10 thg 3, 2016

Tích hợp , một ý tương mới ?





          Trong dự án thay đổi chương trình và nội dung ở bậc học phổ thông , Bộ giáo dục và đào tạo ( GD&ĐT ) đề xuất ý tưởng tích hợp một số bộ môn để giảm thiểu căng thẳng cho việc học . Điều này thể hiện hướng suy nghĩ tích cực nhưng cũng đặt ra nhiều yêu cầu để đảm bảo cho mục đích có thể đạt được .
          Trước hết nội dung của các bộ môn thành phần ( Toán , lý , hóa hay Sử , địa…) vẫn phải đảm bảo xếp sắp lô gic , nội hàm được giản ước hợp lý theo hướng đã định . Nếu không , bộ môn tích hợp ( Khoa học tự nhiên hay Khoa học xã hội ) chỉ là một cái hộp đựng chung mang tên gọi mới một cách hình thức . Ý đồ làm nhẹ bớt cái ba lô trên lưng học sinh phải khuôn xếp khéo léo không thể  không đảm bảo mặt bằng cơ bản như các nước có nền giáo dục hiện đại mà ta đang muốn kịp họ .  
          Dù có tích hợp lại thì các bộ môn thành phần vẫn rất riêng về cả nội dung lẫn phương pháp truyền đạt . Vừa qua có nhiều băn khoăn trong các bậc phụ huynh và cả cán bộ giáo dục về sự bất cập của thày khi giảng các bộ môn tích hợp này . Có ý kiến cho rằng rồi đây sẽ phải đào tạo lại đội ngũ giáo viên ! Nếu ta vẫn cứ xếp thời khóa biểu cho từng bộ môn thành phần theo số lượng bài có trong tích hợp để thày giáo bộ môn cũ dậy có sao đâu ? Thực chất tích hợp không làm xuất hiện một bộ môn mới ! Khái niệm này có ý nghĩa nhiều hơn trong thi cử , không phải trong giảng dậy .
           Khả năng giảm bớt căng thẳng tâm lý cho học sinh trong học hành và thi cử quyết định bởi nhiều yếu tố khác của dự án do bộ GD&ĐT đề xướng . Tích hợp chỉ là một khái niệm . Nó góp phần vào mục đích chung nhiều hay ít còn do cách tích hợp . Hy vọng với dự án này , ngành giáo dục nước ta có một bước ngoặt trong quá trình tiến lên  .

13 nhận xét:

  1. Nặc danh09:15 10/3/16

    GT con ghé thăm Chú đọc bài ,GT con chúc Chú luôn vui khỏe ạ.
    Thân Mến

    Trả lờiXóa
  2. Thăm anh trai đọc bài viết hay của anh trai về ngành giáo dục
    Chúc anh trai vui khỏe bình an (~_~)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng là thể hiện suy nghĩ của mình , cũng chẳng mong đóng góp được gì khi đã nghỉ hưu !

      Xóa
  3. Em cũng chỉ nghe qua vài chương trình thời sự có đề cập đến,chưa rõ lắm...
    Chúc bác an vui !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây là câu chuyện khá phức tạp . Chẳng ai biết trước được kết cục bạn à . Cảm ơn bạn đến thăm và đọc bài viết !

      Xóa
  4. Bản thần từ TÍCH HỢP khá lạ, có thể dùng từ nào đó dễ nhận dạng không bác nhỉ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Việc chọn từ là do những cái trán rộng , đầu hói định rồi . Ta chỉ góp ý với nội dung thôi ST à !

      Xóa
  5. HQ thăm anh LVG .
    Đọc bài viết ...
    Đúng vậy anh ạ .
    HQ chúc anh luôn thật vui anh nhé .

    Trả lờiXóa
  6. Theo cháu biết ở nước ngoài,có nơi thì tích hợp có nghĩa là một bài học có thể giảng dạy cho nhiều môn học.
    Ví dụ : 1 bài tập đọc ở tiểu học được chia ra dạy trong nhiều tiết cho từng môn lịch sử, khoa học, đạo đức, địa lý. Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác nội dung bài tập đọc đó theo từng môn trên. Từ đó, học sinh nắm rất chắc nội dung bài đọc, đọc rất tốt, kiến thức hiểu biết rộng và có tình cảm sâu sắc với bài đọc. Vì vậy, sách giáo khoa ở nước ngoài được biên soạn rất kỹ, rất khoa học.
    Ở nước ta, tích hợp hiện nay được áp dụng theo 2 cách :
    Cách 1. Là dạy môn này rồi nói thêm môn kia. Hiện nay đang thực hiện đại trà. Kết quả chưa khả quan gì bởi vì kiến thức quá nhiều mà thời gian học thì ít ỏi, học sinh bị nhồi nhét, giáo viên bối rối.
    Cách 2. Mỗi môn học về xã hội thì khi dạy học, giáo viên phải đưa thêm Chủ nghĩa Mác – Lê nin , tư tưởng Hồ Chí Minh và thêm các vấn đề chính trị- văn hóa - xã hội vào bài dạy, kể cả đối với học sinh lớp 1. Hiện nay đang thử nghiệm cách này ở ít trường. Kết quả chưa biết.

    Cháu chúc chú luôn an lành ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn cháu đã đến thăm và để lại lời bàn ! Khái niệm tích hợp thì đã rõ nhưng hiện nay bộ Giáo dục đang loay hoay tích hợp ngay trong chương trình , trong từng bài giảng hay mới tích trong thi cử . Ví dụ các môn văn , sử , địa tích hợp thành môn Khoa học xã hội có thể ngay trong một tiết , cũng có thể trong một quyển sách giáo khoa giảng trong cả năm hoặc cứ giảng riêng từng môn trong suốt năm nhưng khi thi thì đề bài có cả kiến thức của ba môn đó . Chú chắc cháu cũng là người trong ngành giáo dục mới có được những ý kiến trên . Mong gặp cháu nhiều !

      Xóa
    2. Dạ, ở Tiểu học thì chủ yếu là tích hợp trong các bài giảng ạ. Có những bài giảng sử dụng tích hợp rất hợp lý. Ví dụ: dạy bài Tập đọc, Tự nhiên- xã hội, Địa lý về biển thì giảng dạy nói thêm về quần đảo Trường Sa và chủ quyền biển đảo. Cái khó nhất là thời gian cho tiết dạy chỉ từ 30- 35 phút, thời gian vẫn vậy mà phải dạy rất nhiều kiến thúc như thế thành ra học sinh và giáo viên bị quá tải. Thế nhưng cũng có những bài giảng tích hợp chưa hợp lý, kể ra thì dài dòng lắm ạ.
      Còn ở Trung học đang muốn tích hợp môn Lịch sử và môn Địa lý làm một hoặc môn Lịch sử với môn Giáo dục công dân làm một, thế mới gay chứ.
      Đề thi cũng có đề hỏi cả những kiến thức đã được tích hợp ạ.

      Xóa