Cây lạ (Tiếp theo)
Euphorbia.
Stapelia.
Boophone Haemanthoides.
Kalanchoe.
Thông xanh vẫn lợp phù vân tinh cầu
Tuyết băng vẫn trắng tóc râu
Nghe thôi trinh nữ bên lầu thánh ca *
* Không tập trung dàn đồng ca
trinh nữ ở thánh đường
Mountain Blue Bird.
South Philippine Dwarf Kingfisher.
Chen vai hoa lướt phố xa
Ấp e hoa nép kiêu sa trước
thềm
Thẹn thùng hoa ngước trời
êm
Theo ta những bước hoa mềm
trao hương
1. Nhà thờ Las Lajas Sanctuary ở Nariño – Colombia.
2. Nhà hoa sen - Trung Quốc.
3. Tòa nhà Cubic - Hà Lan.
VUA HÀM NGHI
Vị vua duy nhất của
triều Nguyễn chỉ lấy một vợ, không lập thứ phi. Tuy lấy một người vợ Pháp, ông
vẫn mặc áo dài, khăn đóng như khi ở quê nhà và vẫn dạy con nhớ về quê hương bản
xứ. Ông đã từng nói với các con mình: “Các con chưa thể là một người Việt tốt,
thì hãy là một người Pháp tốt”.
Vua Hàm Nghi tên húy
là Nguyễn Phúc Ưng Lịch (sinh năm 1872). Ông là con thứ 5 của Kiên Thái Vương
Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Thanh Nhàn. Ông là em ruột của vua Kiến
Phúc và vua Đồng Khánh. Gia đình Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai có lẽ là
một trong những gia đình vương gia đặc biệt nhất trong lịch sử khi có tới 3
người con đã từng lên ngôi vua.
Chỉ có điều lên ngôi
giữa thời loạn lạc, nên vì lý do này, lý do khác mà thời gian tại vị của cả ba
vị vua này đều tương đối ngắn ngủi. Hiện nay, tại Kiên Thái Vương phủ nằm trên
đường Phan Đình Phùng (Thành phố Huế), những hậu duệ trong gia đình Kiên Thái
Vương vẫn thờ Vua Hàm Nghi và một số vị vua khác của triều Nguyễn.
Nguyễn Phúc Ưng Lịch
từ nhỏ đã cùng mẹ ruột sống ở ngoài phủ. Tuổi thơ của ông trải qua cảnh dân dã,
bần hàn, chứ không được nuôi dạy trong xa hoa, phú quý.
Trước khi Vua Hàm Nghi
lên ngôi, các vị vua trước đó đều có tư tưởng nhún nhường với Pháp. Đó chính là
lý do mà các đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết quyết định đưa Nguyễn
Phúc Ưng Lịch lên ngôi vua với niềm tin rằng, một vị vua trẻ, chưa bị nhiễm các
thói xa hoa, phù phiếm sẽ vẫn còn giữ được tinh thần tự tôn dân tộc, sẽ chịu
đựng được gian khổ và kiên cường cùng nhân dân đứng lên chống Pháp.
Chuyện kể lại rằng năm
Ưng Lịch 13 tuổi, Tôn Thất Thuyết sai sứ giả đến đón ông về để lên ngôi vua.
Lúc đó, Ưng Lịch còn hoảng sợ, không dám mặc áo mũ được sứ giả dâng lên. Ngày 2
tháng 8 năm 1884, Ưng Lịch làm lễ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Hàm Nghi.
Khi lên ngôi, Vua Hàm Nghi mới 13 tuổi.
Tuy lên ngôi từ lúc
rất nhỏ tuổi, nhưng có lẽ vì chịu ảnh hưởng của các Phụ chính Đại thần như Tôn
Thất Thuyết, nên từ nhỏ Vua Hàm Nghi đã sớm có tinh thần yêu nước, căm thù giặc
Pháp. Năm 1885, ông theo Tôn Thất Thuyết chạy về vùng Tuyên Hóa, Quảng Bình,
chịu không biết bao nhiêu đói khổ, bệnh tật và thời tiết khắc nghiệt để chống
Pháp.
Nhưng càng chịu đựng
gian khổ nhiều, tinh thần yêu nước của vị vua trẻ càng mãnh liệt. Ông đã viết
Chiếu Cần Vương, kêu gọi các sĩ phu yêu nước và nhân dân nổi dậy chống Pháp
dành độc lập. Chiếu Cần Vương được Vua Hàm Nghi viết ngay tại vùng Tân Sở.
