Chơi cờ
Có những cuộc cờ
Mỗi nước tiến lui
Đầu rơi máu chẩy
チェスのゲームもある
各国が進退する
頭が落ちて出血
Chesu no gēmu mo aru kakkoku ga shintai suru atama
ga ochite shukketsu
“Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ
đần
Nơi duy ác hiếm người
bàn bạc”
(Nguyễn
Trãi- Bình Ngô đại cáo)
“Có thu nguyệt mới nước
thời in sắc
Chửa xuân thiên sao
hoa cỏ theo mùa”
(Phạm
Thái- Tây Hồ phú)
Ngay trong một câu, nhiều khi cũng đã là câu đối:
“Vai năm tấc rộng, Thân
mười thước cao”
“Gươm đàn nửa gánh, Non
sông một chèo”
(Nguyễn
Du- Truyện Kiều)
“Bờ lau quạnh quẽ, Bến
lách đìu hiu”
“Giáo gẫy đầy sông, Cốt
khô đầy gò”
(Trương Hán Siêu- Bạch Đằng Giang Phú)
Đặc biệt thơ Đường luật, hai cặp Thực và Luận nhất thiết phải là câu đối.
Bên cạnh thơ Phú, chơi câu đối
cũng là một niềm vui trong thù tạc và so đọ tài năng, tuyển dụng hiền tài. Đôi
khi câu đối trở thành vũ khí trước kẻ thù:
“Đề tam xích kiếm tận thu thiên hạ nhân tâm
Ỷ nhất nhung y năng đảm
thế gian nan sự”
(Lê
Thánh Tông)
“Có một cơi giầu mang lễ
cụ
Xin đôi câu đối để thờ
ông”
(Nguyễn Khuyến)
“Đồng trụ chí kim đài dĩ
lục
Đằng Giang tự cổ huyết
do hồng”
(Xuất:
sứ Tầu- Đối: Thám hoa Giang Văn Minh)
Học thói người xưa, xin “liều
mình như chẳng có” ra một vế, mời bạn bè tham gia đối cho vui:
HOA THIÊN
LÝ THƠM NGÀN DẶM
Các bậc túc nho xưa coi thơ Phú là một thú chơi tao nhã. Thơ phú buổi ấy
chứa ẩn nhiều câu đối trong từng cặp câu:
“Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ
đần
Nơi duy ác hiếm người
bàn bạc”
(Nguyễn
Trãi- Bình Ngô đại cáo)
“Có thu nguyệt mới nước
thời in sắc
Chửa xuân thiên sao
hoa cỏ theo mùa”
(Phạm
Thái- Tây Hồ phú)
Ngay trong một câu, nhiều khi cũng đã là câu đối:
“Vai năm tấc rộng, Thân
mười thước cao”
“Gươm đàn nửa gánh, Non
sông một chèo”
(Nguyễn
Du- Truyện Kiều)
“Bờ lau quạnh quẽ, Bến
lách đìu hiu”
“Giáo gẫy đầy sông, Cốt
khô đầy gò”
(Trương Hán Siêu- Bạch Đằng Giang Phú)
Đặc biệt thơ Đường luật, hai cặp Thực và Luận nhất thiết phải là câu đối.
Bên cạnh thơ Phú, chơi câu đối
cũng là một niềm vui trong thù tạc và so đọ tài năng, tuyển dụng hiền tài. Đôi
khi câu đối trở thành vũ khí trước kẻ thù:
“Đề tam xích kiếm tận thu thiên hạ nhân tâm
Ỷ nhất nhung y năng đảm
thế gian nan sự”
(Lê
Thánh Tông)
“Có một cơi giầu mang lễ
cụ
Xin đôi câu đối để thờ
ông”
(Nguyễn Khuyến)
“Đồng trụ chí kim đài dĩ
lục
Đằng Giang tự cổ huyết
do hồng”
(Xuất:
sứ Tầu- Đối: Thám hoa Giang Văn Minh)
Học thói người xưa, xin “liều
mình như chẳng có” ra một vế, mời bạn bè tham gia đối cho vui:
HOA THIÊN
LÝ THƠM NGÀN DẶM
Em có thấy vai mình tắm lạnh không
Và khăn áo khoe màu vui mắt phố?
Có thấy nụ cười trôi theo cánh gió
Dắt díu nhau về sưởi ấm ngày đông?
- Không, tôi đi lĩnh thuốc bảo hiểm hằng tháng!
- Cụ lĩnh những thuốc gì?
- À … thì … bệnh viện có thứ gì họ phát thứ ấy. Thuốc huyết áp thì mỗi
tháng một loại, còn vài thứ đơn giản của bệnh mãn tính khác thì …
khi có khi không. Một vài loại … không có, thì họ kê đơn để đến hiệu
thuốc mua!
- !?
