29 thg 12, 2013

Hoa Râm

http://img.tintuc.vietgiaitri.com/2013/10/4/me-gia-mot-doi-lan-dan-voi-con-tat-nguyen-0a3b9e.jpg



Nắng vàng trộn gió mưa xanh
Nhựa non dâng búp dâng cành lên khơi
Oằn thân dông bão giữa trời
Sương pha điểm bạc sắc đời Hoa Râm.
 

26 thg 12, 2013

Đi tìm Haiku Việt






           Giá mà khi đến với thơ Haiku Việt ta đã có đầy đủ dáng vóc của nó như khi  ta bước chân vào vườn thơ Lục bát chẳng hạn thì đã chẳng phải nói gì thêm . Đường này …
          Những người làm thơ Haiku Việt nam hiện nay có thể nói đang lát những viên gạch đầu tiên trên đường cho chính mình đi tới . Chúng ta đang bủa theo mọi nẻo để rồi mỗi người nhặt về một chút , ngõ hầu tạo nên hình hài với trọn vẹn hồn cốt cho ngôi nhà Haiku Việt để nó phô dáng trong quần thể thơ Việt . Câu hỏi đang đặt phía trước mắt ta là Haiku ở đâu ? Việt ở đâu ?
          Ai cũng biết thơ Haiku là một trong những thể thơ được yêu chuộng nhất của xứ Mặt trời mọc . Nó được hình thành từ khá xưa và cũng biến đổi nhiều theo thời gian cùng thế hệ người sáng tác . Nếu soi lại từ lúc thơ được mang tên Haiku cho đến ngày nay , chính trên đất nước Nhật bản thơ cũng đã tách thành nhiều trường phái và bóc tước đi nhiều quy định khắt khe về cả nội dung lẫn hình thức . Quý ngữ và cấu trúc 5-7-5 không còn bắt buộc nữa , tính thiền cũng giảm bớt nhiều và chuyện đời thường ngày càng đậm nét với đủ ngóc ngách …                                                                                                            Đôi khi rất tếu :
Đặt ngón tay út thẳng đứng
Trong chiếc tổ màu đen
Ông ấy già rồi     ( Ban'ya Natsuishi – Đinh Nhật Hạnh dịch )
               *
Một vật thể xốp màu xanh                                                        Làm cật lực                                                                                                         Trên một vật thể xốp màu đỏ                                                                                   ( Ban'ya Natsuishi – Đinh Nhật Hạnh dịch )
Hoặc rất trẻ :
Mùi kem đánh răng 
Côđơn                                                                                                                                    Anh tìm môi em  ( Azumi Atsushi )
Rất hóm hỉnh :
Dựphần                                                                                                                                                      Xơithịtchóvàđầucừu                                                                                                          Đêm nổi loạn      ( Ban'ya Natsuishi – Đinh Nhật Hạnh dịch )
Hay rất gai góc :                                                                                                               Liệu cónênchăng                                                                                                    Vượtcáctinhvân                                                                                                        Chỉ để tìm một khu vườn đá ?  ( Kimura Toshio ) 
               *                                                                                                                                                                                                                                   Cạnh nhàga                                                                                                           Tôichạmcốc                                                                                                                       thời đại chói chang này !          (Hoshinaga Fumio )
