16 thg 8, 2018

Lịch sử phở



Trong Tự điển tiếng Việt - Bồ đào Nha - La tinh của Alexandre de Rhodes xuất bản năm 1651 không có từ "Phở". Trong Tự điển Huỳnh Tịnh Của ( biên soạn năm 1895) và Tự điển Genibrel (biên soạn 1898) cũng không có từ Phở . Danh từ Phở được chính thức ấn hành lần đầu trong cuốn Việt Nam tự điển (1930) do Hội Khai Trí Tiến Đức khởi thảo và giảng nghĩa : "Món ăn nấu bằng bánh bột gạo thái nhỏ với nước dùng bằng thịt bò hầm ". 
          Nhà Văn Nguyễn Công Hoan từng viết : “ Năm 1913…tôi trọ số 8 Hàng Hài…thỉnh thoảng, được ăn phở (hàng Phở gánh rong). Mỗi bát 2 xu (có bát 3xu, 5 xu)”. Phở rong bắt đầu thịnh hành nên bị chính quyền đánh thuế: “…họ phải mua hai hào tem thuế mỗi ngày. Như vậy có thể xem Phở xuất hiên khoảng giữa những năm 1900 đến 1913
          Người Việt ngày xưa 99% là nông dân , họ coi Bò là loài gia súc thân thương và hữu ích ( Sức Kéo ) nên không ăn thit Bò ! vì thế nói quê hương Phở bò ở Nam định miền Bắc là không hợp lý

Chuyện là : 
Năm 1910 , nhiều thanh niên Vietnam cả miền Bắc lẫn miền Nam đi lính cho Pháp. Họ phải sang mẫu quốc để phục vụ một thời gian, trong số đó có một người từng làm phụ bếp cho Toàn quyền Saigon tên Huỳnh. Đơn vị Ông Huỳnh đóng quân ở Marseille và Ông được giữ chức Bếp trưởng của binh đoàn toàn lính người An Nam . Sáng nào Ông Huỳnh cũng ra lệnh đốt bếp lò thật sớm bằng cách hô to : " Feu ! Feu ! " có nghĩa là nổi lửa lên ! để nấu súp thịt bò cho binh sĩ ăn điểm tâm với bánh mì khô . Thấy binh sĩ người Việt bỏ ăn sáng hơi nhiều Ông Huỳnh bèn nghĩ ra một món mới, hy vọng anh em binh sĩ An Nam sẽ cảm thấy dễ nuốt hơn, Sau khi được các "Xếp Tây " cho phép, Ông bèn lấy nước Súp bò của Tây... cho hầm chung với quế, hồi, gừng,. Riêng " bánh tài phảnh " mua của người Tàu bán ở Khu Chinois rồi Ông Huỳnh nêm thêm nước mắm vào Soupe cùng với hành... ngò rí.....hành tây ... cho hợp khẩu vị Việtnam tuyệt vời thay, Ở xứ lạ quê người , buổi sáng trời lạnh như cắt da, mà lại được ăn một bát súp "hù tíu bò" nóng hổi ngào ngạt đậm mùi quê hương thay vì ăn bánh mì Tây quá ư nhạt nhẽo ! binh sĩ An Nam ủng hộ Chef Huỳnh hết mình .....Nấu bao nhiêu cũng hết ! Các Sĩ quan Pháp thấy vậy đòi ăn thử , ai cũng tấm tắc khen ngon rồi thắc mắc : " Tên món này là món gì mà sáng nào Monsieur Huỳnh cũng ra lệnh Feu Feu vậy ?" Không chần chừ Ông Huỳnh trả lời : Thưa Xếp tên nó là Phở (Feu) đấy ! 
          PHỞ ra đời năm ấy, năm 1910, được Tây lẫn Ta yêu thích và chết tên "Feu" từ đó...Khi muốn ăn , Sĩ quan Tây chỉ cần nói " Feu Feu " là có tô phở bò hầm kiểu An Nam nóng hổi khói bốc nghi ngút..theo gió,thơm lừng cả doanh trại.
Nhiều binh lính An Nam nhà ở Hanoi sau khi giải ngũ về đã lấy Phở gánh với tiếng rao : Feu....ớ ..làm kế sinh nhai, thực khách là lính Tây và kiều dân Pháp. Dân Hanoi cũng ăn thử và "mê tít" món Feu từ đó !
          Ở Dalat năm 1930 có phở Gare xe lửa là tiêm Phở Bò đầu tiên của Dalat do con Ông Huỳnh ( Chef ) làm chủ . Chữ Tô Xe lửa ( Tô lớn ) từ đây mà ra . Phở Gare Dalat sau 1960 dời vế Phú Nhuận Saigon lấy tên là Phở Bắc Huỳnh 
          Ở Saigon trước năm 1940 có tiệm Phở Turc là tiệm Phở đầu tiên Chủ tiệm cũng là dân đi lính Tây giải ngũ về , Ông này nói tiếng Pháp giỏi nên có nhiều khách Tây đến ăn ...
          (Theo lời kể của Ông Võ Văn Côn,nguyên là Chef Bếp Việt của Vua Bảo Đại.)
  




