Như một lời bàn
Xin mượn phiến khúc Haiku của họa sĩ- hai jin Phan Vũ Khánh minh họa cho bức tranh ông vẽ để nhàn đàm về một hiện tượng mà nhiều người trong làng Haiku Việt hiện đang quan tâm. (Những tác phẩm của Phan rất khó nói thơ minh họa cho tranh hay ngược lại nữa!)
Anh viết:
Mưa nắng giao mùa
Dâm dấp ngực em
Dải lụa dã quỳ.
Nếu “chuyển thể” sang thơ lục bát, ta có thể viết:
Ngực em dâm dấp dã quỳ
Nắng về dè dặt mưa đi ngập ngừng
(Lý Viễn Giao)
Sau khi chuyển thể, muốn biến nó thành một phiến khúc Haiku như Lê Đình Công gọi là “Hai trong một” cũng được, vì câu lục bát này viết có tiều đối ở dòng tám:
Ngực em dâm dấp dã quỳ
Nắng về dè dặt
Mưa đi ngập ngừng.
Những ai quan tâm đến “Thơ đôi” theo ý tưởng của Nhật Chiêu lại viết ghép hai câu Haiku và lục bát vời nhau để thành một “đôi”:
Mưa nắng giao mùa
Dâm dấp ngực em
Dải lụa dã quỳ
Ngập ngừng mưa đến nắng đi
Ngực em dâm dấp dã quỳ đơm hương
Từ một khúc Haiku ta có thể làm ba việc tạm gọi là ba cách “chơi thơ”. Đó là CHUYỂN THỂ, HAI TRONG MỘT và THƠ ĐÔI. Khúc nhàn đàm ngắn này muốn làm sáng tỏ những cách chơi ấy đối với thơ Haiku Việt mà hiện nay đã có không ít người quan tâm.
Cảm ơn Bác đã chia sẻ cho biết những cách thơ Haiku thật hay, đẹp và thú vị.
Trả lờiXóaKính chúc Bác an lành, mạnh khỏe.