11 thg 4, 2013

Hiện tượng đẩy ngữ nghĩa "xa" đi

http://news.vuongquocnhi.vn/Upload/Images/News/2010/10/1/nhung%208.jpg

          Có những từ nhiều người dùng , ai cũng hiểu nhưng thực ra đã được “ dịch chuyển ” rất xa gốc của nó qua thời gian và không gian .
          Ở miền Bắc không ai lạ tai với từ “ Bồ bịch ” . Nó được dùng và hiểu như một loại quan hệ nam nữ không chính đáng ( Không phải yêu nhau , không phải vợ chồng ) . Ta hãy tách riêng từ “ bồ ” ra . Từ này có gốc từ “ bầu ” vốn ghép với “ bạn ” thành “ bầu bạn ” hay “ bậu ” cũng có nghĩa là bạn
                             “...Vợ Tiên là Trực chị dâu
                          chị dâu em bậu dám đâu lỗi nghì ...”
                                                                                                                                                             (   Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình
Chiểu)                                                                                                                                                                        Phát âm kiểu Phương Nam , những từ này nghe ra “ bồ ” và mang ý nghĩa là bạn . Người phương Bắc hiểu lệch ý đi như nói trên . Lại sáng tạo thêm nữa chứ . “ Bồ ” còn là tên một dụng cụ đựng thóc xưa cùng với một thứ nữa to hơn : “ bịch” . Người ta đem ghép hai thứ đồ dùng “ anh em ” này lại và vẫn hiểu đây là một loại hình quan hệ giữa người với người
          Còn từ “ Buôn dưa lê ” thì sao ? Thực ra nó có nguồn gốc từ “ ngồi lê ” ( ngồi lê mách nẻo , ngồi lê đôi mách , ngồi lê hóng chuyện...) nói về những người vô công đàn đúm hết chỗ này chỗ khác , nói hết chuyện này chuyện khác trên trời dưới biển . ( xin lỗi , hay ám chỉ một loại phụ nữ ! ) Và rồi rất sáng tạo . Từ chữ “ lê ” trong  “ngồi lê ” chuyển thành chữ đó trong “ dưa lê ” . để tránh vô lý quá phải thêm chữ “ buôn ” vào với hàm ý ngồi lâu , chuyện trò lâu . Bây giờ Từ “ buôn dưa lê ” không chỉ nói về những người túm tụm tào lao mà còn mở rộng sang cả trường hợp nói qua điện thoại . Thậm chí chẳng cần nói đủ mà chỉ dùng mỗi chữ “ buôn ” cũng hiểu ( “ Bây giờ tao rảnh , ngồi buôn với nhau một lúc đi ! ”
             Còn nhiều , nhiều nữa song chỉ xin nêu vài ví dụ . Điều này dễ hiểu và đúng quy luật thôi . Trong quá trình phát triển của xã hội , ngôn ngữ cũng phát triển theo bằng nhiều con đường . có thể Việt hóa những từ nước ngoài , có thể tự “ dịch chuyển ” những từ thuần Việt theo cách nói ở trên . Ta chỉ còn cách phải theo dõi để biết mà giao tiếp .


         

16 nhận xét:

  1. Anh ơi còn "bồ nhí " nữa,chỉ cô bồ rất trẻ so với tuổi đàn ông,lại còn từ "Chán cơm, thèm phở ", khi nói ra ai cũng hiểu là đi bồ bịch đấy.Thế mới biết tiếng Việt ngày nay biến hóa nhiều anh nhỉ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng đấy . "Bồ nhí" có thêm chữ "nhí" ( nhỏ )cũng là sự "Đẩy xa" . Còn "Cơm" và "Phở" lại là sự sáng tạo có tính tượng trưng ! Cảm ơn em quan tâm về chữ nghĩa !

      Xóa
  2. Từ nghĩa Việt Nam vốn nghĩa đa
    Cho nên suy nghĩ thiệt hơn ha
    Từ từ cẩn thận mà suy đoán
    Kẻo khó cho người lại khổ ta

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ý của Bình Nguyên cũng bị đẩy quá " xa" mình chưa hiểu hết . Cảm ơn bạn nha . Đây là chủ đề "Bàn luận" mà !

      Xóa
    2. BN có nói chi đâu ạ

      Xóa
  3. Cạp lại

    Bồ em nứt miệng đã lâu rồi
    Vành tẽ mây bung cạp lại thôi
    Sĩ tử còn mây sang cạp lại
    Cho tròn mép miệng cái bồ tôi.hi hi

    Em gọi ngườ đến cặp bồ đấy anh ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ồ ! Vậy là bạn đã nhất trí về khái niệm "Bồ" và ngẫu hứng với một bài thơ vui rất thú vị ! Xin mời tham gia vào các bài "bàn luận" tiếp nhé !

      Xóa
  4. Nào anh, ta "Căm phu chia" nhá!
    nhưng báo hcí, thậm chí diễn văn mà dùng :Phối kết hợp, Diều _ nghiên thì không chấp nhận được anh ơi>
    Rồi em lại nghi mình chỉ là HAT CAT lang thang... thế là em kệ tuốt tuột. Anh mà còn tim còn thấy, còn suy...
    Chúc anh vuị a

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chỉ riêng về chữ nghĩa thôi ! Đôi lúc nêu một vấn đề để ta cùng "Bàn luận" cho có việc . Sức đâu nhúng vào các lĩnh vực khác em !

      Xóa
  5. Miền Nam gần đây cũng xuất hiện từ"tám"hay "bà Tám",bắt nguồn từ 1 vỡ kịch trong đó có nhân vật bà Tám thường hay ngồi lê đôi mách,nhiều chuyện...Lớp trẻ hiện nay dùng rất thông dụng.
    Chúc bác an vui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng , thế đó ! Xã hội phát triển , ngôn ngữ cũng theo đà phong phú lên . Không khư khư ôm những cái đã có . Phải bỏ đi những gì không còn phù hợp và nhận về những cái mới , hay . điều này sẽ được sàng lọc tự nhiên và chọn lọc có ý thức của mỗi chúng ta ! Cảm ơn bạn Quỳnh nhiều !

      Xóa
    2. Sao em nghe bác bàn về ngôn ngữ,mà cứ như nói chuyện ý thức chuyển hóa nội tâm,hình thành nhân sinh quan mới,có cái nhìn trong sáng,để nâng tầm đời sống lên trong điều kiện tiếp nhận những yếu tố mới.Em cảm ơn bác!Em vẫn luôn lắng nghe!

      Xóa
  6. Một vấn đề nan giải về từ ngữ VN anh nhỉ? nhưng suy cho cùng cũng làm phong phú thêm thôi, mong là phải "gìn giữ TV trong sáng"... hi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất nhất trí với em ! Tiếng Việt sẽ ngày càng phong phú nhưng cần sự trong sáng . Từ ngữ đẩy đi xa với nghĩa gốc quá sẽ trở thành vô nghĩa . Biết ơn em đã đồng cảm !

      Xóa
  7. Cụ Lý ơi,em nghĩ ra câu"Rổ rá cạp lại ",nó có cùng loại "đẩy ra xa không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thành ngữ này thuộc phạm trù sử dụng nghĩa bóng của một hình tượng cụ thể cho một hiện tương tế nhị không nói ra trực tiếp ! Cảm ơn sự quan tâm đến chữ nghĩ của Hồng Đoan !

      Xóa