Khúc Tháng tám
Rượu mới nghiêng ly trăng đã vạnh ngà
Cơn gió mát theo về phương dâu bể
Muốn mượn thang trời lên thăm Cung Quế
Ngại ngùng lòng nơi Chú Cuội Gốc đa
Rượu mới nghiêng ly trăng đã vạnh ngà
Cơn gió mát theo về phương dâu bể
Muốn mượn thang trời lên thăm Cung Quế
Ngại ngùng lòng nơi Chú Cuội Gốc đa
Biết gió, anh đứng trông cây
Biết sông, nhìn nước
Biết mây, ngóng trời
Ríu ran trong tiếng nói cười
Thoáng nghe em nói
Biết người Tràng An!
Không có sách
giáo khoa, chỉ thày giáo được phát những quyển sách in có bài giảng trong
chương trình. Chúng tôi phải thành lâp “Ban ấn loát” để in bài từ các tài liệu
của thày. Nói thế nghe thì oai, nhưng thật ra cách làm là in “Ni thó”. Lấy đất
sét nhào thật mịn, độ dẻo vừa đủ, tạo ra một mặt phẳng; viết chữ lên tờ giấy trắng
bằng mực tím pha đặc, để khô mực rồi đặt lên mặt đất dã làm mịn cho mực ngấm
vào đất. để một lúc giật nhanh tờ giấy ra, đặt lần lượt các tờ giấy trắng vào đất.
Mỗi động tác ấy được một tờ tài liệu giống mẫu. Mỗi mẫu in được khoảng vài chục
tờ.
Mỗi khi giặc về
càn quét lớn, lớp học lại nghỉ, mọi người theo gia đình tản cư tán loạn mọi
nơi. Sách vở được chôn cất (Thường là dưới đống gio nhà bếp) bằng một cái hộp,
đó chính là cái vỏ hộp mà Tây để lại từ trận càn trước.
Tuy gian khổ
nhưng chúng tôi hồ hởi vui lắm. Trước buổi học bao giờ cả lớp cũng đồng ca một
bài. Tiếng hát trẻ trung lan rộng trong lũy tre làng, trên đồng lúa xanh mơn mởn…
Ánh sáng lập lòe từ những ngọn đèn dầu lấp lánh như những vì sao. Có những đêm
đi học về, băng qua cánh đồng lúa chín vàng ruộm ánh trăng, lựng thơm hương cốm,
chúng tôi rì rầm về tương lai và mong mỏi hòa bình trở lại quê hương mình như
xưa.
Thời gian trôi
đi, dâu bể trùng trùng. Khi nhớ về những ngày ấy, tôi như sống lại một thời
trai trẻ vàng son và càng trân quý ngày hôm nay!