21 thg 6, 2018

Đời


Cánh mỏng
Lưng trời
Mắt xa khơi
   *      
Hương sen bện khói  
Một tách trà
Một tiếng khà
         
*
Rèm động  
Cơn mơ bỏ đi
Đêm trắng
    *     
Hun hút đường xanh 
Gió độc hành
Lối cũ
    *     
Tựa lưng ghế đá
Nhìn qua kẽ lá
Mặt trời lung lay
 


7 nhận xét:

  1. DVD sang thăm nhà, được thưởng thức chùm thơ haiku trong chủ đề "Đời" tạo nhiều suy tư...
    DVD chú ý nhất là bài

    Hương sen bện khói
    Một tách trà
    Một tiếng khà

    Đó là một tâm thái gì với Đời?
    Ung dung chăng?
    Nhàn nhã chăng?
    Buông xả chăng?
    Chấp nhận chăng?
    Khi mà "hương sen" thanh thoát còn bị "bện" với mùi "khói"?
    Ảnh minh họa DVD nhìn mãi mà không nắm bắt được gì...
    ===
    DVD mạnh dạn ghi đôi dòng cảm nhận thô thiển, rất mong được nhà thơ chỉ giáo thêm, DVD xin cảm ơn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, không phải "bện" với "khói", mà là hương sen quyện với hơi nóng bốc lên như khói, lan tỏa, làm cho tâm hồn nhẹ nhàng, thanh thản, thoát tục...
      Thưởng thức một ngụm trà sen như thế, "khà" là phải!

      DVD cảm ơn nhà thơ!

      Xóa
    2. Từ "bện" thì bạn đã hiểu lại giùm rồi. Còn tâm trạng , bạn đã là người đến gần sát với tác giả . Đó là sự thanh thản chấp nhận ! Cảm ơn một người thẩm thơ với tố chất sâu và trách nhiệm cao !

      Xóa
    3. Từ "bện" quá đắt, đưa vô hình (hương sen) thành hữu hình (khói), trong hữu hình (khói) có vô hình (hương sen); Đời luôn có thanh (hương sen) và tục (khói), cái chính yếu là tâm thái của con người với cái thanh, cái tục của cuộc đời (một tiếng khà).
      Bài thơ thể hiện thú vui tao nhã thưởng thức trà sen mà chuyển tải sự chiêm nghiệm sâu xa về đời người...
      Kiến văn của DVD còn nông cạn, nên ngẫm nghĩ mãi vẫn chưa đâu vào đâu...
      DVD cảm ơn nhà thơ đã rộng lượng khích lệ!

      Xóa
  2. Gió lay phiến đá
    Trăng ngự đỉnh non
    Thiền tọa

    Thơ haiku của bác sâu lắng,rất gợi.
    Em không dám bàn,chỉ gắng học hỏi thêm để dành sau sẽ theo đòi đôi chút.
    Kính bác an lạc !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    2. Đã từ lâu "rủ" Lý đệ viết Haiku vì biết rằng người làm thơ Đường luật với người làm thơ Haiku có tố chất không khác nhau là mấy. Nhưng thôi, làm thơ nó cũng như cái duyên ấy, không thể ép được phải không ?

      Xóa