Bộ giáo dục lại vừa đưa ra một ý tưởng mới
để thăm dò trước khi quyết định. Đó là thực hiện chế độ hợp đồng cho đội ngũ
giáo viên thay vì biên chế như hiện nay. Thực ra loại hình nào cũng tốt cả nếu
nó được thực hiện một cách dân chủ và minh bạch. Cái đáng suy xét nằm ở chỗ, với
hiện trạng xã hội ta bây giờ, cách nào mang lại hiệu quả hơn.
Giữ nguyên trạng biên chế
như hiện nay sẽ ổn định đội ngũ nhưng lại nẩy sinh cách nghĩ “Bình chân như vại”
mà không chịu học hỏi , thay đổi để tiến lên . Khâu tuyển chọn viên chức cũng
mang nhiều yếu tố chạy vạy , mua bán .
Nếu thực hiện chế độ hợp
đồng , giáo viên sẽ tự do hơn trong việc tìm đến nơi mà mình có thể phát huy
năng lực , cống hiến có hiệu quả hơn . Nhà trường cũng dễ thanh lý với những
trường hợp bất cập trong giáo dục và giảng dậy của giáo viên hơn . Tài năng trẻ
sẽ không bị bỏ rơi bởi những hòn đá nằm ì chiếm chỗ một cách vô duyên . Khâu
tuyển chọn bây giờ sẽ do các hiệu trưởng trực tiếp đảm trách, vì vậy tính thiếu
chuẩn mực sẽ phổ biến hơn so với khi cuộc thi tuyển còn được làm chung trong một
tỉnh , thành . Cũng vì vậy khả năng tiêu cực dễ hiện hữu hơn .
Như bất cứ nghề nào , người dậy học cần yêu nghề
say sưa , đạo đức mẫu mực và chuyên môn vững vàng .Muốn nâng cao chất lượng giảng
dậy và kích thích lòng yêu nghề , yêu người của thày giáo thiết nghĩ không nằm ở
việc thực hiện chế độ nào . Hệ thống quản lý , kể từ bộ trưởng phải có tâm huyết
và năng lực để giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cập nhật những yêu cầu hiện
tại. Đừng quan liêu , đừng vụ thành tích . Và một điều muôn thưở không nên
quên, giáo viên là những người thày, họ phải được tôn trọng . Mỗi người thày chịu
trách nhiệm với thế hệ mà mình dạy về tri thức và cách làm người . Trước học
sinh , họ là người đánh giá , phán xử nên họ cần phải có uy . Nếu người thày phải
sống vất vưởng , xin xỏ, mua bán , thử hỏi làm sao đủ tư cách thực hiện trọng
trách này đây ?
Vẫn biết ngành giáo dục
nước ta đang có ý tưởng tiến hành một bước đột phá mới ngoạn mục để vươn tới tầm
quốc tế . Trong quá trình ấy phải biết chọn trình tự mắt xích , xem cái nào cấp
thiết hơn để giải quyết trước . Sự tham lam muốn làm đồng bộ một lúc e không đủ
sức , dẫn đến bất cập và rối loạn !
Với một nền quản trị quốc gia như hiện nay nói chung,giáo dục nói riêng,liệu chỉ thay đổi từ biên chế sang hợp đồng lao động có hiệu quả hơn không,có giảm trừ những tiêu cực đang tồn tại không?Mọi lý lẽ sẽ kiểm chứng qua thực tiễn.Cái chuỗi thử nghiệm rồi sửa sai cũng khá dài.Niềm tin cũng xói mòn.Nói như ông TS,vũ Minh Hoàng,nguyên phó trường ban Tuyên Giáo TW,hiên nay chưa có được một cớ chế giám sát quyền lực hữu hiệu,nên quyền lực thao túng và tha hóa.Thực lòng em cũng chưa yên tâm....
Trả lờiXóaChúc bác an vui và sức khỏe !
Ý kiến của Lý đệ rất đúng . Xin cảm ơn !
Xóa