16 thg 5, 2013

Hiện tượng đẩy ngữ nghĩa "cao" lên !

http://www.fagor.com.vn/upload_images/110929bai4a1(2).jpg



          Có nhiều trường hợp muốn khảng định ý ngĩa của một từ hay một câu theo hướng mạnh hơn , nặng hơn , gây ấn tượng hơn người ta đã dùng cách thêm vào từ cũ , câu cũ những thành phần khác . Hiện tượng này rất phổ biến trong ngôn ngữ giao tiếp dân gian .
          Nói đến “ Tết ” thì mọi trường hợp đều hàm ý vui rồi . Đặc biệt tết
nguyên đán . Ngày xưa cuộc sống khó khăn . Người lao động quanh năm vất vả chỉ chờ tết đến mới được nghỉ ngơi , ăn ngon , mặc đẹp hơn . Nhiều công việc lấy cái mốc tết để hoàn thành . Đối với trẻ con thì khỏi cần nói chúng háo hức mong tết đến nhường nào . Chính vì vậy mọi người đều chờ tết . Sự chờ đợi nào mà chẳng dài đằng đẵng . Thế rồi cụm từ “Có mà chờ đến tết” hay “Đến tết nhé”...xuất hiện như một cách cho biết rằng“Còn lâu”.Không chịu dừng ở đó.Để khảng định hơn tính còn lâu này , người ta thêm vào để thành nào là “Tết Tây”,“Tết Tây đen”,“Tết Tây Công Gô”...cho độc đáo hơn,vui tai hơn .
          Nói đến “ Ngu ” người ta hay lấy loài vật để ám chỉ . Thường là bò hoặc lợn . “ Ngu như bò ” . Nhưng chưa thỏa mãn lắm . Phải là “ Bò I-Pha Nho ” mới sướng tai vì loại bò tót này ngu đến nỗi cứ lao vào tấm vải mầu mà húc chí mạng . Vậy mới có câu “ Ngu như bò I-Pha- nho” là thế !
          Còn nói đến “ Dốt ” bảo “ Dốt đặc ” là được chứ gì . Vì đầu óc đặc sệt nên không có chỗ cho nhận thức , tri thức . Thế nhưng để nâng cao “ độ đặc ” ấy lên người ta thêm vào “ cán mai ” . Chưa đủ , phải là “ cán mai táu ” mới đặc , mới chắc  . Thế là thành câu dài hơn một từ “ Dốt ” nhiều . “ Dốt đặc cán mai táu ”
          Những trường hợp trên nằm trong phạm vi ngôn ngữ giao tiếp dân gian . Đôi lúc trong những câu với ý nghĩa rộng lớn hơn , trường hợp sử dụng nghiêm túc hơn cũng có xu hướng “ đẩy cao ” ý nghĩa sử dụng lên . Chẳng hạn , thành ngữ “ Lá lành đùm lá rách ” được bổ sung thêm vào “ Lá rách ít đùm lá rách nhiều ” để nâng độ đùm bọc lên . Trong kháng chiến chống Mỹ , khẩu hiệu “ Thóc không thiếu một cân , quân không thiếu một người ” được một số địa phương nâng lên “ Thóc thừa cân , quân thừa người ” để nâng cao quyết tâm lên .
     Tản mạn đôi điều như trên để khảng định một hiện tượng trong quá trình phát triển ngôn ngữ chắc rằng không phải chỉ riêng tiếng Việt .



6 nhận xét:

  1. "Nhanh như sóc,chậm như rùa,nhát như thỏ đế,lạnh như tiền "có phải nằm trong trường hợp này không hả anh.Không đúng cũng được tem vàng rồi nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhanh như sóc ... rừng xnh ... Châu Phi ! Cảm ơn Bạn Hồng Đoan tham gia bàn luận !

      Xóa
  2. "Chờ đến tết" đã lâu rồi,nhưng"Chờ đến Tết Ma-róc" thì hầu như chẳng xảy ra nữa."Làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm"triệt để bằng "làm thêm giờ nghỉ"....
    Chúc bác cuối tuần đầy an vui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó chính là sự nâng cao ngữ nghĩa mà ta đang bàn . Cảm ơn Chú Quỳnh !

      Xóa
  3. Thế còn để HẠ XUỐNG có cách gì không anh?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì hì ! Hạ xuống thì có cách là ... bớt chữ đi ! Rất lý thú Song Thu à !

      Xóa