Huỳnh Xuân Sơn
Cuộc sống giữa ồn ã của thị thành, lại chỉ có hai mùa mưa nắng, lâu ngày áo cơm bề bộn bao vây, đôi khi quên dần cảnh cũ người xưa nơi làng quê. Nơi có bốn mùa thay đổi thu đi, đông đến, xuân về để chào đón mùa hạ…Ký ức cũng dần ngủ yên trong tâm trí. Để rồi bất ngờ chiều nay trỗi dậy như vừa mới chiều hôm thôi! Còn đang mơ mộng theo cánh diều. Xa hơn chút thì đánh chắt chuyền dưới những bụi tre mát rượi giữa trưa hè… Tôi có được điều ấy tất cả là nhờ tác giả Lý Viễn Giao với:
Khúc Hạ:
Vi vút diều cao lộng tiếng hè Chiều vàng đổ nắng vín cong tre
Chập chờn lối đỏ dăng đèn phượng
Thấp thoáng đường xanh lựng gió me
Dõi mắt đầm xưa soi bóng cuốc
Nghiêng tai vườn cũ lắng lời ve
Môi còn chưa nhấp lòng lênh loáng
Nhân hứng toan bài dốc ngược be (Lý Viễn Giao)
Khúc Hạ được tác giả gửi gắm qua thể
thơ Đường Luật Thất Ngôn Bát Cú. (Một thể thơ có từ đời Đường và du nhập vào Việt
Nam từ rất sớm…) Với niêm luật vần và bố cục chặt chẽ. Đối ngẫu trong thơ tương
đối chuẩn. Câu từ được chọn lọc, trau chuốt, súc tích nhằm miêu tả một khung cảnh
mùa hạ nơi thôn quê.
Khúc
hạ cuốn hút ngay từ hai câu mở đầu mà trong thơ Luật Đường còn có tên là hai
câu đề:
Vi
vút diều cao lộng tiếng hè
Chiều vàng đổ nắng vín cong tre
Chiều vàng đổ nắng vín cong tre
Một
lời giớ thiệu không thể thơ hơn và hay hơn được nữa. Mới chỉ có hình ảnh con diều
chao liệng trên không trung. Mang theo tiếng sáo vi vút lan toả cùng những cơn
gió lồng lộng đã thấy mùa hè rộn rã khắp
nơi, không chỉ thôn quê mà thành thị cũng bắt gặp. Ta như nhìn thấy và đã nghe
thấy mùa hè đến rất gần. Không chỉ vi vút tiếng sáo mà còn có những âm thanh
xao động được tạo ra bởi “tiếng hè”.
Câu
đề thứ hai cũng là hình ảnh đắt giá nên thơ , đẹp và tả được cảnh đặc trưng của
làng quê Việt Nam. “Chiều vàng đổ nắng…” đẹp và thơ mộng làm sao? nắng chiều hắt
xuống những sợi vàng ươm được tác giả thi vị hoá cho chúng làm một việc “đổ”…nắng
do chiều vàng đổ xuống, khiến cho người chiêm ngưỡng có cảm tưởng từng sợi nắng
vàng ấy dang tay “vín cong…” những ngọn tre. Hai từ “vín cong” tác giả dùng
trong trường hợp này làm cho câu thơ, thật đẹp
hình ảnh vừa gợi nhớ, vừa sống động và vô cùng đắt giá cho một câu thơ tả
cảnh làng quê Việt Nam.
