Những vật thể do tự nhiên sinh ra,
những sản phẩm do con người làm nên, gọi chung là vật phẩm cho gọn. Vật phẩm
nào có tác dụng mang lại lợi ích cho cuộc sống thẩy đều có giá trị. Giá trị ấy
thể hiện trong mọi lĩnh vực từ ăn ở đến chữa bệnh, từ làm việc đến vui chơi….Và
giá trị ấy thấp hay cao tùy thuộc vào lợi ích mà nó mang lại nhiều hay ít.Thuở sơ khai, con người trao đổi vật phẩm
trực tiếp bằng cách ước lượng giá trị của
chúng. Chẳng hạn một con gà đổi ngang ba đấu thóc, một buồng chuối đổi
lấy hai con cá… Cách trao đổi này vừa không chính xác vừa bất tiện vì phải tìm
đến được người có vật phẩm mà mình cần và người ấy cần thứ mình có. Việc tìm
vật phẩm trung gian trong trao đổi được đặt ra. Lúc đầu, vật trung gian phải là
thứ quý hiếm như vàng, bac. Điều này không tồn tại lâu dài khi mà yêu cầu giao
dịch phát triển nhanh mà vật trung gian lại quá hiếm. Người ta đúc tiền, in
tiền để thỏa mãn nhu cầu trao đổi ngày càng tăng trong xã hội. Vật trung gian
ra đời cùng với việc xuất hiện khái niệm giá cả, giá. Giá trị của một con gà
đáng giá mấy xu, của con lợn mấy hào, con trâu mấu đồng…người có vật phẩm, bây
giờ gọi là hàng hóa, nhận tiền rồi muốn mua gì, ở đâu tùy ý. Giá
trị của hàng hóa chỉ là một nhưng giá của nó lại mang tính thỏa thuận . Hình
ảnh Mã Giám Sinh được nhà băng đưa mối đến “mua” Thúy Kiều cho ta rõ điều đó
: “Cò kè bớt một
thêm hai Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm” (Nguyễn
Du – Truyện Kiều) . Giá còn bị
chi phối bởi luật cung cầu nữa. Cũng là vàng thôi nhưng khi nhiều người đổ xô
đi mua thì lập tức giá liên tục lập những kỷ lục ngất ngưởng mới. Những “Vật
phẩm” trừu tượng và tế nhị như tình yêu, niềm tin… được coi là vô giá, nghĩa là
không thể tính ra tiền. Tuy vậy, đôi khi muốn cụ thể hóa một điều gì thuộc phạm
vi trừu tường, người ta cũng mượn giá để dễ bề so đọ, chẳng hạn :
“Mua danh ba vạn Bán
danh ba đồng” (Thành ngữ)
Trong nền kinh tế định hướng XHCN
hiện nay xuất hiện một khái niệm mới, đó là dịch vụ. Dịch vụ là những công
việc, sự vụ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống như trông giữ xe, chở hàng, chở
người, chữa bệnh, dậy học…Những cơ sở dịch vụ này chẳng những bỏ công, bỏ của
mà còn phải tự nuôi sống và phát triển nên chi phí tốn kém. Dĩ nhiên người được
sử dụng dịch vụ phải trả những chi phí ấy thường gọi là phí cho gọn. Trường hợp
này đã coi dịch vụ là một loại hàng hóa và cũng tính giá trị cuả loại hàng hóa
ấy ra bằng tiền. Khi ta trả tiền cho một dịch vụ là trả những chi phí của người
đã bỏ ra làm dịch vụ. Việc này gọi cho gọn là trả phí , chẳng hạn “lộ phí” (hay
phí giao thông – BOT), học phí, viện phí … Có nghe truyền thông mời khách gải
thích nhưng sự phân tích chưa tường minh. Lại nghe quan chức ấy dẫn chứng hùng
hồn đại ý rằng có những việc làm được báo trước “sẽ phải trả giá” để biện bạch
cho việc sử dụng từ “trả giá” đúng hơn “trả phí” khi qua các BOT giao thông. Xin
thưa, câu “sẽ phải trả giá” mang tính răn đe cho những hành vi “lề trái” về
việc sẽ phải nhận hậu quả không tốt đẹp mà thôi !
Trong mọi trường hợp, người mua hàng
hay sử dụng dịch vụ thực chất đều phải dùng tiền để trả. Lượng tiền ấy là giá thể
hiện giá trị hàng hóa hay chất lượng dịch vụ vậy phải gọi là “trả tiền mua
hàng” (con gà, quả mít…) hay “trả tiền dịch vụ” (giữ xe, thông xe…). Trong đời
sống nói vậy quá cầu kỳ, để cho gọn, người ta chỉ nói “trả tiền” khi mua hàng
và “trả phí” khi sử dụng dịch vụ thôi. Muốn dùng một danh xưng mới để làm“mềm”
hơn, “nhân văn” hơn một hiện tượng cũng có thể là hay nhưng phải cần thời gian
để từ ấy được “tiêu hóa” và được bổ sung vào từ điển thì cũng hơi mệt.
Có khi "giá" và "phí" nhập chung thành một, ví dụ "giá viện phí".
Trả lờiXóaDVD sang thăm nhà, xin chúc anh an khang!
Cảm ơn anh đã quan tâm đến bài viết !
XóaCảm ơn bác đã phân tích giá và phí.
Trả lờiXóaCó lẽ,các vị quan chức ấy cũng hiểu được điều này.Song họ lại cố tình đánh tráo khái niệm để nhằm mục đích khác.
Kính chúc bác an vui !
Cụ thể là tránh việc coi là nộp phí nhiều lần qua các BOT giao thông thi nhân ạ. Mong đệ an lạc !
Xóa