Mảnh mai sắc tím nhẹ
nhàng hương lay
Một lần hoa bén lòng tay
Có nhau môi khát mắt say
một đời
Sắc vàng phơi tán lá
Buồn hoang dâng mắt lạ
Mênh mông lạnh cuối trời
Thu đi rồi em ơi!
Đông theo về nhanh quá
Ngại ngần hơi sương giá
Hoàng hôn lòng, chơi vơi.
Thu đi rồi em ơi
Người về may áo cưới
Xui ai lòng chan tưới
Ức niệm xanh xa vời
Thu đi rồi em ơi
Chút gì còn vương vãi?
Ai giùm ta víu lại
Những vần thơ tướp tơi!
Xin mượn phiến khúc Haiku của họa sĩ- hai jin Phan Vũ Khánh minh họa cho bức tranh ông vẽ để nhàn đàm về một hiện tượng mà nhiều người trong làng Haiku Việt hiện đang quan tâm. (Những tác phẩm của Phan rất khó nói thơ minh họa cho tranh hay ngược lại nữa!)
Anh viết:
Mưa nắng giao mùa
Dâm dấp ngực em
Dải lụa dã quỳ.
Nếu “chuyển thể” sang thơ lục bát, ta có thể viết:
Ngực em dâm dấp dã quỳ
Nắng về dè dặt mưa đi ngập ngừng
(Lý Viễn Giao)
Sau khi chuyển thể, muốn biến nó thành một phiến khúc Haiku như Lê Đình Công gọi là “Hai trong một” cũng được, vì câu lục bát này viết có tiều đối ở dòng tám:
Ngực em dâm dấp dã quỳ
Nắng về dè dặt
Mưa đi ngập ngừng.
Những ai quan tâm đến “Thơ đôi” theo ý tưởng của Nhật Chiêu lại viết ghép hai câu Haiku và lục bát vời nhau để thành một “đôi”:
Mưa nắng giao mùa
Dâm dấp ngực em
Dải lụa dã quỳ
Ngập ngừng mưa đến nắng đi
Ngực em dâm dấp dã quỳ đơm hương
Từ một khúc Haiku ta có thể làm ba việc tạm gọi là ba cách “chơi thơ”. Đó là CHUYỂN THỂ, HAI TRONG MỘT và THƠ ĐÔI. Khúc nhàn đàm ngắn này muốn làm sáng tỏ những cách chơi ấy đối với thơ Haiku Việt mà hiện nay đã có không ít người quan tâm.
Vén ngày lên ngóng vầng mây tím
Bước heo may hoàng hôn vội theo về
Lúa ngoài nội đơm hương ngọt lịm
Trăng bỗng mượt lòng khúc rơm rạ làng quê
Linh ngưu là
giống vật mang đặc điểm của sáu loài vật khác: bò, cừu, tuần lộc, chó hoang,
gấu nâu và linh dương. Nó còn được gọi là “lục bất tượng” (sáu không giống)
được phát hiện ở Cửu Đỉnh Sơn thuộc Tứ Xuyên Trung Quốc.
- Cụ ơi, cho hỏi
khí không phải, sao thẻ ưu tiên miễn phí xe bus ở Hà Nội cho người từ sáu mươi
tuổi trở lên lại có thời hạn và hết hạn phải đổi lại nhỉ?
-
Cụ đã hâm chưa đấy,
thế mà cũng phải hỏi.
-
Chắc họ sợ sau mấy
năm người đã có thẻ lại không đủ tiêu chuẩn nữa chứ gì?
-
Chứ lị sao nữa
-
Mà không đủ tiêu
chuẩn thì chỉ là ít tuổi đi thôi?
-
Chứ lị!
-
?!
Thu đi kìa em ơi
Bước chân thơm vạt cỏ
Sắc vàng lay lá gió
Gọi nhung nhớ dâng khơi
Thu đi kìa em ơi
Có nghe buồn tắm lạnh
Mùa xưa theo ảo ảnh
Giăng mắc giữa chơi vơi
Thu đi kìa em ơi
Xòe bàn tay đếm thử
Có bao điều cất giữ
Đã tan vỡ tơi bời
Thu đi kìa em ơi
Nhón thêm vài sợi nắng
Cất về nơi thầm lặng
Cho ngày đông tuyết phơi.
Chỉ lãng đãng chút vàng thu loang vãi
Để mơ hồ ngâu rắc thấm vai xinh
Để nao lòng rêu phủ dấu hài xanh!
Cá “Trèo đồi” (hay còn gọi là “Cá tràu”, “Cá ửng”): Loài cá này trông
giống như “Cá chạch” có kích thước nhỏ nhưng thịt rất thơm ngon và bổ. Ngày
xưa chỉ những người giầu có mới được ăn. Ngày nay vì bị săn bắt nhiều nên gần
như tuyệt chủng!