               *
Giáo hoàng bay      
Phủbóngmình                                                                                                             Lên tòa Bạch ốc        ( Ban'ya Natsuishi – Đinh Nhật Hạnh dịch )
Nhưng một số nét đặc thù sau đây , bất kể lúc nào và ở đâu đều thấy thơ Haiku không rời bỏ . Đó là số lượng âm tiết trong một bài thơ . Là sự ngắt ý rõ nét , là khoảng trống dành cho người đọc bay , là việc hạn chế tối đa trợ từ , hư từ và việc định hướng tư duy tích cực .
Tiếng Nhật đa âm nên khái niệm âm tiết có đôi chút khác ta . Có thể đồng nhất âm tiết với một lần phát âm cho đơn giản . Vậy với từ đơn thì đó chính là một âm tiết còn từ phức hợp phải tính khác đi . Chẳng hạn “Tinh vân” là hai âm tiết . Với quy định một phiến thơ Haiku chỉ chứa không quá mười bẩy âm tiết nên điều đó tự nó buộc ta phải hạn chế tối đa sử dụng hư từ . Loại thơ này chỉ nêu giới hạn trên mà không đưa ra yêu cầu cận dưới . Bài thơ  sau chỉ vẻn vẹn  trong sáu âm tiết mà vẫn nói được rất nhiều :
SôngHồng                                                                                                             Mùalũ                                                                                                                           Mắt em  ( Phùng Gia Viên )
Những trợ từ như tính từ , hình dung từ , trạng từ … nếu không có mặt càng tốt  bởi ngoài việc nó định hướng  cảm xúc người đọc một cách lộ liễu , có lẽ một phần duyên do cũng nằm ở việc quy định số lượng âm tiết này mà nên .
          Có lẽ sự phân biệt đáng kể nhất giữa thơ Haiku và các thể khác na ná nó như “Thơ ba câu” , “Thơ ba dòng” … là ở chỗ ngắt ý . Ngắt ý không phải là ngắt câu hay ngắt dòng . Nhiều khi viết thành ba câu hay ba dòng mà vẫn chỉ là một ý . Khi đã có ba ý tường minh , cách viết không làm mất đi cái ranh độc lập của chúng .  Trở lại bài thơ “Con ếch” . Bài này có thể viết tách riêng ba ngắt ý thành ba dòng :
古池や(Furuikeya)                                                                                                            蛙飛び込む ( Kawazutobikomu)                                                                                  水の音  ( Mizu no oto)      
Hay viết liền một dòng : 古池や蛙飛込む水の音  ( furuike ya mizu no oto tobikomu kawazu) cũng không hề xóa đi hình ảnh nào về “ao xưa” , “con ếch” hay “ tiếng nước” .  Không trộn lẫn chúng với nhau thành một hình ảnh duy nhất .  Ba ngắt ý độc lập phối ngẫu để tạo nên toàn cảnh một bức tranh hoàn chỉnh . Từ bức tranh ấy toát lên ý tưởng tác giả muốn nói và muốn hướng tới . Hãy lấy thêm một bài thơ trong nội san Haiku Việt Hà nội làm ví dụ :
Vềthămmẹ                                                                                                           Bướcnhẹ                                                                                                                   Cỏ thơm      ( Lý Viễn Giao )
