Thói đời , đối với người quan trọng , mới biết thôi đã
nói rằng quen . Còn chỉ mới quen thôi đã khoe là thân !
31 thg 7, 2014
27 thg 7, 2014
Lời ca - Tượng đài

Câu hát cứ ngân nga
Không thành tiếng
Hình em cứ vẹn nguyên
Như những ngày chinh chiến
Áo Bà Ba
Súng lẳn vai tròn
Lựu đạn cài
Óng ả lưng thon
Mảnh đất nào nên em dáng vóc
Thị Nghè
Phú Lâm
Những Xóm Vườn Trầu ?
Má nào thương
Vắt cơm dầy
Khoả nắp hầm sâu
Địa Đạo nào em đã băng qua
Lòng Củ Chi
Nghách Phú Thọ Hoà ?
Vẫn còn đó đất rung nhịp khúc
Gót sen hồng bừng thức muôn
hoa
Phố rộng dài
Rực rỡ màn đêm
Lời ca xưa theo gió trải êm
Chẳng thấy Hoa Cương trên phố
lớn
Ngước mắt nhìn
Vẫn cứ sáng lên Em !
24 thg 7, 2014
Người bới sắc khơi hương
Bắt đầu của nỗi ngỡ ngàng bằng một bút danh trên trang mạng . Huỳnh Xuân
Sơn hay phuvanghuynh đều dẫn suy nghĩ của người đọc đến một tác giả nam nhi .
Ai dè đây lại là một cây bút phái đẹp ! Càng hiểu thêm về chị , những cái tên
kia cho biết chị yêu quý , trân trọng đối với người đồng hành trong suốt cuộc đời
mình đến nhường nào .
Nếu chỉ đọc thơ của Huỳnh Xuân Sơn ,
cái chất trữ tình và nữ tính rõ mồn một , không đánh lừa được ai . Nhưng khi đọc
những bài bình luận mà chị khiêm tốn gọi là cảm nhận ấy , có thể ta bị lừa bởi
văn phong , tư duy và ngôn từ cứ như của một cây bút nam bôn ba , từng trải .
Phải tiếp cận với tác giả nhiều lần qua thoại và thư mới dần hoá giải được những
điều tưởng như nghịch lý đó .
Xuân Sơn xông xáo bới tìm trong mọi
ngõ ngách của nhiều trang mạng . Ở đâu hễ có bài thơ tâm đắc là chị lôi về bình
. Việc làm đó khiến ta liên tưởng đến nữ phóng viên – nhà báo Nguyễn Ngân của
VTV . Chị ấy có mặt ngay lập tức ở những điểm nóng như thể chị luôn ở mọi nơi vậy
. Thành công của Huỳnh trong những bài viết có phải do bẩm năng thiên phú hay
do tính thực sự cầu thị mà có ? Nghĩ rằng có thể là cả hai .
Mỗi lần chộp được bài thơ đồng cảm ,
Xuân Sơn mê mải viết . Một cách tự nhiên cứ như thể ý tứ đã nằm sẵn đâu đó chỉ
cần đợi dịp là theo con chữ chẩy dài thành dòng , thành trang một cách dễ dàng
. Có thể hình dung điều này không khó qua những bài viết nối nhau đều đều ra mắt
bạn bè của chị . Và nữa , qua tầm thẩm , tầm suy của từng trang viết không đuối
, không hẫng về tri thức tổng quan . Giá như một người đã bước qua cổng của những
trường , những trại viết chuyên nghiệp thì đã chẳng có gì đáng nói . Đường này
… Huỳnh chỉ bằng cách tự lựa chọn , tự nhặt nhạnh trong bươn trải cuộc đời để
làm phong phú dần cái kho quý của mình . Điều đó khiến cho sự vì nể , trân trọng của ta hơn hẳn lên nhiều lần !
