việt được chấp nhận một cách tự nhiên. Một băn khoăn mới lại xuát hiện, cảm thấy gọi như vậy chưa thật trong sáng. Với những bài thơ tiếng nước ngoài dịch sang tiếng Việt cũng là thơ tiếng Việt đó. Hoặc ngược lại thơ do người Việt làm dịch thành tiếng nước ngoài lại không còn là tiếng Việt nữa. Thế rồi danh xưng HAIKU VIỆT (HKV) được thay thế với sự thống nhất phi văn bản. Tên gọi này không ai hiểu rằng đây là một thể loại thơ khác. Nó là thơ Haiku, người Việt dựa vào các tiêu chí của thơ Nhật Bản cùng những nới lỏng do chính người Nhật hiện tại cho phép. Những người làm thơ thống nhất một số nét về hình thức như vần điệu, phụ từ, đặt tên chùm thơ …cho phù hợp với thói quen và tâm hồn người Việt Nam.

          Một loại tên gọi có liên quan xuất hiện theo danh xưmg Haiku Việt. Câu lạc bộ Haiku Việt (CLB HKV), chủ nhiệm, ban chủ nhiệm câu lạc bộ Haiku Việt (CN, ban CN CLB HKV) … Những danh xưng này cũng không thể dùng một cách tùy tiện được. HKV là thơ, CLB HKV là một tổ chức, CN hay BCN là một chức danh. Khi dùng CLB phải gắn kèm tên địa phương, chẳng hạn CLB HKV Hà Nội, CLB HKV Nha Trang … Khi dùng CN (hay lộng ngôn lên thành chủ tịch CT) cũng phải gắn với một CLB nào đó, chẳng hạn CN CLB HKV Xứ Huế, CN CLB HKV thành phố HCM …  Không có chức danh nào là CN HKV hay CT HKV mà bỏ trống cả. Nói vậy sẽ chẳng là ai!

          Mỗi danh xưng đều có ý nghĩa riêng của nó. Ngay cả tên người, tên địa phương, tên quốc gia cũng vậy. Trong ngôn ngữ nói, sự lẫn lộn còn khả dĩ thể tất nhưng trong ngôn ngữ viết, việc tùy tiện thuộc phạm trù cấm kỵ.