Bài thơ khắc họa một không gian tôn nghiêm , sinh động giữa sự sống và cái vĩnh hằng ẩn hiện đâu đó dưới màu xanh , hương thơm của lớp cỏ . Trên cái nền thiên nhiên ấy là lòng tôn kính , nâng niu niềm nỗi trong tâm linh của người con xa về thăm mộ phần đấng sinh thành . Bàn chân đặt lên thảm cỏ khẽ khàng  để không gây kinh động . Mùi cỏ gây hương như tấm lòng thơm thảo của người về  . Với bẩy âm tiết nhưng hiển hiện rất rõ ba ngắt ý . “Về thăm mẹ” ẩn chứa cái bóng của hình ảnh ngôi mộ . “Bước nhẹ” là hình ảnh người con trong không gian mà ở đó gửi gắm di hài mẹ mình . Còn “Cỏ thơm” như vai trò cầu nối giữa hai cái , cái thiêng liêng bên dưới nó và cái cung kính đang chuyển dịch trong  tĩnh ngát của nó . Khi đọc , dù ta có chủ ý ngắt ra hay không đều không làm cho ba ý , ba hình ảnh này mất đi trong nhau trở thành một ý . Cũng dùng ba hình ảnh này nhưng nếu ta viết thành :
Convềthămmẹ                                                                                                         Chânbướcnhẹ                                                                                     Trên nền thảm cỏ thơm             
Thì chỉ là một hình ảnh ngắt làm ba khúc thôi . Chẳng khác gì một câu “Con về thăm mẹ chân bước nhẹ trên nền thảm cỏ thơm” . Ba dòng này bây giờ chỉ còn là một hình ảnh . Đó là hình dáng của một người con đi trên nền cỏ khi về thăm nơi yên nghỉ của mẹ mình . Đây không phải là một bài thơ Haiku . Chính vì vậy mà đã có người mách rằng hãy đọc liền một mạch cả bài thơ , đưa về một dòng viết , nếu thấy nó chỉ như một câu , nêu lên một hình ảnh thì khi đó một trong những yếu tố làm nên thơ Haiku chưa đạt . Trong một số trường hợp dễ tính hơn , người ta có thể chấp nhận một bài thơ Haiku chỉ có hai ngắt ý . Dù sao điều này cũng làm cho bài thơ không thật sự có giá trị cao .
          Bất kỳ thể loại thơ nào , bài thơ cần dành không gian cho người đọc tự do suy tưởng . “Ý tại ngôn ngoại” mà ! Người viết định hướng tư duy để người đọc “Sáng tác” thêm càng nhiều có lẽ càng hay . Khoảng không gian này chính là “Chân không” như một số người nói hay “Hư không” mà tác giả Mai Liên dùng trong bài viết của mình ở Nội san 3 Haiku Việt Hà nội đó .
Thể loại Trường ca để khoảng không gian này ít nhất nếu không muốn nói là không có . Cũng dễ hiểu thôi . Bởi lẽ những bài thơ kể chuyện này tự thân chứa quá nhiều sự việc với hàng trăm thậm chí hàng ngàn câu . Nó có thể nói tất cả mà người đọc chỉ đóng vai tiếp nhận cũng đã đủ để hình thành một câu chuyện dài dằng dặc . Ở những thể thơ khác , cái khoảng không gian dành cho độc giả “Bay” này có thể dùng một thuật ngữ toán học là “Tỷ lệ nghịch” với độ dài bài thơ . Ngoài ra , độ cao rộng của khoảng trống ấy cũng không thể bỏ qua được cái tài , cái khéo của tác giả nữa .
Thơ Haiku , với lượng âm tiết khiêm tốn như đã biết . Lại hạn chế hư từ và trợ từ nên yêu cầu về khoảng không gian bay này trở thành yếu tố sống còn chứ không phải là nên hay không nữa . Hãy đọc lại bài thơ của Nguyễn Thánh Ngã đoạt giải nhất trong cuộc thi thơ Haiku lần thứ hai do Báo Tuổi trẻ và Lãnh sự quán Nhật bản tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức để thấy điều vừa nói :
Xóchợ                                                                                                                                          Chiếclontrống                                                                                                            Hạt mưa mồ côi
Ba hình ảnh xó chợ , chiếc lon trống và hạt mưa mồ côi đã hiệp cảnh tạo nên hình tượng một em bé ăn xin nghèo nương mình nơi góc chợ nghèo . Những nét đặc tả ấy không chỉ gợi có thế . Ta còn có thể mường tượng ra nhiều về cái đói lạnh  , nỗi cô đơn , ánh mắt và nghĩ suy của em bé ấy , của xã hội và những trách nhiệm với những câu hỏi ngổn ngang . Còn đây , bài thơ giải nhất của cuộc thi tương tự trong lần thứ ba :