 


9 thg 8, 2018

Đọc sách





"Trên chuyến bay đến Thượng Hải, vào giờ ngủ, khoang máy bay đã tắt đèn, tôi phát hiện những người còn thức chơi IPad hầu hết là người châu Á, hơn nữa họ đều đang chơi game hoặc xem phim. Thật ra ngay từ khi ở sân bay quốc tế Frankfurt, tôi thấy phần lớn hành khách người Đức đang yên tĩnh đọc sách hay làm việc, còn đa số khách châu Á đi lại mua sắm hoặc cười nói so sánh giá cả.
Nhiều người châu Á hiện nay dường như không thể kiên nhẫn ngồi yên đọc sách. Có lần tôi và một người bạn Pháp cùng đợi xe ở trạm tàu hỏa, người bạn này hỏi tôi: “Tại sao người châu Á đều gọi điện thoại hoặc lướt internet chứ không ai đọc sách thế nhỉ?”. Tôi nhìn quanh, quả thật là như vậy. Mọi người đang nói chuyện điện thoại, cúi đầu đọc tin nhắn, lướt mạng xã hội hoặc chơi game. Họ bận nói chuyện ồn ào hoặc tự tỏ ra bận rộn, điều duy nhất không có là cảm giác thư thái tĩnh lặng. Họ luôn nôn nóng và dễ cáu bẳn, dễ phàn nàn, khó chịu....
          Theo truyền thông, trung bình mỗi người Trung Quốc chỉ đọc 0,7 quyển sách/năm, Việt Nam 0.8 quyển, Ấn Độ 1.2 quyển, Hàn Quốc là 7 quyển. Chỉ có Nhật Bản là có thể sánh với các nước phương Tây với 40 quyển/năm, riêng người Nga là 55 quyển. Năm 2015, 44,6% người Đức đọc ít nhất một cuốn sách mỗi tuần. Con số tương tự ở các nước Bắc Âu.
Ở các thành phố và thị trấn lớn nhỏ tại Trung Quốc, loại hình giải trí phổ biến nhất phải kể đến là quán mạt chược, quán ăn uống và tiệm internet. Bất kể trong tiệm net hay phòng vi tính của nhà trường, phần lớn sinh viên lướt mạng xã hội, chat hoặc chơi game. Số học sinh tra cứu tài liệu trên mạng rất ít ỏi. Còn các vị quản lý, ví dụ doanh nghiệp, cả ngày bận rộn ứng phó với các bản kiểm điểm, tiếp khách, ăn uống…nên tôi hỏi thì họ nói chưa đọc sách kể từ lúc rời ghế nhà trường.
Nguyên nhân không thích đọc sách, thống kê cho thấy có 3 phương diện chính.
               - Một là trình độ văn hoá (không phải học vấn) của người dân thấp. Tò mò chuyện người khác nhiều nên luôn cập nhật mạng xã hội và nhu cầu giao tiếp lớn, họ luôn nói nhiều khi gặp nhau, và chat cả ngày không chán.
               - Hai là từ nhỏ không được dưỡng thành thói quen tốt trong việc đọc sách. Do gia đình cha mẹ không đọc sách (trừ người không biết chữ và lao động chân tay quá cực khổ). Nên nhớ, tính cách một đứa trẻ hình thành chủ yếu từ gia đình.
               - Ba là “giáo dục kiểu thi cử”, khiến cho trẻ nhỏ không có thời gian và tinh lực để đọc các loại sách bên ngoài. Hình thành thói quen học xong có bằng cấp thì ngưng đọc. Đọc nếu có, chỉ để đi thi.
Trên thế giới có hai quốc gia thích đọc sách nhất là Israel và Hungary. Ở Israel, trung bình mỗi năm người dân đọc 64 quyển. Ngay từ khi trẻ nhỏ bắt đầu biết nhận thức, hầu như mỗi bà mẹ đều nghiêm túc dạy bảo con: “Sách là nơi cất giữ trí tuệ, còn quý hơn tiền bạc, châu báu, và trí tuệ là thứ mà không ai có thể cướp đi được. Làm gì thì làm, con phải đọc sách mới đi ngủ".