Ai đã đươc Huỳnh Xuân Sơn viết cảm nhận
hẳn không thể không thấy mình được tôn trọng . Chẳng phải bằng cách ca ngợi vô
lối mà bằng con đường đổi trao qua lại để cả hai bên thấu hiểu , đồng thuận . Những câu chữ còn chưa tỏ về ngữ nghĩa , chị
cùng tác giả đổi trao đến tận cùng , dù đó là điều mình hay người viết còn bất
cập . Không ít trường hợp bất đồng nhưng ngay cả điều đó Xuân Sơn cũng coi như
bài học trái chiều để làm giầu cho tri thức .
Cây bút nữ mang họ Huỳnh với tay đến
mọi ngõ ngách , mọi thể loại thơ . Không hiểu tìm tòi tự bao giờ và ở đâu để đến
nay những mảng thơ có tính đặc thù cao như Đường luật , một thể loại ngày càng
ít công chúng trẻ quan tâm và Haiku , dòng thơ chưa nhiều người để mắt chị cũng
am tường , làm chủ được ngòi bút khi bình luận nó . Đó là điều thưc sự ngạc
nhiên với người viết không non trẻ nữa nhưng vẫn chưa già . Hình như trong đầu
Huỳnh có những mối liên tưởng chằng chịt thì phải . Đọc một bài thơ , chị nghĩ
ngay đến những vần thơ khác tương đồng hay sức gợi như nhau . Nhiều khi mối
liên tưởng ấy còn mở ra giữa thơ với nhạc , với hoạ … .Cũng không khó hiểu đối
với ai có năng khiếu và chịu khó nhặt nhạnh
trong kho tàng văn hoá ,trong dòng chẩy cuộc đời như Xuân Sơn !
Xuân Sơn bình nhiều nhưng luận còn
chưa xứng tầm với chính mình . Chân thực có đấy . Khách quan rất rõ nhưng dường
như chị còn dè dặt trong việc làm cho bài thơ bay cao hơn , xa hơn tầm xải của
tự thân nó . Điều này khác hẳn với gắn cho thơ nhữ ý tưởng mà nó không có . Lại
nữa , hình như chị còn ngại ngần trong việc bắt lỗi . Thiết nghĩ với tính thực
sự cầu thị vốn có của Huỳnh như đã nói , cũng không e dẫn tới hiểu sai nhau giữa
đôi bên viết và được viết .
Chừng ấy bài bình luận đăng trên Thi
đàn và chừng ấy bài còn nằm trong kho riêng . Có thể nói gì đây nếu không gọi
đó là một “Hiện tượng văn chương” ! Và tác giả của những bài viết đó có thể gọi
là gì nếu không phải là “Người bới sắc khơi hương” cùng với niềm tin Xuân Sơn
còn bước dài trên con đường này !
20 thg 7, 2014
Đất và Hoa
Tặng
hương hồn
những nữ
TNXP đường
mòn HCM
Vẫn thoang thoảng mùi xưa bom
đạn
Trong hương thơm nhang khói
hôm nay
Vẫn lay động bước chân xung
trận
Trước đài thiêng phần phật cờ
bay
Trận địa này đất đã thắm da
Còn vương đọng trên từng mầm
cỏ
Còn thao thiết trong từng hơi
gió
Lời yêu chao cánh ước mơ xa
Mảnh mai thế mà kiêu hùng thế
Bàn tay xinh nuôi sống con đường
Máu tưới xuống tươi lòng đất
mẹ
Bừng lửa thiêng thắp sáng quê
hương
Rạng ngời trong muôn cánh hoa
tươi
Gương mặt em thanh xuân roi
rói
Đất thêm mùa em không thêm tuổi
Mãi là hoa khơi ánh mắt cười
17 thg 7, 2014
Cảm nhận bài thơ Khúc Hạ

