Bộ giáo dục vừa tung ra một phương án về kỳ thi tốt
nghiệp Trung học phổ thông ( THPT ) và tuyển sinh đại học ( TSĐH ) cho những
năm tới . Theo đó , về nội dung có ba đề xuất , về hình thức có hai ý tưởng mới
. Những điều này quả là mới thật nhưng cũng để lại không ít băn khoăn cho toàn
xã hội .
Những
đề xuất về nội dung là :
1-
Thi 8 môn, gồm: Toán, Ngữ văn, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa
lí và Ngoại ngữ; có 8 buổi thi trong 4 ngày, mỗi buổi thi 1 môn;
2- Trong Kỳ thi, 8 môn học ở lớp 12 THPT
gồm: Toán, Ngữ văn, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí và Ngoại ngữ
được chọn để tổng hợp thành 5 bài thi gồm:
- Bài thi Toán;
- Bài thi Ngữ văn;
- Bài thi Ngoại ngữ;
- Bài thi Khoa học Tự nhiên (gồm Vật lí, Hóa học và Sinh học);
- Bài thi Khoa học Xã hội (gồm Lịch sử và Địa lí);
Có 5 buổi thi trong 2,5 ngày, mỗi buổi thi 1 bài thi.
3- Trong Kỳ thi, 11 môn học ở
lớp 12 THPT gồm: Toán, Ngữ văn, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí,
Ngoại ngữ, Tin học, Công nghệ và Giáo dục công dân được chọn để tổng hợp thành
4 bài thi gồm:
- Bài thi Toán – Tin (gồm các môn
Toán và Tin học);
- Bài thi Khoa học Tự nhiên (gồm Vật lí, Hóa
học, Sinh học và Công nghệ);
- Bài thi Khoa học Xã hội (gồm Ngữ
văn, Lịch sử, Địa lí và Giáo dục công dân);
- Bài thi Ngoại ngữ;
Có 4 buổi thi trong 2 ngày, mỗi buổi thi 1 bài thi.
Việc này đáp ứng được tính toàn diện trong kiến thức
của học sinh nhưng e rằng sự dàn trải rộng tạo nên sức ép lớn . Nhớ lại , có
thời kỳ tiến hành phân ban ngay từ đầu của bậc THPT để học sinh tập trung vào
những kiến thức phù hợp thì việc làm này trái ngược hoàn toàn .
Hai đề
xuất về tổ chức kỳ thi là dồn thi tốt THPT với thi tuyển sinh đại học thành một
cuộc và tổ chúc tại địa phương , có sự giám sát của các trường đại học ( Dĩ
nhiên cả thanh tra các cấp giáo dục và phối hợp của các nghành ) . Nếu vậy ,
việc xác định những học sinh không đạt tốt nghiệp , tốt nghiệp và trúng tuyển
vào đại học sẽ rất phiền toái . Cái đáng lo hơn là việc đảm bảo tính nghiêm túc
của thi cử bị đe doạ nghiêm trọng . Khoảng giữa thập kỷ bẩy mươi của thế kỷ
trước đã có mấy năm đưa thi tuyển sinh đai học ( TSĐH ) về các huyện và để lại
nhiều bài học rồi !
Nên
chăng thay kỳ thi tốt nghiệp THPT bằng việc các trường xét theo những tiêu chí
được bộ giáo dục quy định . Bởi kỳ thi này vừa tốn kém vừa chẳng có tác dụng gì
khi gần như mọi học sinh đều tốt nghiệp . Vả lại khi xét còn có thể loại được
những học sinh thiếu ý thức và đạo đức xã hội mà bằng cách thi không làm được .
Kỳ thi TSĐH vẫn cứ tiến hành như trước đây và bổ sung những điều làm cho nó
ngày càng hoàn thiện . Nếu vậy thiết nghĩ sẽ phù hợp hơn với thực trạng của xã
hội Việt Nam !
Ôi giáo dục V N cứ nay cải mai lại cải rút cục cứ trong vòng luẩn quẩn, chỉ khổ cho học sinh . Sao thế nhỉ? Ý kiến cuả anh em cũng đồng ý
Trả lờiXóaMỗi người sau khi tham khảo ở nước ngoài về lại đưa ra một mô hình giống như cái mình thu được nên lại có sự thay đổi . Thật chắp vá , thiếu tính chủ đông ! Cảm ơn HĐ có cùng cách nghĩ !
XóaThi mà tới 8 môn liệu học sinh có chịu nổ không ..đáng lo quá..lâu lắm ghé sang thăm anh được đọc thông tin mới ...cám ơn anh chúc anh buổi chiều thật vui!
Trả lờiXóaĐó cũng là điều băn khoăn song nỗi lo lớn hơn là cách tổ chức thi . Cảm ơn em đã đồng cảm !
XóaMấy lâu nay em theo dõi tin tức,vấn nạn giáo dục đang được đặt ra,trên cơ sở lý luận làm nền tảng cũng như giải pháp thực tiễn.Nhìn lại quá trình cải cách vừa qua,đổi thay cũng có,nhưng hiệu quả như chưa đáp ứng được mong đợi.Nay lại hội thảo,đề xuất những phương án thi cử.cũng tạo ra công luận rộng rãi.Ý kiến của bác hợp lý và sát thực tế.
Trả lờiXóaVâng đang bàn để có quyết sách sớm trong năm học tới nhưng xem ra nhiều ý tưởng chưa ổn . Cảm ơn bạn đã quan tâm đến một vấn đề lớn của xã hội hiện tại !
XóaST thiển nghĩ: Giáo dục PT nên đặt mục tiêu:
Trả lờiXóa1- Giáo dục nhân cách
2- Phổ cập kiến thức KHKT và văn hóa toàn diện cho học sinh
3- Góp phần Hướng nghiệp
Vậy nên ST nhất trí với đền xuất của bác!
Cảm ơn sự đồng thuận của ST . Mong bà cháu ST và toàn gia luôn vui !
Trả lờiXóa