Là một vị vua trẻ, can
đảm, dám từ bỏ vinh hoa phú quý để vào vùng rừng núi nuôi chí chống Pháp nên
Vua Hàm Nghi nhận được sự ủng hộ đông đảo của các sĩ phu yêu nước và quần chúng
nhân dân. Chiếu Cần Vương do ông viết đã tạo ra được một phong trào Cần Vương
vô cùng rầm rộ những năm sau này, khiến thực dân Pháp không ít lần đau đầu tìm
cách dẹp bỏ.
Thực dân Pháp đã nhiều
lần mua chuộc Vua Hàm Nghi, nhưng ông đều từ chối. Ông nói: “Ta ưa chết trong
rừng hơn là về làm vua mà ở trong vòng cương tỏa". Chính vì thế mà thực
dân Pháp đã tìm kế bắt ông. Năm 1888, Vua Hàm Nghi bị Trương Quang Ngọc, kẻ hầu
cận cho ông làm phản. Bọn chúng đã bắt Vua Hàm Nghi đưa về nộp cho Pháp. Khi đó
Vua Hàm Nghi mới 17 tuổi. Để ngăn chặn tầm ảnh hưởng của Vua Hàm Nghi đối với
phong trào Cần Vương đang nổi dậy khắp nơi, thực dân Pháp đã đày Vua Hàm Nghi
sang Algerie.
Thượng tuần tháng
Giêng năm 1889, Vua Hàm Nghi bị Pháp đưa sang Algerie trên một chiếc tàu Pháp
mang tên Biên Hòa. Nơi dừng chân của ông là Alger, thủ đô của Algerie. Tại đây,
Vua Hàm Nghi bị giam lỏng cách Alger chừng vài cây số. Đây là một vùng hoang dã
trên dãy đồi Mustapha Supereur. Vua Hàm Nghi sống trong một villa nhỏ ở đây, có
tên gọi là Villa des pins hay còn gọi là Biệt thự Tùng Hiên. Đó là một ngôi
biệt thự nhỏ xung quanh có sân rộng, có vườn hoa và đường đi vào nhà có hai
rặng thông.
Lúc mới bị đày sang
Algerie, Vua Hàm Nghi kiên quyết không chịu học tiếng Pháp vì cho rằng học
tiếng Pháp là mặc nhiên thừa nhận lũ thực dân đã cướp nước mình. Mọi việc giao
tiếp, trò chuyện với những người xung quanh ở Algerie, Vua Hàm Nghi đều thông
qua một người phiên dịch. Nhưng sau vài năm sống ở Algerie, ông nhận ra rằng
Algerie tuy là thuộc địa của Pháp nhưng người dân bản địa ở đây đều là những
người rất thân thiện, gần gũi và tốt bụng, hoàn toàn không mang những âm mưu,
lòng dạ thâm độc như những tên thực dân sang xâm chiếm Việt Nam.
Chỉ sau một thời gian
học tiếng Pháp, ông đã nói thông thạo như người Pháp và ngày càng kết bạn được
với nhiều người sống ở Algerie. Tuy là một vị vua bị lưu đày và bị thực dân
Pháp cho người theo dõi, quản thúc, nhưng sự xuất hiện của Vua Hàm Nghi ở xứ sở
thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi vẫn là một sự kiện lớn, gây chú ý cho những người
dân sống ở đây. Ông được chính quyền và nhân dân ở đây chào đón rất nhiệt liệt.
Sau này, chính vì tư cách của ông, một cốt cách nhã nhặn, hài hòa nhưng vô cùng
mạnh mẽ mà ông càng được người dân bản quán yêu quý.
Sau vài năm sống ở
đây, Vua Hàm Nghi đã quen với nhiều trí thức cũng như văn nghệ sĩ tại Alger. Ở
tuổi ngoài 20, ông đã thường xuyên sinh hoạt trong môi trường này. Cũng chính
trong hoàn cảnh đó, Vua Hàm Nghi bắt đầu phát huy được năng khiếu nghệ thuật
của mình. Ông học vẽ, học chụp ảnh và tham gia vào nhiều cuộc triển lãm. Nhờ
tài hoa của mình nên ở Alger, Vua Hàm Nghi được giới thượng lưu trí thức ngưỡng
mộ, bất kể ông là một người da vàng bị lưu đày.
Cùng quãng thời gian
Vua Hàm Nghi bị lưu đày sang Alger, một vị thẩm phán tên là Francois Laloe cũng
được điều từ nước Pháp sang giữ chức vụ Chánh Biện lý Tòa Thượng thẩm Alger.
