31 thg 7, 2013

Sóng hờn

http://images.yume.vn/buzz/20120806/bien3.jpg



Mấy mùa xa 
Anh chưa về lại
Triều cứ dâng
Gió cứ nổi nênh
Sóng vẫn ngủ
Đợi người cuối bãi
Để bây giờ
Trút hết về anh
 

28 thg 7, 2013

Trâu lên bậc

http://www.svic.vn/wp-content/uploads/choi-trau-2.jpg



          Đã từ lâu dân đi biển tôn cá voi , cá heo là “ Ông” ! Khi một con cá loại này gặp nạn dạt vào bờ hay vào sông , người ta tìm cách cứu , đẩy nó trở lại cùng biển . Trường hợp cá chết , người ta chôn cất tử tế và lập bát hương để thờ . Trước mỗi chuyến ra khơi đánh bắt tôm cá , nhiều tầu thuyền làm lễ cúng tế “ Ông” để mong được che chở khi gặp điều chẳng lành trên biển cả . Cái lý dẫn đến lòng sùng tín ấy là bởi loài cá này hiền lành đối với tầu thuyền . Thân xác to lớn của cá nhiều lần là chỗ dựa cho những phương tiện nhỏ bé trên biển khi gặp dông bão .
          Lại có một dịp rộ lên chuyện rùa Hồ Gươm gặp nguy do ô nhiễm . Khi ấy nhiều cơ quan truyền thông gọi nhũng con rùa này là cụ : Cụ Rùa ! Cũng có thể cố hiểu rằng  những con rùa này đã sống hàng trăm năm lại lờ mờ bóng dáng  huyền thoại xưa “ Rùa vàng đòi gươm” nên được tôn trọng  xếp vào bậc cụ .
          Đã từng nghe loài vật được xếp thứ bậc theo cách của con người . Chẳng hạn “ Chú voi con ở Bản Đôn” , “ Chú là chú ếch con” , “ Chim gặp bác Chào mào : chào bác ! Chim gặp cô Sơn ca : Chào cô ! Chim gặp anh chích chòe : Chào anh ! Chim gặp chị Sáo nâu : Chào chị ! …Đó là phương pháp “ Nhân cách hóa” trong nghệ thuật . Vả lại có khi chính chủ thể cũng là loài vật như  chim Vành  khuyên chẳng hạn .
          Chuyện sau đây thì rất mới , rất lạ . Kênh truyền hình VTV1 phát tin về hội chọi trâu ở Đồ sơn Hải phòng năm 2013 đã tôn trâu lên bậc ông : Các ông trâu ! Nghe ngỡ ngàng  cứ như tai mình phản chủ ! Phải chú ý để được thấy nhắc lại mới tin là thật . Quả  không có đường biện hộ rồi ! Đành chờ xem rồi đây còn những con vật nào trong đàn gia súc , gia cầm được thăng bậc nữa cho vui tai .


 

26 thg 7, 2013

Tháng Bẩy

http://i159.photobucket.com/albums/t147/kiencuongls/truongson1.jpg



Trăng lạnh
Nghĩa trang
Đồng đội xếp hàng
          *
Gió vi vu
Lời mẹ ru
Yên giấc
          *
Miệng hố bom
Khóm hoa thơm
Tìm Cát bụi
           *
Những giọt lệ lăn
Chằng chịt nếp nhăn
Tuổi xanh ngày ấy
          *
Bức chân dung vẽ
Lặng lẽ
Chiến trường xưa
 

24 thg 7, 2013

Cưỡi sóng cụng ly





Gió chiều nào ấy nhỉ ?
Con sóng tự đâu về ?
Đảo trao lời thủ thỉ
Mênh mang một cõi mê

Mây chen mây trôi mau                                                       Bồng bềnh xuôi lối biếc
Đôi ó biển vờn nhau
Đánh rơi niềm nuối tiếc

Dưới lòng xanh biển lặng
Lao xao kiếp phù sinh
Cá tung mình quẫy nắng
Tôm cua say tự tình

Sóng cứ xô bạc đầu
Ly cụng ly trùng tiếng
Mắt xoáy xuyên tầm sâu
Soi sự đời chao liệng .


 

21 thg 7, 2013

Phải chăng nói lộn ?


                                        


          Thành ngữ “ Con ông cháu cha” được vận dụng rất phổ biến trong đời sống nhưng cũng gây cảm giác bất ổn về mặt xếp sắp từ cho nhiều người . Thực ra đây là cách nói gây ấn tượng . Nó được tách 2 từ có 2 âm tiết rồi ghép lại theo cách các âm tiết 1 với nhau , các âm tiết 2 với nhau . Trường hợp này con cháu được tách thành : con , cháu ; ông cha tách ra : ông , cha rồi ghép lại con với ông , cháu với cha . xin được nêu những trường hợp tương tự để minh chứng . Đó là : Công lên việc xuống ( Công việc lên xuống ) , Ăn trắng mặc trơn ( Ăn mặc trắng trơn ) , Ăn sung mặc sướng ( Ăn mặc sung sướng ) , Buôn tầu bán bè ( Buôn bán tầu bè ) , Buôn thúng bán mẹt ( Buôn bán thúng mẹt ) ,Mua gian bán lận ( Mua bán gian lận ) , Thương luân bại lý ( Thương bại luân lý ) , Quyến oanh rũ yến ( Quyến rũ oanh yến ) , Trao thân gửi phận ( Trao gửi thân phận ) ... Mới hay tiếng Việt chẳng những phong phú mà còn lý thú vô cùng !