
Nhà văn hóa là
nơi diễn ra các hoạt động văn hóa như ca , nhạc , thơ , vẽ ... thường
là của các Câu lạc bộ . Tùy theo đơn vị quản lý mà tên gọi còn kèm
theo một số từ khác cho rõ . Chẳng hạn : “ Nhà văn hóa thành phố X”
, “Nhà văn hoá quận Y” , “Nhà văn hóa thôn Z” hoặc “Nhà văn hóa công ty
A” ... Trước đây bộ phận quản lý Nhà văn hoá hoặc những người chuyên
nghiên cứu , hoạt động văn hóa cũng được gọi là “Nhà văn hóa” nhưng
nay dường như đã đổi thành “Trung tâm văn hóa” và “Nhà nghiên cứu văn
hóa” hay “Nhà hoạt động văn hóa” cho rạch ròi rồi .
Hơn bất kỳ đâu , Nhà văn hóa
phải là nơi mang tính văn hóa từ hình thức đến nội dung . Dẫu chưa
khang trang , lộng lẫy cũng phải sạch sẽ , khoa học và đẹp mắt .
Tính văn hóa không ở chỗ phô trương sự dư thừa
. Dù còn eo hẹp , đơn sơ nhưng biết trang bài hợp lý , biết vận dụng
cách nhìn mỹ thuật trong bố cục nội thất vẫn mang đến tính văn hóa
cao . Thiết tưởng
trong nhà văn
hóa , tính văn hóa phải toàn diện và đồng bộ . Những con người làm
việc từ quản lý đến bảo vệ ; Những vật dụng đặc thù như loa đài ,
tranh tượng , khẩu hiệu ... ; Những trang bị thiết yếu trong phòng ốc
cho đến nơi vệ sinh ... đều phải gây cho người đến một cảm giác “có
văn hóa” .
Rầu lòng thay , hiện nay còn
những Nhà văn hóa không tìm đâu ra một chút nét văn hóa bởi sự ô hợp
, nhếch nhác của nó . Hơn cả thế , đấy lại là những “ Nhà văn hóa
lớn ” !!!