Cứ ngân nga hoài bên tai khúc Bạch Đằng Giang phú của Trương Hán Siêu. Cứ
lung linh ngời ngời trước mắt vế đối của thám hoa Giang Văn Minh khi đi sứ Bắc
quốc. Lòng tự nhủ sẽ có một lần mục sở thị nơi mang hào khí đằng đằng của những
thời giữ nước xa xưa ấy. Dịp may đã đến khi thành phố Hải Phòng tôn tạo một quần
thể di tích mang tên dòng sông không to mà rất lớn này. Với chiều dài vừa phải
và bề rộng khá khiêm tốn nhưng đã đủ lưu lại cho hôm nay và mai sau những chiến
tích rạng ngời của ba vị anh hùng dân tộc mà tên tuổi gắn với dòng sông thiêng.
Hãy đọc trong các miếu thờ, hãy chiêm ngưỡng ba pho tượng lẫm lẫm oai phong của
Ngô Quyền, Lê Hoàn và Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn để sưởi ấm lòng tự hào, nối
dài ý chí quật cường cho muôn sau. Khách bốn phương nườm nượp như trẩy hội. có
lẽ không nên gọi là du khách mà dường như đây là dòng người hành hương ! Họ tìm
về một dĩ vãng linh thiêng, tìm về bóng dáng những “Giáo gẫy đầy sông, cốt khô
đầy gò…” (Trương Hán Siêu) hay “…Huyết do hồng” (Giang Văn Minh) để thắp ngọn lửa
say trong lòng. Vẫn còn đây ít nhiều cọc gỗ làm chứng tích. Dẫu chẳng còn dấu
vân tay những “Sĩ tốt tì hổ” song vẫn gân guốc thớ gỗ trơ bóng cùng thời gian,
trường tồn với non sông . Lặng ngắm cửa Sông Đằng, nơi những chiến thuyền quân
xâm lược bẻ lái chui vào ma trận để không có ngày về mà lòng cứ khơi khơi thức
dậy những “Trắng xóa sóng kình muôn dặm”, “Đất trời lộn sắc” (Trương Hán Siêu).
Đi suốt quần thể di tích mới hay, tiêu chí văn minh của tụ điểm này quả bất
hư truyền. Nhiều lĩnh vực róng loa ba không như một trò viễn tưởng thì ở đây Hải
Phòng làm được. Không người hành khất, không bán hàng rong và không thu tiền dịch
vụ giữ xe. Điều này tưởng chẳng lớn lao gì nhưng hãy cứ thử làm đi mà xem độ gắng sức phải là bao nhiêu.
Thiển nghĩ, với tên gọi “Khu di
tích Bạch Đằng Giang”, có lẽ chỉ nên quy tụ những gì liên quan đến chiến công
trên dòng sông huyền thoại này trong ba cuộc chiến thắng quân xâm lược Nam Hán,
Tống và Nguyên với miếu thờ, tượng đài của ba vị anh hừng dân tộc tiêu biểu cho
những chiến tích ấy là đủ và gọn. Đạo Phật mênh mông đã hiển hiện trong biết
bao kim cổ tự. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã lưu ngọc thi trong Lăng và hệ
thống tượng đài, nhà lưu niệm khắp nước. Những thần tượng vĩ đại ấy nên chăng
xen vào khu di tích này ?
Lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam là chuỗi dài những chiến công hiển
hách. Thời cận đại và hiện đại nhiều khu di tích vẫn còn nguyên đó. Với thời xa
xưa, Hải Phòng đã như những bước đi đầu. Hy vọng sẽ còn được hành hương về
chiêm bái nhiều khu di tích như thế trong thời gian không xa.
"Đây Bạch Đằng Giang sông hùng dũng
Trả lờiXóacủa nòi giống Tiên Rồng,
Giống Lạc Hồng, giống anh hùng, Nam Bắc Trung.
..."
(Bạch Đằng Giang - Lưu Hữu Phước)
Vâng, bài hát một thời vang lên theo nhịp bước của những đoàn người trên khắp nẻo đất nước. Bài hát của tuổi xanh chúng ta !
XóaEm chỉ mơ một lần được về thăm Hà Nội mà chưa được.Bạch Đằng,Chí Linh,...càng thêm ước ao.
Trả lờiXóaLịch sử vệ quốc thật hào hùng,thật xót xa ngày nay trong nhà trường môn sử chưa tạo ra nguồn cảm hứng khi học tập...
Cảm ơn bác đã viết về Bạch Đằng và Hải phòng hôm nay đã làm được "ba không" đáng nêu gương cho cả nước.
Kính bác an lạc !
Nỗi niềm ấy thôi thúc, tin rằng thi đệ sẽ có lần Bắc du. Xin được mời trước, nếu điều đó xẩy ra, hãy ghé qua tệ xá nghen !
Xóa