Ông Francois Laloe là người thuộc dòng dõi quý tộc lớn tại miền nam nước Pháp.
Ở Pháp, ông được xếp vào tầng lớp quý tộc được trọng vọng. Khi sang Alger, ông
cũng được giới quý tộc ở đây tôn kính và là người có tiếng nói, có ảnh hưởng
trong vùng.
Chánh Biện lý Tòa
Thượng thẩm Francois Laloa góa vợ. Ông chỉ có một cô con gái tên là Marcelle
Laloe, lúc sang Algerie mới khoảng 16 tuổi. Là một trong những trí thức lớn,
một viên chức đứng đầu của ngành Tư pháp ở xứ thuộc địa, trong quãng thời gian
sống ở Algerie, ông Francois Laloe thường xuyên góp mặt vào những buổi sinh
hoạt văn hóa-văn nghệ dành cho giới thượng lưu ở Thủ đô Alger được tổ chức tại
gia đình bà Nam tước De Vialar. Đây là một gia đình rất thân thiết và quý mến
Vua Hàm Nghi, nơi Vua Hàm Nghi thường xuyên qua lại, thậm chí còn sinh hoạt ở
đó.
Nhờ mối quan hệ thân
tình này, cũng vốn là người được số đông trong giới thượng lưu ở Alger yêu quý,
nên vua Hàm Nghi và gia đình ông Francois Laloe nhanh chóng trở nên thân thiết
với nhau. Là người có tư tưởng tiến bộ, ông Francois Laloe đã rất khuyến khích
cô con gái trẻ tuổi của mình trò chuyện giao lưu với Vua Hàm Nghi – một người
dân một nước thuộc địa của Pháp đang bị lưu đày nhưng có xuất thân hoàng tộc
cao quý và hơn cả là có một nhân cách đẹp, một tâm hồn đẹp.
Tuy Vua Hàm Nghi hơn
Marcelle Laloe 13 tuổi, nhưng không vì thế mà khoảng cách tuổi tác trở thành
rào cản đối với họ. Được tiếp xúc với Vua Hàm Nghi nhiều lần trong những buổi
sinh hoạt tại biệt thự của bà Nam tước De Vialar, Marcelle Laloe ngày càng có
cảm tình với Vua Hàm Nghi. Dần dần, tình cảm của Marcelle Laloe và Vua Hàm Nghi
ngày càng trở nên sâu đậm.
Tuy ông Francois Laloe
có xuất thân quý tộc Pháp, nhưng mối quan hệ này của cô con gái duy nhất được
ông vô cùng ủng hộ. Chỉ một thời gian sau đó, ông Francois Laloe đã đồng ý cho
con gái Marcelle Laloe làm lễ đính hôn với Vua Hàm Nghi.
Quãng thời gian Vua
Hàm Nghi và cô Marcelle Laloe mới nảy sinh tình cảm, người dân xứ Bắc Phi
thường nhìn thấy Vua Hàm Nghi và Marcelle ngồi trên chiếc xe song mã và cùng đi
chơi. Nếu Marcelle mặc trang phục của một cô gái phương Tây, thì Vua Hàm Nghi
mặc trang phục truyền thống của Việt Nam: áo dài, khăn xếp.
Một cô gái da trắng và
một chàng trai da vàng, với hai lối phục trang hết sức khác nhau, thường xuyên
đi dạo trên cỗ xe song mã, đã để lại nhiều ấn tượng khó quên đối với người dân
bản xứ khi đó. Nhưng không vì thế mà hai người không trở nên đẹp đôi trong mắt
mọi người.
Ngày 4/11/1904, 15 năm
sau khi bị lưu đày sang Algerie, Vua Hàm Nghi kết hôn với Marcelle Laloe, con
gái của ông Francois Laloe. Hôn lễ được tổ chức trọng thể và sang trọng tại
Thánh đường của Tòa Tổng Giám mục Alger, với sự góp mặt của đông đảo tầng lớp
thượng lưu, trí thức tại đây. Ông Francois Laloe là người đứng ra làm chủ hôn
cho đám cưới của con gái và cựu Hoàng xứ An Nam.
Vua Hàm Nghi trở thành
vị vua đầu tiên của triều Nguyễn, cũng là vị vua đầu tiên trong lịch sử phong
kiến Việt Nam kết hôn với một người phụ nữ phương Tây. Trong lễ thành hôn của
Vua Hàm Nghi và Marcelle Laloe, khi cô dâu Marcelle vận một chiếc váy cưới lộng
lẫy thì Vua Hàm Nghi vẫn mặc đúng chiếc áo dài đen cổ truyền của quê hương, đầu
đội khăn xếp.
