Vì sao người Do Thái
phiêu bạt khắp nơi nhưng không ai chấp nhận làm ăn mày?
Trong suốt hơn 2000 năm, người
Do Thái đã phải sống cuộc sống lang bạt khắp nơi trên thế giới. Tuy
nhiên, dù đi đến đâu, dân tộc này cũng đều thể hiện được sự xuất
chúng, và cũng là dân tộc duy nhất không có người ăn
mày.
Người Do Thái được cho là dân tộc thông minh
nhất thế giới, với khả năng sáng tạo không ngừng. (Ảnh: Coviet)
Người
Do Thái cho rằng: Người thầy vĩ đại hơn cả Quốc vương. Họ vô cùng
kính trọng giáo viên. Dựa vào học tập, tri thức và sách vở, người Do Thái
dù lang thang ở bất kể nơi đâu họ cũng đều có thể sinh tồn, hơn nữa còn phát
triển mạnh mẽ.
Người Do Thái là một dân tộc có tín ngưỡng tôn giáo mạnh mẽ.
Họ coi học tập là một phần của tín ngưỡng, học tập là một hình thức thể hiện sự
tôn kính của mình đối với Thượng đế. Mỗi người Do Thái đều cần phải đọc sách.
Talmud chính là nguồn gốc trí tuệ của người Do
Thái. Talmud có nghĩa là “nghiên cứu” hoặc “nghiên cứu và học tập”. Talmud cho
rằng: “Học tập là thứ giúp hành vi hướng thiện, là nguồn gốc của đức
hạnh. Sự thành kính, lương thiện, ôn hòa, ưu nhã của một người đều là dựa vào
kết quả của giáo dục”.
Người Do Thái coi sách là bảo bối của cả đời. Giá sách không
được đặt ở đầu giường hay cuối giường nếu không sẽ bị coi là bất
kính với sách.
“Trí tuệ quan trọng hơn tri
thức”. Như thế nào là tri thức? Tri thức chính là thực
tế khách quan và chân tướng của vạn sự vạn vật. Còn trí tuệ là đem thực
tế khách quan và chân tướng của vạn sự vạn vật tiến hành tổng hợp ra một
phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề.
Đối với con người, quan trọng nhất là cái gì? Là đến từ trí
tuệ, mà trí tuệ lại đến từ tri thức.
Mục đích của đọc sách là để mở rộng tri thức, sau khi đã
chuẩn bị được nguồn tri thức phong phú, bạn sẽ học được cách suy xét. Bạn
sẽ minh bạch được đạo lý làm người hoặc là sẽ tìm được cách thức giải quyết vấn
đề. Đây chính là trí tuệ! Vì vậy, trí tuệ đến từ tri thức và quan trọng hơn tri
thức!
Chỉ có tri thức là tài phú
quan trọng nhất, là tài sản có thể mang theo bên mình và còn cả đời có thể
hưởng dụng. (Ảnh: Independent)
Người Do Thái ủng hộ sáng tạo cái mới. Họ cho rằng, việc sáng
tạo ra cái mới chính là trí tuệ, phải dám hoài nghi, dám đặt câu hỏi bất cứ lúc
nào, bởi vì tri thức càng nhiều sẽ càng sản sinh ra sự hoài nghi.
Người Trung Quốc thường hỏi con cái khi chúng tan trường
là: “Hôm nay con làm bài thế nào?”. Còn người Do Thái sẽ
hỏi con: “Hôm nay con có đưa ra câu hỏi nào không? Hôm nay con có gì
khác hôm qua không?”.
Người Do Thái cho rằng, thông qua học tập mọi người có thể
nhận thức chính mình và siêu việt chính mình.
Cách giáo dục của người Do Thái bao gồm cả đóng và mở. Đối
với nội bộ người Do Thái là cởi mở, còn đối với bên ngoài là đóng kín, để duy
trì sự cạnh tranh sinh tồn của người Do Thái.
Talmud là Kinh thánh chuẩn, trong khoảng thời gian từ thế kỷ
thứ 2 đến thế kỷ 6, người Do Thái đã vận dụng nó 500 năm. Hơn 2000 giáo sĩ Do
Thái và các nhà khoa học đã biên soạn ra cuốn sách quý này. Nó là bảo bối sinh
tồn của người Do Thái.
Trên thế giới, dân tộc Do Thái là dân tộc hiểu nhất về nghệ
thuật của giáo dục. Có thể nói, người Do Thái là dân tộc thành công nhất về
giáo dục.
Người Do Thái cho rằng giáo dục có thể cải biến đời người, số
mệnh, cải biến hết thảy. Vì vậy, trong hơn 2000 năm lang bạt trong lịch sử, hết
thảy mọi thứ của họ đều bị cướp đoạt hết chỉ có sách và tri thức là không thể
bị cướp mất.
Người Do Thái vô cùng coi trọng giáo dục, tri thức và sách.
Chỉ có tri thức là tài phú quan trọng nhất, là tài sản có thể mang theo bên
mình và còn cả đời có thể hưởng dụng.
Vì thế, người Do Thái là dân tộc đầu tiên trên thế giới xóa
mù chữ. Từ trước năm 1947, ngay cả một mảnh đất lãnh thổ cũng không
có. Thế nhưng, trong thời kỳ trung cổ, người Do Thái đã xóa mù chữ, vì vậy tố
chất chỉnh thể của dân tộc này cao hơn của các dân tộc khác một bậc.
Dù với dân số ít ỏi, nhưng Do Thái là dân tộc đã
giành được rất nhiều giải thưởng Nobel, với 169 người, chiếm 17,7% tổng số
người giành được giải thưởng này của cả thế giới.
Chính những
yếu tố này đã khiến cho người dân Do Thái dù phải phiêu bạt khắp thế giới hơn
2000 năm, nhưng lại là một nước duy nhất trên thế giới không có ăn
mày
Chức năng và vai trò của giao dục nước nào cũng xác định hàng đầu trong cài tạo và phát triển xã hội.Nước nào có kế sách đúng đắng thành công,dân tộc đó được sống trong ánh sáng văn minh.Ngẫm lại nền giáo dục nước ta vẫn còn nhiều vướng mắc,mọi cài cánh chưa thấu triệt,có lẽ do chưa bắt mạch đúng bệnh trầm kha của nó.
Trả lờiXóaCảm ơn bác đã chia sẻ bài viết hay,chúc bác an vui !
Lý thi nhân nhìn xã hội rất sâu sắc qua lời bình luận . Cảm ơn việc chia sẻ này và mong đệ bằng an !
Xóa