Cuộc sống giữa ồn ã của thị thành, lại chỉ có hai mùa mưa nắng, lâu ngày áo cơm bề bộn bao vây, đôi khi quên dần cảnh cũ người xưa nơi làng quê. Nơi có bốn mùa thay đổi thu đi, đông đến, xuân về để chào đón mùa hạ…Ký ức cũng dần ngủ yên trong tâm trí. Để rồi bất ngờ chiều nay trỗi dậy như vừa mới chiều hôm thôi! Còn đang mơ mộng theo cánh diều. Xa hơn chút thì đánh chắt chuyền dưới những bụi tre mát rượi giữa trưa hè… Tôi có được điều ấy tất cả là nhờ tác giả Lý Viễn Giao với:
Khúc Hạ:
Vi vút diều cao lộng tiếng hè Chiều vàng đổ nắng vín cong tre
Chập chờn lối đỏ dăng đèn phượng
Thấp thoáng đường xanh lựng gió me
Dõi mắt đầm xưa soi bóng cuốc
Nghiêng tai vườn cũ lắng lời ve
Môi còn chưa nhấp lòng lênh loáng
Nhân hứng toan bài dốc ngược be (Lý Viễn Giao)
Khúc Hạ được tác giả gửi gắm qua thể
thơ Đường Luật Thất Ngôn Bát Cú. (Một thể thơ có từ đời Đường và du nhập vào Việt
Nam từ rất sớm…) Với niêm luật vần và bố cục chặt chẽ. Đối ngẫu trong thơ tương
đối chuẩn. Câu từ được chọn lọc, trau chuốt, súc tích nhằm miêu tả một khung cảnh
mùa hạ nơi thôn quê.
Khúc
hạ cuốn hút ngay từ hai câu mở đầu mà trong thơ Luật Đường còn có tên là hai
câu đề:
Vi
vút diều cao lộng tiếng hè
Chiều vàng đổ nắng vín cong tre
Chiều vàng đổ nắng vín cong tre
Một
lời giớ thiệu không thể thơ hơn và hay hơn được nữa. Mới chỉ có hình ảnh con diều
chao liệng trên không trung. Mang theo tiếng sáo vi vút lan toả cùng những cơn
gió lồng lộng đã thấy mùa hè rộn rã khắp
nơi, không chỉ thôn quê mà thành thị cũng bắt gặp. Ta như nhìn thấy và đã nghe
thấy mùa hè đến rất gần. Không chỉ vi vút tiếng sáo mà còn có những âm thanh
xao động được tạo ra bởi “tiếng hè”.
Câu
đề thứ hai cũng là hình ảnh đắt giá nên thơ , đẹp và tả được cảnh đặc trưng của
làng quê Việt Nam. “Chiều vàng đổ nắng…” đẹp và thơ mộng làm sao? nắng chiều hắt
xuống những sợi vàng ươm được tác giả thi vị hoá cho chúng làm một việc “đổ”…nắng
do chiều vàng đổ xuống, khiến cho người chiêm ngưỡng có cảm tưởng từng sợi nắng
vàng ấy dang tay “vín cong…” những ngọn tre. Hai từ “vín cong” tác giả dùng
trong trường hợp này làm cho câu thơ, thật đẹp
hình ảnh vừa gợi nhớ, vừa sống động và vô cùng đắt giá cho một câu thơ tả
cảnh làng quê Việt Nam.
Những
bụi tre xanh, tre ngà hiện diện trên khắp các làng quê. Dáng cong mềm mại chở
che những mầm măng non thẳng tắp…Chiều về những ngọn tre ấy được những anh gió
lay động xôn xao trong nắng vàng đang tìm xuống chân trời…
Hai
câu đề đưa tâm hồn ta bềnh bồng bay theo Khúc Hạ tới hai câu thực
Chập
chờn lối đỏ dăng đèn phượng
Thấp thoáng đường xanh lựng gió me
Thấp thoáng đường xanh lựng gió me
Tác
giả dùng các cặp đối “chập chờn” đối với
“thấp thoáng”, “ lối đỏ” đối cùng “đường xanh” và “dăng đèn phượng” đối với “lựng
gió me” . Ba cặp đối hoà quyện gắn kết với nhau cho thấy thấp thoáng đâu đây những
tàng phượng đơm bông nhuộm đỏ cả lối về..