Chính vị Tổng Giám mục
Alger là người đã ban phép lành cho Vua Hàm Nghi và Marcelle Laloe. Kể từ đó,
Marcelle Laloa trở thành La Princesse d’Annam – tức là “Vương phi của nước An
Nam”, hay “Vợ của vua An Nam” (vì theo truyền thống của nhà Nguyễn trước đó, vợ
của vua không được lập là hoàng hậu, chỉ được lập là vương phi. Đến thời vua
Bảo Đại, do hoàn cảnh bắt buộc, Bảo Đại mới phải lập bà Nam Phương làm Nam
Phương Hoàng hậu).
Đám cưới của Vua Hàm
Nghi và Marcelle năm 1904 được xem là một sự kiện lớn và vô cùng đặc biệt tại
Alger, một sự kết hợp đặc biệt giữa một cô gái có xuất thân quý tộc Pháp và một
vị vua của một nước thuộc địa Pháp bị lưu đày. Rất nhiều người dân ở Thủ đô
Alger đặc biệt quan tâm đến sự kiện này. Họ đã kéo nhau đến đứng xung quanh khu
vực nhà thờ để tận mắt chứng kiến lễ cưới và chiêm ngưỡng đôi vợ chồng trẻ khi
họ bước ra khỏi thánh đường.
Sau khi kết hôn, Vua
Hàm Nghi và bà Marcelle Laloe sống rất hạnh phúc. Hai ông bà rất yêu thương và
tôn trọng nhau. Bà Marcelle Laloe theo Thiên Chúa giáo, còn Vua Hàm Nghi vẫn
theo Đạo Phật chứ không cải đạo theo vợ. Ông vẫn ăn vận theo lối cũ và sống
theo lối của một người phương Đông. Nhưng ông vô cùng tôn trọng tín ngưỡng của
vợ và vẫn thường đưa bà đi lễ ở Nhà thờ Thánh Philippe, nhà thờ của Tòa Tổng
Giám mục Alger. Thỉnh thoảng, Vua Hàm Nghi vẫn viết thư về Huế thông báo tình
hình với người thân và nhờ mua cau trầu, thuốc lá gửi sang.
Vua Hàm Nghi và bà
Marcelle Laloe sinh được 3 người con. Người con đầu của ông bà là Công chúa Như
Mai (1905 – 1999), người con thứ hai là Công chúa Như Lý (1908 – 2005), người
con thứ ba là Hoàng Tử Minh Đức (1910 – 1990). Cả 3 người con của Vua Hàm Nghi
đều sinh ra và lớn lên tại Alger.
Dù không thể đưa các
con trai, con gái của mình về quê hương, nhưng vua Hàm Nghi vẫn dạy con cái mọi
điều về lịch sử Việt Nam, về truyền thống yêu nước và những lần chống ngoại xâm
kiên cường của người Việt. Ông cũng không quên kể cho con cái nghe về các đời
vua triều Nguyễn và câu chuyện lưu lạc của cuộc đời mình. Ở Alger, khi nói
chuyện với những người hầu cận là người Việt Nam, vua Hàm Nghi vẫn dùng tiếng
Việt. Ông thường nói với con cái mình rằng: “Các con chưa thể là một người Việt
Nam tốt thì trước hết hãy là một người Pháp tốt”.
Sự dạy dỗ con cái chỉn
chu của Vua Hàm Nghi đã được thể hiện ở chính nhân cách đẹp cũng như sự giỏi
giang và lòng tự trọng của con cái ông sau này. Hoàng tử Minh Đức (người con
trai duy nhất của vua Hàm Nghi) khi lớn lên đã vào học tại trường Võ bị, rồi
phục vụ trong quân đội Pháp.
Tuy nhiên năm 1946,
khi nhận được lệnh sang Đông Dương làm nhiệm vụ, Hoàng tử Minh Đức đã kiên
quyết từ chối. Hoàng tử Minh Đức đã nói: “Tôi không thể cầm súng bắn lại đồng
bào tôi. Nếu Chính phủ Pháp muốn đưa tôi ra trước tòa án quân sự thì tôi phải
chịu. Nhưng tôi không thể đi sang Việt Nam đánh giặc cho người Pháp và chống
lại người Việt Nam”. Sau này, người Pháp đã đưa Hoàng tử Minh Đức sang phục vụ
cho một đơn vị lính Lê Dương ở Algerie.