Những
bụi tre xanh, tre ngà hiện diện trên khắp các làng quê. Dáng cong mềm mại chở
che những mầm măng non thẳng tắp…Chiều về những ngọn tre ấy được những anh gió
lay động xôn xao trong nắng vàng đang tìm xuống chân trời…
Hai
câu đề đưa tâm hồn ta bềnh bồng bay theo Khúc Hạ tới hai câu thực
Chập
chờn lối đỏ dăng đèn phượng
Thấp thoáng đường xanh lựng gió me
Thấp thoáng đường xanh lựng gió me
Tác
giả dùng các cặp đối “chập chờn” đối với
“thấp thoáng”, “ lối đỏ” đối cùng “đường xanh” và “dăng đèn phượng” đối với “lựng
gió me” . Ba cặp đối hoà quyện gắn kết với nhau cho thấy thấp thoáng đâu đây những
tàng phượng đơm bông nhuộm đỏ cả lối về..
và gần hơn một chút nữa thấy thấp thoáng
những hàng me xanh đang rung rinh trong
gió. Những cánh lá me nhỏ xinh phủ kín cả con đường kỷ niệm… Hai từ
kép “chập chờn” và “thấp thoáng” được
tác giả dùng trong cặp đối này. Phải
chăng? khi bắt gặp khoảnh khắc trong chiều “nắng đổ vín cong tre” và văng vẳng
bên tai là tiếng sáo diều đã khiến ông nhớ tới một” lối đỏ” và một “đường xanh”
ngày xa ấy… Có lẽ là đã rất xa, nhưng vẫn còn nguyên trong ký ức. Để giờ đây mỗi
khi hè về lại “chập chờn” trong mơ và “thấp thoáng” trong lòng…
Hai
câu thực cũng góp phần quan trọng khắc hoạ thêm những nét vẽ đậm nét của bức
tranh Khúc Hạ….Nhưng để chiêm ngưỡng trọn vẹn bức tranh ấy ta cùng tác giả vào
hai câu luận:
Dõi
mắt đầm xưa soi bóng cuốc
Nghiêng tai vườn cũ lắng lời ve
Nghiêng tai vườn cũ lắng lời ve
Tác
giả sử dụng các cặp đối “dõi mắt” đối với “Nghiêng tai”, “đầm xưa” đối với “vườn
cũ” và “soi bóng cuốc” đối cùng “lắng lời ve”. Hai câu thơ ba cặp đối với mười
bốn từ…mà trùng trùng ý mang lại .
Mùa
hè ở đâu, nơi nào mà chẳng thấy “ai xui con cuốc gọi hè”. Còn dàn nhạc mang tên những chú ve thì bất kể chỗ nào, bao
giờ mùa hè đến đều cất cao bản hoà tấu muôn đời rộn rã…
Vì
sao tác giả phải “dõi mắt” tìm về “đầm xưa” để mong tìm “bóng cuốc”.. thật khó
tác giả ạ! tiếng cuốc nghe rất rõ nhưng bóng hình chúng thì các cụ xưa đã nói
“lủi như cuốc”…Không biết “dõi mắt” bao lâu để thấy bóng chúng được?. Còn khi
“nghiêng tai..” tìm về “vườn cũ” lời ve nào “lắng đọng nơi đó?
Có
lẽ chỉ có kỷ niệm một thời mãi nhớ gắn với quê hương nơi có đầm xưa, vườn cũ
bên tiếng ve rộn rã và tiếng cuốc gọi hè là còn lại nguyên vẹn nơi góc khuất
trái tim ông. Để mỗi dịp hè về lòng ông lại nao nao…mà thấy:
Môi
còn chưa nhấp lòng lênh loáng
Nhân hứng toan bài dốc ngược be
Nhân hứng toan bài dốc ngược be
Hai
câu kết đưa ta cùng tác giả trở lại thực tại hôm nay nơi đặt bức tranh Khúc Hạ
với “vi vút sáo diều” trong “chiều vàng đổ nắng” bên những bụi tre đang được nắng
“vín cong”…
Tác
giả cho tới lúc này có lẽ đã say. Say với hiện tại, say với quá khứ, say cảnh,
say tình, say sưa với kỷ niệm ngọt ngào về mùa hạ, để mà thấy lòng “lênh
loáng”. Trong khi “môi còn chưa nhấp”…chưa nhấp mà đã lênh loáng lòng. Vậy mà
trong tâm tư ông còn tham đến mức muốn
“dốc ngược be”. Nhấp… động từ này ám chỉ việc uống ít từ từ từng ngụm nhỏ….Nhưng
có lẽ vì hiện tại Khúc Hạ này đẹp quá, thơ quá, quyến rũ quá hay sao? Mà khiến
cho ông nổi hứng toan chiếm đoạt tất cả…qua hành động “dốc ngược be”. Chẳng có
rượu nào đựng trong be sành ở đây cho ông “dốc ngược” cả. Chỉ có một Khúc Hạ
như một bức tranh sống động hài hoà được vẽ từng nét đan xen giữa quá khứ và hiện
tại… cuốn ông theo dòng kỷ niệm…Phải chăng
ông muốn giữ lại kỷ niệm cho riêng mình mà không thể…Vì thế cho nên mới
có Khúc Hạ này.