          Người Do Thái là dân tộc duy nhất trên thế giới không có người mù chữ, ngay cả người ăn xin cũng luôn có quyển sách bên cạnh. Trong mắt họ, đọc sách báo là một phẩm chất tốt để đánh giá con người.
Trong ngày Sabbath (ngày lễ nghỉ ngơi), tất cả người Do Thái đều dừng các hoạt động. Các cửa hàng, quán ăn, những khu vui chơi đều phải đóng cửa, các phương tiện giao thông cũng ngừng hoạt động, ngay cả các công ty hàng không đều ngừng bay, người dân chỉ có thể ở nhà nghỉ ngơi hoặc cầu nguyện. Nhưng có một ngoại lệ, tất cả nhà sách trên toàn quốc vẫn được mở cửa. Trong ngày này, mọi người đến đây đều yên lặng đọc sách.
Hungary có gần 20.000 thư viện, bình quân 500 người lại có một thư viện, đi thư viện cũng bằng đi cà phê hay siêu thị. Hungary cũng là quốc gia có số người đọc sách nhiều nhất thế giới, hàng năm có đến hơn 5 triệu người thường xuyên đọc sách, vượt quá 1/4 dân số nước này.
          Tri thức là sức mạnh, tri thức chính là tài sản. Một đất nước hay một cá nhân coi trọng việc đọc sách và tích lũy tri thức từ sách đương nhiên sẽ được hậu đãi. Bất luận họ làm ngành nghề gì, người đọc sách nhiều đều có một cách tư duy rất khác và dù không có thành tựu rực rỡ thì họ vẫn một đẳng cấp rất riêng. Có nhiều dân tộc rất giàu nhưng không văn minh. Tương tự nhiều cá nhân rất nhiều tiền nhưng không thể sang được. Chỉ vì họ thiếu chiều sâu của tri thức.
Dân số Isael thưa thớt, nhưng nhân tài vô số. Lịch sử xây dựng đất nước tuy ngắn, nhưng đã có 8 người đoạt giải Nobel. Thiên nhiên Isael khắc nghiệt, phần lớn đất đai là sa mạc, nhưng họ lại có thể biến đất nước mình thành một ốc đảo xanh tươi, lương thực sản xuất không chỉ đủ cung cấp trong nước, mà còn xuất khẩu một lượng lớn. Xã hội Israel trật tự quy củ và người Israel được tôn trọng trên khắp thế giới.
Các giải thưởng Nobel mà Hungary nhận được thuộc về nhiều lĩnh vực như: vật lý, hóa học, y học, kinh tế, văn học, hòa bình, v.v….Nếu so với dân số, Hungary là “quốc gia của giải thưởng Nobel”. Phát minh của họ rất nhiều, có thể nói là không sao đếm xuể, từ những vật phẩm nhỏ bé, cho đến những sản phẩm công nghệ cao. Một quốc gia nhỏ bé vì yêu sách mà có được trí tuệ và sức mạnh, hơn hết là sự văn minh vượt bậc. Hungagry là quốc gia Đông Âu vô cùng sạch sẽ, xinh đẹp và đời sống tinh thần mười mấy triệu dân Hung không khác gì các nước Bắc Âu.
           Một vị học giả lớn từng nói: “Lịch sử phát triển tư tưởng của một người chính là lịch sử đọc sách của người đó. Một xã hội sẽ phát triển hay tụt hậu, là dựa vào quốc gia có ai đang đọc sách, đọc những sách gì. Sách không chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân, nó còn ảnh hưởng đến toàn xã hội. Hãy nhớ: Một dân tộc không đọc sách là một dân tộc không có hy vọng.
          Và một người trẻ cũng vậy".