Ông về hưu với quân
hàm Đại tá. Hoàng tử Minh Đức có lập gia đình nhưng không có con, ông mất năm
1990, thọ 80 tuổi. Qua cách ứng xử của Hoàng tử Minh Đức, người ta có thể thấy
tinh thần khẳng khái của Vua Hàm Nghi một thời, khi ông đã từ chối mọi ngai
vàng, mọi phú quý để cùng nhân dân đánh giặc. Dù ở hoàn cảnh khác nhau, vị thế
khác nhau, nhưng Hoàng tử Minh Đức đã chứng tỏ mình đã được Vua Hàm Nghi nuôi
dạy, giáo dục cặn kẽ, để không làm những việc trái với đạo lý, phản bội nhân
dân.
Vua Hàm Nghi có 3
người con, thì cả 3 người đều thành đạt. Người con đầu của Vua Hàm Nghi là Công
chúa Như Mai là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đỗ Thạc sĩ Nông Lâm, mà lại đỗ
Thủ khoa. Giống như cha mình, Công chúa Như Mai thường phục sức theo kiểu phụ
nữ Việt Nam. Công chúa Như Mai là một hiện tượng được báo chí Pháp vô cùng quan
tâm. Có lần một nhà báo Pháp hỏi Công chúa Như Mai vì sao lại ăn mặc như thế,
Công chúa đáp lại: “Ăn mặc như thế là thể theo ý muốn của Vua Hàm Nghi”.
Sau khi đỗ Thủ khoa
Thạc sĩ Nông Lâm, Công chúa Như Mai về Alger sống với Vua Hàm Nghi một thời
gian rồi quay trở lại Pháp sống và làm việc. Bà đi đến vùng Dordogne và
Correne, miền Trung nước Pháp, đưa những kỹ thuật trồng trọt đem giúp dân nghèo
ở vùng này và được nhân dân địa phương hết sức quý trọng. Bà không lập gia đình
mà cả đời dành cho sự nghiệp nghiên cứu và lao động. Khi còn sống, bà là một
người phụ nữ Pháp vô cùng giàu có và thường xuyên đi làm từ thiện, cứu giúp
người nghèo. Bà sống trong một lâu đài ở miền Trung nước Pháp cho đến cuối đời.
Trong số 3 người con
của Vua Hàm Nghi, người duy nhất có cơ hội trở về Việt Nam là Công chúa Như Lý.
Bà sinh năm 1908 – mất năm 2005. Công chúa Như Lý kết hôn với một quý tộc Pháp
và sống một cuộc đời sung túc trong một lâu đài ở miền Trung nước Pháp. Trong
chuyến trở về Việt Nam khi còn sống, bà đã kể về cha mình – Vua Hàm Nghi – như
một người đàn ông vô cùng tuyệt vời, yêu nước đến hơi thở cuối cùng và cũng vô
cùng yêu thương vợ con.
Ông giữ cốt cách của
một người Việt cho đến hơi thở cuối cùng. Đến tận những năm cuối đời, ông vẫn
mặc trang phục dân tộc, vẫn thường xuyên nói tiếng Việt và vẫn ăn các món ăn
Việt Nam. Công chúa Như Lý kể, vì biết không còn cơ hội quay về Việt Nam, nuôi
ước mơ đánh Pháp, nên Vua Hàm Nghi dồn hết tâm sức vào việc vẽ tranh, chụp ảnh,
sáng tác nghệ thuật.
Ông vẽ được rất nhiều
bức tranh đẹp, được giới trí thức, nghệ sĩ ở Alger đánh giá rất cao. Những bức
tranh của ông, sau khi ông mất, những người con của ông giữ lại như những kỷ
vật quan trọng của gia đình. Những bức tranh này không được các con của Vua Hàm
Nghi rao bán. Nhưng thỉnh thoảng nếu có người nào ngưỡng mộ và thân thiết với
Vua Hàm Nghi đến thăm, gia đình vẫn tặng cho họ một bức tranh của ông làm kỉ
niệm.
Theo lời kể của Công
chúa Như Lý, Vua Hàm Nghi mất vào ngày 14 tháng 1 năm 1944 tại Alger, vì căn
bệnh ung thư dạ dày. Ông mất trong đúng giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ II
đang diễn ra vô cùng ác liệt. Lúc đó tất cả những người con của Vua Hàm Nghi
đều ở Pháp và nước Pháp đang bị quân Đức của Hitler chiếm đóng nên không một
người con nào của Vua Hàm Nghi có thể rời khỏi Pháp về Alger để dự đám tang của
cha mình.