Một bài thơ Đường Luật Thất Ngôn Bát
Cú chuyên chở một Khúc Hạ với tâm tư tình cảm của tác giả tuổi đã về chiều . Có
lẽ ông mong mỏi giấu ý thật sâu, dấu tình thật đậm, và gợi nhớ một dấu ấn khó
phai về một Khúc Hạ xưa đã theo ông, cùng ông nhiều năm….trong trường hợp này để
tránh được hết tám lỗi mười hai bệnh trong thơ Luật Đường là không thể…. Nhưng
với riêng tôi Khúc Hạ của tác giả Lý Viễn Giao là một bài thơ sáng đẹp về mùa hạ.
Em gái BD tem vàng (~_~)
Trả lờiXóaCảm ơn em !
XóaChúc mừng anh được bình thơ
Trả lờiXóaChúc anh sức khỏe an lành tháng năm (~_~)
Vâng , chắc rằng có sự đồng cảm với bài thơ nên Huỳnh Xuân Sơn đã viết lời bình . Cảm ơn người bình và em !
XóaNgười viết giỏi, người bình cũng rất tài, cả hai đã cho độc giả cái nhìn sâu sắc hơn về tác phẩm. Xin cám ơn cả hai!
Trả lờiXóaNgười bình bằng chìa khoá của mình mở ra những ngõ ngách để độc giả cùng thẩm với mình . Đôi khi bài thơ hay lên do bình đó . Cảm ơn HĐ đã cùng đọc !
XóaST không hiểu về thơ đường luật. Đọc thơ và lời bình mới vỡ ra, thấm hơn một chút. Xin cảm ơn tác giả và người bình...
Trả lờiXóaThơ Đường luật bây giờ cũng không mấy người mặn mà nữa do cái tính "Trói voi bỏ giỏ" của nó . Thỉnh thoảng hoài cổ viết vài bài cho vui thôi . Cảm ơn ST đã để ý tới !
XóaThăm bác,đọc bài bình hay của XS,để được nâng chén cùng thỏa say với Khúc Hạ của bác.Chúc bác an thường !
Trả lờiXóaNào,ta cùng "dốc ngược be" để thưởng cảnh hè yên ả nơi thôn dã như thế này nhé ! Chúc bạn luôn vui !
XóaRẤT HAY ANH Ạ
Trả lờiXóaVâng , xin cảm ơn lời khen của NM và cũng phải suy nghĩ nhiều mỗi khi cầm bút !
XóaEm chào anh! Bài này em đã đọc mấy lần bên thi đàn rồi đấy ạ.
Trả lờiXóaChúc mừng tác giả bài thơ và người bình thơ!
Huỳnh Xuân Sơn thật tuyệt vời anh nhỉ?
Có thể nói từ này với Xuân Sơn : Đây là một hiện tượng văn chương ! Anh sẽ đưa một bài viết về chị ấy lên trang vào dịp gần đây . Cảm ơn và chúc em vui !
Xóa