2 thg 8, 2018

Thuyền trên phố



-         Có khi nào không còn cảnh thuyền bơi trên phố như thế này không hả ông ?
-         Có chứ, ông thiếu niềm tin đến thế kia à ?
-         Vậy thì điều ấy khi nào xẩy ra, có nhanh không ?
-        Cũng còn tùy thuộc nhiều yếu tố ông ạ. Khi nào trời không mưa nữa hoặc mưa in ít thì hiện tượng này chấm dứt thôi !
-    ! ?

26 thg 7, 2018

Hào khí Bạch Đằng giang




          Cứ ngân nga hoài bên tai khúc Bạch Đằng Giang phú của Trương Hán Siêu. Cứ lung linh ngời ngời trước mắt vế đối của thám hoa Giang Văn Minh khi đi sứ Bắc quốc. Lòng tự nhủ sẽ có một lần mục sở thị nơi mang hào khí đằng đằng của những thời giữ nước xa xưa ấy. Dịp may đã đến khi thành phố Hải Phòng tôn tạo một quần thể di tích mang tên dòng sông không to mà rất lớn này. Với chiều dài vừa phải và bề rộng khá khiêm tốn nhưng đã đủ lưu lại cho hôm nay và mai sau những chiến tích rạng ngời của ba vị anh hùng dân tộc mà tên tuổi gắn với dòng sông thiêng. Hãy đọc trong các miếu thờ, hãy chiêm ngưỡng ba pho tượng lẫm lẫm oai phong của Ngô Quyền, Lê Hoàn và Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn để sưởi ấm lòng tự hào, nối dài ý chí quật cường cho muôn sau. Khách bốn phương nườm nượp như trẩy hội. có lẽ không nên gọi là du khách mà dường như đây là dòng người hành hương ! Họ tìm về một dĩ vãng linh thiêng, tìm về bóng dáng những “Giáo gẫy đầy sông, cốt khô đầy gò…” (Trương Hán Siêu) hay “…Huyết do hồng” (Giang Văn Minh) để thắp ngọn lửa say trong lòng. Vẫn còn đây ít nhiều cọc gỗ làm chứng tích. Dẫu chẳng còn dấu vân tay những “Sĩ tốt tì hổ” song vẫn gân guốc thớ gỗ trơ bóng cùng thời gian, trường tồn với non sông . Lặng ngắm cửa Sông Đằng, nơi những chiến thuyền quân xâm lược bẻ lái chui vào ma trận để không có ngày về mà lòng cứ khơi khơi thức dậy những “Trắng xóa sóng kình muôn dặm”, “Đất trời lộn sắc” (Trương Hán Siêu).
          Đi suốt quần thể di tích mới hay, tiêu chí văn minh của tụ điểm này quả bất hư truyền. Nhiều lĩnh vực róng loa ba không như một trò viễn tưởng thì ở đây Hải Phòng làm được. Không người hành khất, không bán hàng rong và không thu tiền dịch vụ giữ xe. Điều này tưởng chẳng lớn lao gì nhưng hãy cứ thử  làm đi mà xem độ gắng sức phải là bao nhiêu.
          Thiển  nghĩ, với tên gọi “Khu di tích Bạch Đằng Giang”, có lẽ chỉ nên quy tụ những gì liên quan đến chiến công trên dòng sông huyền thoại này trong ba cuộc chiến thắng quân xâm lược Nam Hán, Tống và Nguyên với miếu thờ, tượng đài của ba vị anh hừng dân tộc tiêu biểu cho những chiến tích ấy là đủ và gọn. Đạo Phật mênh mông đã hiển hiện trong biết bao kim cổ tự. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã lưu ngọc thi trong Lăng và hệ thống tượng đài, nhà lưu niệm khắp nước. Những thần tượng vĩ đại ấy nên chăng xen vào khu di tích này ?
          Lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam là chuỗi dài những chiến công hiển hách. Thời cận đại và hiện đại nhiều khu di tích vẫn còn nguyên đó. Với thời xa xưa, Hải Phòng đã như những bước đi đầu. Hy vọng sẽ còn được hành hương về chiêm bái nhiều khu di tích như thế trong thời gian không xa.  


         

19 thg 7, 2018

Hồ Lăk




Sương rắc bạc loang loang gương Hồ Lăk
Mây cao nguyên dắt díu rủ rê về
Voi lội bãi bành đung đưa ngúc ngắc
Cả miền xanh ăm ắp gió cà phê.

          (Một hồ tự nhiên lớn ở Đăk Lăk)