15 thg 4, 2022

                      Phải chăng nói lộn ?

   Thành ngữ “Con ông cháu cha” được vận dụng rất phổ biến trong đời sống để chỉ những người có chỗ dựa dẫm. “Ông, cha” không còn là danh xưng nữa mà là quyền lực Nhưng điều này lại gây cảm giác bất ổn về mặt xếp sắp từ ngữ cho nhiều người (vì không là con cha, cháu ông!) Thực ra đây là cách nói gây ấn tượng. Nó được tách hai từ có hai âm tiết rồi ghép lại theo cách các âm tiết một với nhau, các âm                                                                                       

tiết 2 với nhau. Trong trường hợp này, từ con cháu được tách thành: con và cháu; từ ông cha tách ra: ông và cha rồi ghép lại con với ông, cháu với cha. Xin được nêu những trường hợp tương tự để minh chứng. Đó là: Công lên việc xuống (Công việc lên xuống), Ăn trắng mặc trơn (Ăn mặc trắng trơn), Ăn sung mặc sướng (Ăn mặc sung sướng), Buôn tầu bán bè (Buôn bán tầu bè), Buôn thúng bán mẹt (Buôn bán thúng mẹt), Mua gian bán lận (Mua bán gian lận), Thương luân bại lý (Thương bại luân lý), Quyến oanh rũ yến (Quyến rũ oanh yến) , Trao thân gửi phận (Trao gửi thân phận) ...

          Mới hay tiếng Việt chẳng những phong phú mà còn lý thú vô cùng!

 

4 nhận xét:

  1. Cảm ơn Bác đã giải thích.
    Kính chúc Bác luôn được an vui,mạnh khỏe.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thi nhân đã ghé thăm và xem lạm bàn. Xin cảm ơn và chúc đệ thường an !

      Xóa
  2. MN ghé thăm chú đọc bài và hiểu rộng thêm. Kính chú an lạc ạ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chỉ là một chút lạm bàn thôi mà. Cảm ơn cháu đã ghé đọc, mong cháu luôn vui khỏe !

      Xóa