Nhớ lại cái thưở giấy nháp dùng hai lần,
một lần nháp bút chì, lần sau bút mực; thậm chí sau đó lại ngâm nước vôi rửa chữ
, phơi khô để nháp tiếp. Lại nhớ cái thời quyển sách giáo khoa dùng cho nhiều
thế hệ đến nát ra không nhìn rõ chữ mới thôi mà thấy sót ruột cho bây giờ !
Một quyển sách in rất công phu, chữ đẹp,
hình màu bắt mắt, giấy tốt, bìa cứng, bọc lót hai ba lần …để chỉ dùng một lần rồi
bỏ đi! Hãy làm phép tính đơn giản, với hơn hai triệu người đi học, mỗi người
dùng khoảng mười đến hai mươi quyển sách trong một năm sẽ thấy bao nhiêu tấn giấy,
bao nhiêu tiền và công sức bị đổ đi không thương tiếc trong mỗi năm học ? Cơ sự
vì đâu nên nỗi ?
Chương trình và nội dung sách giáo
khoa thay đổi xoành xoạch thì sách cũ tự nhiên bị bức tử ! Cách in ấn lại tạo
điều kiện để người dùng phải điền vào những chỗ trống khi sử dụng thì sao còn
có thể sử dụng lại ?Thiết nghĩ phải nhanh chóng khắc phục hai hiện tượng này để
những quyển sách in ra có giá trị sử dụng lâu dài vì chúng ta chưa giầu có đến
mức phải phí phạm như vậy !
Đúng thật là phí phạm.Sách giáo khoa mỗi năm một bỏ,trong khi dân vẫn còn khó khăn.Lẽ nào chỉ tạo thuận lợi cho người kinh doanh,còn dân thì không ngó ngàng tới.Kêu gọi thực hành tiết kiệm,kêu gọi chống lãng phí,nhưng tình trạng này không sớm chấn chỉnh,e rằng chỉ tạo ra thói quen thờ ơ trước cá vấn đề của XH.
Trả lờiXóaChúc bác Lý an lạc !
Lý thi nhân nói chí phải. Lãng phí cũng gây thất thoát chẳng kém gì tham ô. Chúc thi nhân vui mạnh !
XóaVâng một XH nhiều phung phí lắm xa hoa khổ cho dân đen
Trả lờiXóaBuồn thay!
Thăm Bác Lý Chúc an lành.Mến
Cảm ơn bác đến thăm và đồng cảm! Mong bác an lạc !
Xóa