Đến tận lúc mất năm
1944, vua Hàm Nghi vẫn sống vô cùng hạnh phúc với bà Marcelle Laloe. Sau này
khi vua qua đời, bà Laloe về sống với các con ở Pháp, rồi cũng qua đời tại đây.
***
Chân dung Vua Hàm Nghi
(1871-1943) bị người Pháp lưu đày sang Algeria. Dòng chữ Hán ghi Ngài là Hoàng
đế nước An Nam. Ảnh chụp từ bộ sưu tập gia đình Amandine Dabat, cháu 5 đời của
vị Vua Việt Nam.
Nguồn: Nam kỳ
Lên núi Phượng
Hoàng
Không được thày ban cho nửa chữ
Con làm trò vọng tiếng
thời gian
Đeo nghiệp thày trên đường
lữ thứ
Chở đằm vai muôn sự đa đoan
Bước trùng vết chân xưa
gửi lại
Con men theo lối cũ thày
đi
Chợt thấy mình đôi chân
vững chãi
Dẫu đường xa gai cỏ xanh
rì
Đời chật chội thày về
với núi
Tình gửi mây nương cánh
Phượng Hoàng
Đức khơi mạch nguồn trong
sông suối
Ngọn đèn xanh tuôn chẩy hào
quang
Con đã về đây trên núi
Phượng *
Nhặt thỏi son** dưới bóng
mộ thày
Thắp nén nhang ngóng nhìn
tám hướng
Mắt dõi tìm đâu hướng
Phượng bay
* Núi Phượng Hoàng là nơi
Chu-Văn-An về ở ẩn và dậy học
* Nơi đặt mộ phần Chu Văn An rất
nhiều son. Xưa mài để “khuyên” bài
Nhìn mùa thu đi
Bước chân thơm vạt cỏ
Sắc vàng lay lá gió
Gọi nhung nhớ dâng khơi
Thu đi kìa em ơi
Có nghe buồn tắm lạnh
Mùa xưa theo ảo ảnh
Giăng mắc giữa chơi vơi
Thu đi kìa em ơi
Xòe bàn tay đếm thử
Có bao điều cất giữ
Đã tan vỡ tơi bời
Thu đi kìa em ơi
Nhón thêm vài sợi nắng
Cất về nơi thầm lặng
Cho ngày đông tuyết phơi
Thu đi kìa em ơi
Bước chân thơm vạt cỏ
Sắc vàng lay lá gió
Gọi nhung nhớ dâng khơi
Thu đi kìa em ơi
Có nghe buồn tắm lạnh
Mùa xưa theo ảo ảnh
Giăng mắc giữa chơi vơi
Thu đi kìa em ơi
Xòe bàn tay đếm thử
Có bao điều cất giữ
Đã tan vỡ tơi bời
Thu đi kìa em ơi
Nhón thêm vài sợi nắng
Cất về nơi thầm lặng
Cho ngày đông tuyết phơi
Onagadori của hoàng gia Nhật. Gà Onagadori có đuôi dài tới hơn 6m, vào thời phong kiến chỉ những quan lại cao cấp mới có dịp nhìn thấy chúng ở trong vườn ngự uyển. Chúng là những sự trang hoàng lộng lẫy cho khu vườn của nhà vua. Ngày nay, giống gà này đã được nhiều cơ sở nuôi gà ở Nhật nuôi và bán. Để cái đuôi dài 6m của chúng không bị gẫy, và luôn bóng mượt là một kỳ công. Ngoài thức ăn đặc biệt, chúng còn phải được nâng niu từ bé để tránh những nguy cơ bị hư bộ lông đặc sắc.
Gà Ba Lan. Tuy gọi là gà Ba Lan, nhưng nguồn gốc xa xôi của
chúng là từ Hà Lan. Nét đặc biệt của giống gà Ba Lan là lông ở đầu của chúng
mọc dài và tủa ra 2 bên, như những anh chàng để đầu 2 mái. Điều này là do ngay
từ bé, xương đầu của giống gà này có 1 mảnh nhô lên cao, như thể chúng đội 1
cái nón vậy.
Gà La Fleche của Pháp. Nét đặc biệt của giống gà này là cái
mào của chúng nhìn như 2 cái sừng. Hai sừng cùng với bộ lông màu đen của nó đã
khiến nhiều người gọi chúng là giống gà Satan. Tuy vậy, gà La Fleche là niềm tự
hào của nhiều người Pháp.
Chuyện về cái tên.