Quảmướpdài                                                                                                         Conongvụtđến                                                                                                      Đâu người tình xưa
Cũng với ba ngắt ý rất rõ , rất sắc , Tôn Thất Thọ cho ta thấy hiển hiện trước mắt một quả mướp , một con ong và  một dấu hỏi . Nhưng cái khoảng  không gian suy tưởng mà anh dành cho người đọc đâu có hẹp . Đó là tình yêu , sự trở lại , sự nuối tiếc trong cõi vô thường  và không chừng ai đó còn mở rộng tư duy sang cả lĩnh vực niềm tin và hy vọng nữa cũng nên !
Đã là người cầm bút làm thơ , ai cũng phải đinh ninh viết để làm gì . Người viết hướng tư duy của chính mình và người đọc theo hướng tích cực sẽ tạo nên bài viết có giá trị . Thơ Haiku không ngoài đặc thù này nhưng hơn mọi sự thông thường , Haiku còn rõ nét những định hướng khác nữa . Đó là tính Thiền , tính nhàn , tính vô sai biệt , tính vô thường … .Những điều mà nhiều bài viết đã đề cập .
         Haiku ở đấy – Trong những ý đã nêu trên . Còn Việt ở đâu ?
Người Việt nam làm thơ với ngôn ngữ Việt , suy nghĩ Việt , địa danh và thiên nhiên Việt … .Thì đó mặc nhiên đã có quyền nói thêm chữ Việt vào sau cái tên Haiku rồi ! Nhưng nếu ta bỏ công để ý đến vần điệu , đưa hơi thở văn hóa Việt với những tinh hoa của nó trộn vào thơ Haiku thì chắc hẳn tính Việt còn cao hơn nhiều . Đọc bài thơ sau đây :
Nhưthểdaocau                                                                                                            Cắt nhau                                                                                      Vết sẹo        ( Lý Viễn Giao ) 
không hiểu  khi ta liên tưởng đến câu ca dao :
Cổ tay em trắng như ngà      
Đôi mắt em sắc như là dao cau             
Nụ cười như thể hoa ngâu         
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen . Ta có thấy nét Việt trong khúc Haiku này được nâng lên chút ít ?
Về nội dung này đã được bàn tới trong một bài của Nội san số 3 nên xin không nói nhiều thêm nữa .
          Nếu cho tôi đầy đủ nguyên liệu để làm một cái bánh , chắc rằng cái bánh đó rất khó ăn . Nhưng nếu phiếm đàm về một cái bánh ngon , chắc tôi cũng có thể tham gia được nhiều ý . Và khi ăn , tôi biết bánh có thơm ngon không . Cũng như vậy , khi viết đôi điều về Haiku Việt , tôi không nghĩ thơ của mình đã hay . Việc đưa thơ mình ra trong vài dẫn dụ chẳng qua để trốn cái tầm nhìn chưa thấu về thơ người khác đó thôi . Với một ý tưởng nhỏ nhoi , cùng mọi người đi tìm hồn cốt của thể thơ mà chúng ta đang dùng làm cớ để đến với nhau . Nếu viên gạch góp vào mà cùng mọi người dựng nên được ngôi nhà xinh xắn Haiku Việt thì đó chính là ước vọng và niềm vinh hạnh lắm cho mình rồi !




24 thg 12, 2013

Giáng sinh đêm thức

http://images03.jaovat.com/ui/10/71/61/1385351396_569747061_1-Hinh-anh-ca--Ban-cay-thong-noel-tai-ha-noi-0936070799.jpg



Sương buông trùm đêm phố lạnh
Mái Thông lấp loáng sao rơi
Đèn khuya khơi ánh mắt vui
Nhịp bước phố đêm dìu dặt

Giáo Đường vời cao ngút mắt
Lung linh Cứu Thế lòng lành
Nhiệm mầu Giọt Thánh long lanh
Ngẩn ngơ Thiên Đường mờ tỏ

Thánh ca ngọt ngào hơi thở
Ngân nga tiếng hát Đồng Trinh
Ru xa cùng giấc mơ xanh
Dâng lòng về Miền Đất Hứa

Chuông nguyện giong từ Nước Chúa
Thức chong mắt sáng Con Chiên
Tạnh lòng trong cõi an nhiên
Jesus ma con ngoại Đạo !