Mỗi con người trong cuộc sống đều tồn tại trong một mạng lưới quan hệ .
Quan hệ với nhau , với thiên nhiên , với quá khứ và với chính mình . Chất keo trong
các mối quan hệ ấy có thể hình dung bằng những sợi dây - Sợi dây tình cảm . Mỗi
loại hình quan hệ mang đặc trưng bằng một thứ tình cảm riêng rất khác biệt .
Nói riêng mối quan hệ người với người thôi cũng hàm chứa nhiều loại hình tương ứng
với mỗi thứ tình cảm của nó . Tình lứa đôi , tình bạn , tình đồng chí , tình đồng
đội … . Theo một quan niệm xưa , mỗi thứ tình ấy lại có đến bẩy trạng thái biểu
hiện : ái , ố , hỷ , nộ , ai , cụ , dục .
Quan hệ huyết thống nằm trong quan hệ
người với người . Mối quan hệ này cũng khá phức tạp khi ta nhìn theo chiều dọc
, chiều ngang , nhìn chéo hay nhìn xiên . Độ đậm nhạt của tình người cũng được
quyết định bởi những gạch nối ấy . Chính vì vậy , tìm hiểu cùng một lúc với mọi
chiều quan hệ sẽ quá ôm đồm . Trước hết hãy đi theo một mạch tuyến cơ bản nhất đó
là quan hệ huyết thống trực hệ .
Cuộc sống luôn phát triển theo chiều
hướng tiến lên cả về hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc . Con người của thế
hệ sau được thụ hưởng ngày càng nhiều thành quả do những phát minh mới được
liên tục tạo ra . Con cháu giầu có hơn , giỏi giang hơn cha ông là điều hiển
nhiên . Đó chính là cái phúc của xã hội và từng gia đình . Nhưng cái cốt lõi
trong mạch tình cảm trực hệ dường như bất biến . Tình cảm của thế hệ trước dành
cho thế hệ sau bao giờ cũng là sự bao dung , hy sinh và tha thứ thấm đậm trong
yêu thương . Cha mẹ luôn nhìn con cái với mờ mờ bóng dáng ngày còn thơ dại để
lúc nào cũng như muốn xòe cánh ra ấp ủ che chở cho dù trong thực tế đôi khi đã
bất lực . Người xưa nói “Nước mắt chẩy xuống” có lẽ là như vậy chăng . Ngược lại
, cái không đổi trong tình cảm cùa hậu duệ đối với tiền nhân là sự yêu kính , tôn thờ và ngưỡng vọng . Con
cháu nhìn thấy ở cha ông mình một cái gì đó luôn lớn lao thậm chí đôi khi khuyếch
đại lên hơn sự thật . Không ít trường hợp sự phóng đại hồi ức tạo ra huyền thoại
cho các bậc tiền bối mà hậu sinh cứ mặc nhiên khoác vào như sự việc là vốn có .
Với các bậc sinh thành , nhất là khi đã quá cố , con cháu thường nhìn cái đơn
sơ , đạm bạc thậm chí là tù túng xưa như
trở nên thanh bạch , ung dung ,lung linh để mà suy kính . Câu dân gian truyền tụng
“Con không chê cha mẹ khó , chó không chê chủ nhà nghèo” phải chăng có liên
quan đến khía cạnh này của tình cảm .
Độ sâu đậm trong tình cảm trực hệ huyết
thống cũng mai một theo chiều dài của dòng huyết hệ . Giữa cha mẹ với con cái ,
tình cảm ấy sâu đậm nhất . Đến ba thế hệ đã thấy xuất hiện sự lỏng lẻo hơn . Ấy
là do tác động của ông bà với cháu đã bị giảm đi tính chủ động . May mà trong
quan hệ này , thế hệ giữa là cha mẹ làm cầu nối để biến mối tương quan ba bậc
thành hai mối tương quan trực tiếp . Họ là con của ông bà lại là cha mẹ của
cháu ; cũng chính vì thế mà vai trò gắn kết của họ vô cùng quan trọng . Nếu ba
thế hệ này ở chung ( Tam đại đồng đường ) thì dường như độ đậm của tình cảm
không khác gì trong quan hệ hai bậc . Với bốn thế hệ , quan hệ tình cảm đã mờ
đi khá rõ . Chỉ những trường hợp “Tứ đại đồng đường” mới có khả năng duy trì sự
âu yếm , tính trách nhiệm thường nhật . Sang đến năm đời rõ ràng tình vẫn còn
nhưng hình như không bằng nghĩa . Chẳng thế mà người xưa coi “Ngũ đại” là “Mai
thần chủ” và ngày nay hiến pháp cũng cho phép hôn nhân mở rộng đến mức độ ấy .
Nói như trên là nhìn vào mặt sáng của
xã hội . Những điều nhức nhối mà ta thảng gặp phải coi là những quái thai nằm
trong mặt tối . Hãy loại những thứ đó ra ngoài chẳng những vòng luật pháp mà cả vòng luật đời .
Thăm anh trai đọc bài hay về quan hệ huyết thống gia đình
Trả lờiXóaChúc anh trai khỏe thong dong vui với con cháu anh trai nhé ! (~_~)
cảm ơn em gái . Mong em luôn tươi trẻ và lúc nào cũng là người xông nhà !
XóaNgày nay do giao thông phát triển,không gian sống rộng mở,văn hóa truyền thống nhạt mờ cũng góp phần làm cho tình cảm gia đình các thế hệ loãng pha dần...
Trả lờiXóaCảm ơn bác đã chia sẻ bài viết hay,thiết thực!
Chúc bác an vui !
Dù có bị méo mó đi do tác động của xã hội nhưng ta vẫn có quyền tin vào mạch tình cảm huyết thống trong gia đình tử tế bạn Quỳnh ạ .Cảm ơn bạn thăm và góp lời !
XóaCháu thấy rằng hình như đa số những gia đình có 3 thế hệ trở lên cùng sống chung trong một mái nhà thì cả nhà đều sống tốt; ông bà vui khỏe; con cháu hiếu thuận, thành công trong cuộc sống và sống có ích cho xã hội. Cháu vẫn thích và rất ngưỡng mộ gia đình kiểu mẫu này hơn vì ngày nay, vợ chồng trẻ không có sự dạy bảo của ông bà, cha mẹ nên việc chăm sóc và nuôi dạy con cái chưa được hoàn thiện về mọi mặt, nhất là về việc ghi nhớ công ơn tổ tiên và cách đối nhân xử thế nữa.
Trả lờiXóaCháu chúc chú an lành ạ!
Suy nghĩ của cháu rất đúng . Rất tiếc nhiều người bỏ phí vai trò , tác dụng của ông bà trong đời sống tình cảm của cháu . Cảm ơn cháu đến thăm và để lại lời bàn!
XóaVÌ HOÀN CẢNH SINH SỐNG VÀ QUAN NIỆM MỚI TỰ DO CÁ NHÂN NÊN QUAN HỆ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH LỎNG LẺO HƠN XƯA HUYNH Ạ
Trả lờiXóa