Xưa nay, ở bất kỳ quốc gia hay vùng
lãnh thổ nào, đều chia địa dư ra nhiều phần nhỏ để cai trị. Khi thời cục thay đổi,
việc chia lại hầu như bao giờ cũng xẩy ra; đôi khi dưới cùng một thể chế nhưng
do yêu cầu, tính toán của giới cầm quyền cũng có những đổi thay về địa lý, địa
danh cần thiết.
Ở Việt Nam ta, mấy năm trở lại đây,
dường như việc phân chia địa phương khá hợp lý nên địa giới và địa danh hành
chính cũng ổn định. Tên gọi các cấp hành chính từ sau năm một nghìn chín trăm bẩy
mươi lăm cũng thống nhất cả nước và hợp lý. Dưới quốc gia là tỉnh (thành phố trực
thuộc trung ương), huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh), xã (phường),
thôn (phố) và xóm (tổ dân phố).
Nếu gộp một số quận của thành phố trực
thuộc trung ương lại để lập ra một thành phố thì không biết đặt vị trí cái
thành phố này vào cung bậc nào trong hệ thống hành chính. Chắc hẳn không ngang
bằng với thành phố chứa nó rồi nhưng xếp nó ngang quận cũng nghịch nhĩ lắm. Nếu
muốn nhấn mạnh vai trò của khu vực này chẳng thiếu gì cách định danh; chẳng hạn
mấy quận ấy là “cụm đặc biệt”, “khu đặc biệt”, “vùng trọng điểm” … hay muốn vui tai một chút mà vẫn giữ phần
quan trọng thì gọi là “thành phố con” vì nó vẫn là những quận cũ mà! Trộm nghĩ,
cái tên gọi không làm nên tầm quan trọng (Tấm áo chẳng làm nên thày tu) mà sự
phát triển mới cần. Đưa ra một khái niệm mới dài dòng quá (thành phố trong
thành phố) chỉ thêm phần rắc rối cho tên gọi liệu có nên chăng? Lại nghe loáng
thoáng trên truyền thông nói về khu Phố Đông của Thượng Hải, hình như để minh
chứng cho sự phát triển ưu tiên của một khu vực trong một thành phố. Đúng, Phố
Đông và Phố Tây là hai khu vực của thành phố Thượng Hải (do nằm trên bờ đông và
bờ tây của sông Hoàng Phố) nhưng người ta cũng không đặt ra “Thành phố Phố
Đông”, “thành phố Phố Tây”. Nếu tham khảo điều này thì nên gọi thành phố Thủ Đức
là “khu Sài Đông” có lẽ hợp lý hơn. (vì ở phía đông sông Sài gòn)
Xin nói vu vơ thế này để vui tai chút
xíu. Trình tự thứ bậc trong một gia đình người Kinh ở đồng bằng Bắc bộ là … cụ,
ông bà, bố mẹ, con, cháu, chắt …Trong số đó có một người con rất quan trọng được
nâng lên gọi là bố vậy người này sẽ gọi bố mẹ là anh chị, gọi ông bà là bố mẹ
và gọi anh em mình bằng … cháu!
Có thể rồi mọi thứ sẽ quen đi và có
thể rồi mọi thứ đều được chấp nhận. Nhưng mọi sự chấp nhận nếu hợp lý thì sẽ có
niềm vui vì danh chính ngôn thuận mà.
Thoạt kỳ thủy,
cái điện thoại được sinh ra để nghe và nói từ xa. Mới đầu, việc này tuyền qua
dây dẫn. Chính vì thế mà trạm bưu điện được gọi là “nhà dây thép”; việc gọi đi
là “đánh dây thép”! Đến nay việc gọi qua dây không phổ biến nữa và dùng điện
thoại cũng không chỉ để nghe nói mà có thể làm được rất nhiều việc thông qua
các ứng dụng như ta đang thấy. Với khả năng thông minh, cái điện thoại đã trở
thành dụng cụ bất ly thân của nhiều người, không ít trong số người sử đụng trờ
thành con nghiện!