và gần hơn một chút nữa thấy thấp thoáng
những hàng me xanh đang rung rinh trong
gió. Những cánh lá me nhỏ xinh phủ kín cả con đường kỷ niệm… Hai từ
kép “chập chờn” và “thấp thoáng” được
tác giả dùng trong cặp đối này. Phải
chăng? khi bắt gặp khoảnh khắc trong chiều “nắng đổ vín cong tre” và văng vẳng
bên tai là tiếng sáo diều đã khiến ông nhớ tới một” lối đỏ” và một “đường xanh”
ngày xa ấy… Có lẽ là đã rất xa, nhưng vẫn còn nguyên trong ký ức. Để giờ đây mỗi
khi hè về lại “chập chờn” trong mơ và “thấp thoáng” trong lòng…
Hai
câu thực cũng góp phần quan trọng khắc hoạ thêm những nét vẽ đậm nét của bức
tranh Khúc Hạ….Nhưng để chiêm ngưỡng trọn vẹn bức tranh ấy ta cùng tác giả vào
hai câu luận:
Dõi
mắt đầm xưa soi bóng cuốc
Nghiêng tai vườn cũ lắng lời ve
Nghiêng tai vườn cũ lắng lời ve
Tác
giả sử dụng các cặp đối “dõi mắt” đối với “Nghiêng tai”, “đầm xưa” đối với “vườn
cũ” và “soi bóng cuốc” đối cùng “lắng lời ve”. Hai câu thơ ba cặp đối với mười
bốn từ…mà trùng trùng ý mang lại .
Mùa
hè ở đâu, nơi nào mà chẳng thấy “ai xui con cuốc gọi hè”. Còn dàn nhạc mang tên những chú ve thì bất kể chỗ nào, bao
giờ mùa hè đến đều cất cao bản hoà tấu muôn đời rộn rã…
Vì
sao tác giả phải “dõi mắt” tìm về “đầm xưa” để mong tìm “bóng cuốc”.. thật khó
tác giả ạ! tiếng cuốc nghe rất rõ nhưng bóng hình chúng thì các cụ xưa đã nói
“lủi như cuốc”…Không biết “dõi mắt” bao lâu để thấy bóng chúng được?. Còn khi
“nghiêng tai..” tìm về “vườn cũ” lời ve nào “lắng đọng nơi đó?
Có
lẽ chỉ có kỷ niệm một thời mãi nhớ gắn với quê hương nơi có đầm xưa, vườn cũ
bên tiếng ve rộn rã và tiếng cuốc gọi hè là còn lại nguyên vẹn nơi góc khuất
trái tim ông. Để mỗi dịp hè về lòng ông lại nao nao…mà thấy:
Môi
còn chưa nhấp lòng lênh loáng
Nhân hứng toan bài dốc ngược be
Nhân hứng toan bài dốc ngược be
Hai
câu kết đưa ta cùng tác giả trở lại thực tại hôm nay nơi đặt bức tranh Khúc Hạ
với “vi vút sáo diều” trong “chiều vàng đổ nắng” bên những bụi tre đang được nắng
“vín cong”…
Tác
giả cho tới lúc này có lẽ đã say. Say với hiện tại, say với quá khứ, say cảnh,
say tình, say sưa với kỷ niệm ngọt ngào về mùa hạ, để mà thấy lòng “lênh
loáng”. Trong khi “môi còn chưa nhấp”…chưa nhấp mà đã lênh loáng lòng. Vậy mà
trong tâm tư ông còn tham đến mức muốn
“dốc ngược be”. Nhấp… động từ này ám chỉ việc uống ít từ từ từng ngụm nhỏ….Nhưng
có lẽ vì hiện tại Khúc Hạ này đẹp quá, thơ quá, quyến rũ quá hay sao? Mà khiến
cho ông nổi hứng toan chiếm đoạt tất cả…qua hành động “dốc ngược be”. Chẳng có
rượu nào đựng trong be sành ở đây cho ông “dốc ngược” cả. Chỉ có một Khúc Hạ
như một bức tranh sống động hài hoà được vẽ từng nét đan xen giữa quá khứ và hiện
tại… cuốn ông theo dòng kỷ niệm…Phải chăng
ông muốn giữ lại kỷ niệm cho riêng mình mà không thể…Vì thế cho nên mới
có Khúc Hạ này.
