30 thg 11, 2014

Hương Đông

http://static.laodong.com.vn/Uploaded/havanthuong/2012_04_04/hb9.jpg




Dạ hương
Đêm sương
Lối ngát
               *
Trái hồng chín mọng
Hương đọng
Vườn xưa
               *
Những trái bòng
Nắng mật ong
Ướp gió
               *
Bông hoa chè
Bàn tay xoè
Buông hương nắng ấm
               *
Chùm hoa bưởi
Sưởi
Lựng bờ ao
 

26 thg 11, 2014

Thơ Haiku - Ba gì ?




          Một trong những yếu tố cơ bản nhất của thơ Haiku mà cho đến nay các haijin còn lấn cấn khi cầm bút là trong phiến khúc thơ phải có ba thành phần . Đó là gì ?
          Có người cho rằng đó là ba dòng ! Nhìn bề ngoài dường như điều này đúng vì người ta hay viết một bài thơ dưới dạng thức ba dòng thật :
                              Về thôi
                              Bờ sông hút gió
                              Chân trời hút mây                         ( Nguyễn Thị Đậm )
Xin thưa , ngay cả người Nhật , ngoài cách viết này họ cũng còn hay viết trên một dòng , dùng hai dấu nào đó để phân cách , thậm chí viết liền nhau . Chẳng hạn :
                              古池や蛙飛込む水の音              ( Basho )
           ( Ao xưa / con ếch nhẩy vào / tiếng nước xao ) 
Trong thơ Việt , có loại thơ ba dòng rất hay , nhiều người ưa thích . Nó cũng ngắn dưới mười bẩy âm tiết nhưng không phải là thơ Haiku :
                              Ta mong một lần
                              Được đụng vào sợi
                              Nơ ron của em .                             ( Phạm Công Hội )
 Có những bài thơ ba dòng lại viết dưới dạng lục bát truyền thống :
                              Được em , anh sợ mất mình
                              Mất em , anh được là anh giữa đời
                              Dùng dằng đứng giữa chơi vơi       ( Lý Viễn Giao )
          Lại có người bảo đó là ba câu ! Nếu là ba câu , mỗi câu phải đủ thành phần cơ bản trong kiến trúc câu . Nhưng bài thơ sau đây làm gì có ba câu :
                              Dòng đời – Dòng Sông
                              Đục trong
                              Đôi bờ                                             ( Phùng Gia Viên )
Có những khúc Haiku mà ba thành phần đúng là ba câu thật :
                              Cá xuống nước
                              Mây về trời
                              Ta thả ta vào chân không                ( Thiện Niệm )
nhưng đó chỉ là sự ngẫu nhiên không hề bắt buộc .
          Vậy ba thành phần trong cấu trúc của một phiến khúc thơ Haiku là gì ? Điều này đã được đề cập không dưới một lần . Đó là ba ngắt ý ! Ba ngắt ý độc lập nhưng giao thoa với nhau tạo nên một hình tượng hoàn chỉnh có sức hút , sức gợi . Hình tượng ấy dẫn người đọc tư duy đa chiều , bằng trải nghiệm riêng , sống dậy những nỗi niềm , tâm trạng … Ba ngắt ý này dẫu có viết liền nhau cũng không mất đi tính độc lập , không thành một câu và khi viết tách ra cũng không phải là ba dòng một cách hình thức .
          Xin trở lại một chút với bài thơ của Lý Viễn Giao :
                              Trăng lạnh
                              Nghĩa trang
                              Đồng đội xếp hàng .
Bài này có mấy ngắt ý ? Ông chủ tịch WHA Ban'ya Natsuishi cho rằng “ …thực ra chỉ là hai dòng …” . Có thể do dịch thuật ( Dùng từ “dòng” và chỉ ra là “hai” ) đã dẫn tới cách hiểu ấy . Ở đây “Trăng lạnh” là một ngắt ý , một hình ảnh , nó chỉ ra không gian rộng lớn  tầm vũ trụ . “Nghĩa trang” là ngắt ý, hình ảnh thứ hai , nó nói đến không gian nhỏ hơn trên mặt đất . Còn “Đồng đội xếp hàng” là không gian , hình ảnh nhỏ hơn nữa tồn tại trong nghĩa trang , đó chính là ngắt ý thứ ba . Nếu hiểu như thế này “Trăng lạnh trên nghĩa trang” thì quả thật đó mới chỉ là một ngắt ý nói về trăng thôi và bài thơ trở nên có hai ngắt ý !
          Đôi điều xin bàn luận để khảng định cách gọi ba thành phần trong một khúc Haiku cho chính xác , đúng với chức năng mà nó phải gánh vác .
  


         
                             

23 thg 11, 2014

Hans Poelzig


          Kiến trúc sư nổi tiếng Dresden (Đức) trong những năm 30 của thế kỷ trước là Hans Poelzig có tên trong Hội đồng thành phố nhưng ít khi tham dự những cuộc họp. Một hôm  trong cuộc họp hội đồng có người phát biểu :
-          Giáo sư Poelzig , ủy viên hội đồng thành phoosraats ít khi có mặt trong các buổi họp !
Kiến trúc sư không khoan nhượng trả đũa ngay :
-         Các ông sử dụng cái đầu hay cái đít của tôi ?
 


20 thg 11, 2014

Lên Núi Phượng Hoàng

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhG_mZIBazdnONPC3r6jQobL_AP01yPMjPF-KgHqx3jPXyoNVSHMf5he5U66_QDC1EvRX3wDtWRDaYIf-j1vW9p7cdnqjPPKX5vLry0R8aoYuljR5iicNRz9ePK8wJPxtqtEXWOqgl-DE8/s1600/DSC02884.JPG



Không được thày ban cho nửa chữ
Con làm trò vọng tiếng thời gian
Đeo nghiệp thày trên đường lữ thứ
Chở đằm vai muôn nỗi bàn hoàn

Con men theo lối cũ thày đi
Bước trùng vết chân xưa gửi lại
Chợt thấy mình đôi chân vững chãi
Dẫu đường xa rêu cỏ xanh rì

Đời chật chội thày về với núi
Tình gửi mây nương cánh Phượng Hoàng
Đức khơi mạch nguồn trong sông suối
Ngọn đèn xanh tuôn chẩy hào quangg

Con đã về đây trên Núi Phượng
Nhặt thỏi son** dưới bóng mộ thày
Thắp nén nhang ngóng nhìn tám hướng
Mắt dõi tìm đâu hướng Phượng bay
    * Núi Phượng Hoàng là nơi
     Chu-Văn-An về ở ẩn vạ̀y học
     * Nơi đặt mộ phần CVA rất nhiều
      son . Xưa mài để “ khuyên ” bài