Học sinh, nhất là những học sinh lớn,
việc dùng điện thoại là cần thiết nếu không muốn nói là có quyền dùng. Nhưng
dùng khi nào và ở đâu mới là chuyện nên trao đổi. Trong giờ học, nhất là học
trên lớp, không được sử dụng điện thoại. Không chơi trò điện tử đã đành mà ngay
cả việc gọi, nghe cũng phải xin phép như khi xin ra khỏi lớp. Cho rằng học sinh
được phép mang theo điện thoại là để học dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong
một số trường hợp là chưa thuyết phục. Bởi lẽ không phải học sinh nào cũng có
điện thoại, mặt khác màn hình điện thoại nhỏ không phù hợp với việc học. Nếu muốn
làm việc này phải cung cấp cho mọi học sinh một máy tính bảng học đường. Chắc
chắn hoàn cảnh kinh tế hiện nay của nhà nước chưa thể thực hiện được. Việc cho
phép học sinh mang điện thoại đến trường không cần nói đến như một quy định mới
mẻ; chỉ cần yêu cầu giáo viên quản lý tốt việc sử dụng điện thoại khi học sinh ở
trường là đủ. Cũng nên mở cuộc vận động rộng rãi với gia đình để xóa nạn nghiện
điện thoại của con em mình. Dĩ nhiên xã hội cũng cần có những hình thức hoạt động
để lôi trẻ em ra xa mọi loại màn hình vô bổ.
Chuyện cái điện thoại không chỉ cần
lưu ý với học sinh. Giáo viên đang lên lớp, thày thuốc đang khám chữa bệnh,
nhân viên đang giờ làm việc tại văn phòng … thì sao? Có cần quy định cụ thể việc
sử dụng điện thoại để đảm bảo chất lượng công việc đang thực thi không?
Cái điện thoại hiện đang là “một phần
tất yếu của cuộc sống” nhưng nó cũng là nguyên nhân không nhỏ làm cho chất lượng
học tập và làm việc bị ảnh hưởng xấu. Muốn bỏ cái xấu phải kết hợp giáo dục và
kỷ luật. Xu hướng giảm nhẹ phần kỷ luật trong trường học chưa chắc đã là hay.
Chú trọng xây mà không chống sẽ khó thành công; mà nếu có, thành công cũng dễ đổ!
Thăng Long – Hà Nội
(Viết cho ngày hôm nay)
Nhìn trời mắt hút rồng bay
Nhìn Hồ lòng ngẩn ngơ say Kiếm
thần
Nhìn người mặt chạm mùa xuân
Nghìn năm xa phảng phất gần
đâu đây!
Góc nhìn
“Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng” (Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Đây là một trong những câu thơ lục bát tuyệt vời nói về cảnh vật trong
Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Một câu thơ đẹp cả dáng lẫn hồn; vần điệu
mượt mà, tiểu đối chuẩn mực. Câu thơ bay vút lên trở thành một bức họa đồ hoàn
chỉnh đầy màu sắc, lung linh quyến rũ. Câu thơ đặt ta lọt thỏm vào giữa không
gian thực mà mơ, tĩnh mà động như sờ được mà rất huyền bí. Đấy, hồn Việt đấy,
tinh hoa Việt đấy. Chẳng thế mà nhạc sĩ Phạm Duy đã phải thốt lên trong ca từ
bài hát “Tiếng nước tôi” như thế này:
“Một yêu câu hát Truyện Kiều
Lửng lơ như tiến sáo diều làng ta
Và yêu cô gái bên nhà
Miệng xinh ăn nói mặn mà có duyên”
Cô gái bên nhà mặn mà, có duyên đến thế mà
cũng chỉ được đứng thứ hai trong thứ bậc yêu đương! Nếu có ai đó nói thơ lục
bát là “Quốc thi” của người Việt Nam cũng không coi là ngoa ngôn lắm!
Bây giờ xin đứng dịch sang phía khác chút xíu và viết lại câu thơ trên:
“Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc
Non phơi bóng vàng”
Ồ thì ra đây lại là một phiến khúc haiku tuyệt
vời; ba ngắt ý (hình ảnh) rạch ròi không thể chê vào đâu được. Ngắt ý một là một
ảnh ảo màu thanh thiên in trên đáy nước; ngắt ý hai là áng mây xanh ôm lấy bờ
thành; còn ngắt ý thứ ba là triền non được nắng tãi dát vàng. Ba hình ảnh này
không dính líu gì nhau nhưng lại níu tay nhau, ướp hương nhau nên một không
gian tuyệt vời của vẻ đẹp. Những khúc haiku hiện hữu ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên
để gửi gắm, hòa lòng vào trạng thái thanh thản có vẻ như chưa sánh kịp.
Nếu dùng hai cách nhìn này về một câu thơ mà cho rằng haiku và lục bát
có liên quan thì thật sai lầm; cụ Nguyễn Tiên Điền sẽ mắng cho không có đường
tránh. Đây chỉ là khúc nhàn đàm viết ra để mua vui!