30 thg 6, 2013

Giai điệu em

http://image1.xahoi.com.vn/news/2012/2/9/26/khieuvu1jpg1328763354.jpg


Nếu em là giai điệu
Anh sẽ chọn gam âm huyền diệu
Đặt lên khuông những nốt nhạc mầu
Lấp lánh trời cao
Có gió xuân - Sương thu - Nắng hạ
Và hơi đông cóng giá
Bốn mùa em !

Nếu em là giai điệu
Anh sẽ lát chùm ba tuyệt diệu
Trải thảm sàn em đi
Và anh viết nghịch kỳ
Đảo nhịp chân em bước
Dấu lặng buông lơi
Môi tìm mắt ngước
Trẻ trung em !

Nếu em là giai điệu
Anh gọi về những dấu xanh kỳ diệu
Hoa mỹ mềm vẫy cánh dong tơ
Luyến nối mộng mơ
Trường ngân dài như ánh mắt
Và điệp khúc
Lại qua dìu dặt
Dịu dàng em !
 

27 thg 6, 2013

" Nghĩ mình phương diện..." chính ngôn !

http://phuocthanhiv.com.vn/uploads/files/c%C3%A1nh%20%C4%91%E1%BB%93ng%20l%C3%BAa%202(1).bmp



          Nếu ta bắt gặp ở đâu đó ngoài đường , trong quán nước  , thậm chí trong cuộc gặp mặt đông người những từ ngữ không chuẩn mực có thể cũng dễ dàng bỏ qua bởi lẽ nó chỉ thoáng đi một cách “ Tầm phào” ! Nhưng nếu chuyện đó xẩy ra trên các phương tiện truyền thông chính thống thì đó là điều khó chấp nhận  . Đã có lần tôi đưa ra ý kiến này một cách xa xôi , tế nhị trong bài viết “ Đôi điều tản mạn xung quanh cây lúa” và cũng được một số bạn bè nối lời . Gần đây khi nghe , đọc vẫn gặp phải những viên sạn không mong muốn nên muốn viết thêm đôi dòng cho thỏa nỗi suy tư .
          Trong Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học xuất bản năm 2006 , trang589 ghi rõ : Lúa là cây lương thực , thân cỏ rỗng , hoa lưỡng tính , không có bao hoa , quả có vỏ trấu bao ngoài gọi là thóc . Trang  947 lại ghi : Thóc là hạt lúa còn nguyên cả vỏ trấu !
Xem vậy thóc và lúa là hai danh từ mang hai khái niệm rất khác nhau . Ngay trong ngôn ngữ thi ca cũng phân biệt hai từ này một cách rõ rệt : “ Em đi cắt lúa trên ngàn …” hay “ Thóc vàng muôn hạt như nhau …” . Vậy thì ta phải nói “ giá lúa” , “ bán lúa” hay “ giá thóc” , “ bán thóc” ? Được biết thóc gọi là lúa theo thói quen Phương Nam nhưng khi phát ngôn với tư cách quốc gia có lẽ nên sử dụng “ Chính ngôn” mới đúng !
          Lại nữa ! Trên cơ thể con người được phân một cách hình thức ra những phần khác  nhau : Đầu , mình và tứ chi . Phần mình còn gọi là “ thân” hay “ người” . Đối với loài vật phần này không được gọi là “ người” . Ấy thế mà không ít lần ta được nghe những câu đại loại như : “ Khi lợn mắc bệnh , trên người nó …” hay “ Trên người con voi chết trong rừng có nhiều vết thương …” . Gần đây rộ lên những lời bàn xung quanh việc ăn thịt chó giữa phe Khoái khẩu và phe Bảo vệ động vật có lần tôi đọc được hàng tít : “ Ăn thịt chó có phải là vô nhân đạo ?” . Tôi giật mình khi thấy chó được nâng tầm lên ngang với …người ! Những từ “ nhân đạo” , “ nhân cách” , “ nhân văn” …chỉ dùng cho người . Chẳng  lẽ vì chó là loài vật quá gần gũi với người mà có thể nói vậy ? Tôi vẫn cho người viết quá bạo tay trong trường hợp này !
          Mạnh dạn mang dìu ra múa mấy đường . Khúc nhàn đàm này có gì chưa đúng  mong được góp ý . Âu cũng là chút suy nghĩ nhỏ nhoi chỉ mong cho tiếng ta trong sáng !

  

23 thg 6, 2013

Bồng bềnh Huyền thoại



http://www.vietnamculture.com.vn/images/data/big/1_2010728171651_cvho.jpg



Thuyền đi sóng đuổi nghiêng triền núi
Thấp thoáng hoa lay bóng nước xô
Kìa  ai buông lưới trong sương gội
Vớt nắng ngày lên tắm mắt hồ

Núi vẫn soi mình xanh bóng gương
Sáo còn vi vút gió ngân vương
Tình xưa kết đọng nên khuôn đá *
Để đời vọng mãi khúc hoài thương

Gác mái buông lòng lắng đáy sâu
Dòng trong tuôn  lệ ** khuất nơi đâu
Chỉ thấy Hồ treo lăn ngấn  nước
Đọng mắt nhân gian nỗi ảo sầu

Mây lụa mơ màng cõng nắng mai
Quần Tiên *** tha thướt gió bồng lai
Phượng Hoàng *** nhổm cánh men bờ vắng
Thổn thức người lên mối  cảm hoài

               *Núi Cốc
**Sông Công
***Tên đảo
 

16 thg 6, 2013

Mượn ước mơ

http://media1.nhacvietplus.com.vn/Library/Images_blogviet/Images/13/2012/07/05/images668579_1.jpg



Mượn Người một đóa ước mơ
Gửi lên cánh én chao nhờ mùa xuân
Mưa phân vân , gió phân vân
Toan lòng đòi chút nợ nần nhỏ nhoi