Một bài thơ Đường Luật Thất Ngôn Bát
Cú chuyên chở một Khúc Hạ với tâm tư tình cảm của tác giả tuổi đã về chiều . Có
lẽ ông mong mỏi giấu ý thật sâu, dấu tình thật đậm, và gợi nhớ một dấu ấn khó
phai về một Khúc Hạ xưa đã theo ông, cùng ông nhiều năm….trong trường hợp này để
tránh được hết tám lỗi mười hai bệnh trong thơ Luật Đường là không thể…. Nhưng
với riêng tôi Khúc Hạ của tác giả Lý Viễn Giao là một bài thơ sáng đẹp về mùa hạ.
13 thg 7, 2014
Nhật Lệ đêm trong

Vớt ánh đèn màu chân cầu Nhật Lệ
Nước lọt khe tay lõng tõng sao rơi
Cứ để gió đùa mơn man như thế
Đã qua ngày táp lửa Quảng Bình ơi !
Mẹ cất ở đâu chiếc thuyền ngày ấy ?
Quả bom nào chưa nổ dưới lòng sông ?
Tiếng chèo khua vẫn nghe xao dòng chẩy
Bóng mẹ bây giờ hoá đá đêm trong
Chân bước mỏi giữa đỏ xanh đường vắng
Lắng dáng em xưa những chuyến xe hàng
Băng lửa đạn bánh xe lăn từng chặng
Chỉ thấy đôi bờ lộng lẫy thời trang
Gió Cảnh Dương thầm thào ru lời biển
Nhật lệ mặn mà thầm kín dâng say
Lặng ngắm vì sao long lanh Đảo Yến
Nhật Lệ ảo huyền với ánh sao lay
10 thg 7, 2014
Bernard Shaw

Bernard Shaw vốn gầy gò, khắc khổ, trông
có phần "hom hem". Trong một buổi họp mặt, có vị chính trị gia béo tốt,
hồng hào, y phục sang trọng và trang sức rất đắt tiền tới gặp và trêu :
-
Này ông , người nước ngoài nào mà nhìn thấy
ông chắc họ sẽ nghĩ dân Anh phải chịu đói kém , khổ sở lắm !
-
Và rồi
khi nhìn sang ông họ hiểu ngay nguyên nhân của sự đói khổ đó là do đâu !
6 thg 7, 2014
Dáng Hạ

Nắng xiên khoai
Nón lá áo tơi
Bụi ôm lưỡi cuốc
*
Tia chớp xanh lè
Gió bấu ngọn tre
Mưa nghiêng mái lá
*
Trăng treo ngọn cau
Đuổi nhau
Rồng rắn
*
Hết đường bừa
Bữa cơm trưa
Tán đa tròn bóng
*
Nước cuộn dòng
Ai vẫy bên sông
Thuyền sang lệch bến
3 thg 7, 2014
Có phải "Dùi đục chấm mắm cáy" ?

Bữa nọ , tôi về một vùng quê thăm bạn . Chuyện
đang vui , tôi nghe được câu nói khiêm tốn từ miệng một cô gái khá xinh
: “Anh thông cảm nhé ! chúng em chỉ
dùi đục chấm mắm cáy thế thôi , quê mùa mà anh !” Tôi hơi ngỡ ngàng .
thì ra người ta đã nói sai đi một câu tục ngữ để rồi cũng hiểu nó
theo một cách khác . Thực ra câu ấy phải là : “Bầu dục chấm mắm
cáy” Hàm ý của câu này chỉ
một sự khập khiễng , không phù hợp , dẫn đến giảm giá trị của tổng
thể đi . Bầu dục ( lợn ) xưa được coi là thứ ngon , có giá trị . Mắm cáy là
thứ bình thường , xoàng xĩnh . Bầu dục phải chấm nước mắm ngon . Mắm
cáy dùng để chấm rau lang rau muống thì rất hợp . Đem bầu dục chấm mắm cáy quả là dở .
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)