Quỳnh hoa
Hò hẹn mong chờ chong mắt
thức
Chỉ một đêm mà cả cuộc đời Ngọt ngào hương sắc loang mơ thực
Biết canh tàn hồn mãi
dâng khơi
Biết canh tàn hồn mãi
dâng khơi
Vừa
quý vừa hiếm
Tờ 2 đô được in rất hạn chế và không thường xuyên
được in lại theo số series mới như các đồng tiền khác. Việc in tờ tiền này được
thực hiện khi có nhu cầu. Nếu hệ thống ngân hàng của Cục Dự trữ Liên bang nhận
thấy lượng cung về tờ 2 đô la quá ít thì các ngân hàng sẽ đề xuất yêu cầu Cục
in ấn in thêm. Cho đến nay thì tờ tiền 2 USD chỉ được in ấn trong một số năm:
1917, 1918, 1928, 1953, 1963, 1995, 1976, 2003 và 2009. Năm 2009 là thời điểm
in đồng 2 đô la cuối cùng tính đến thời điểm hiện tại với số lượng rất ít và
chỉ 12 bang trong tổng số 50 bang của Mỹ được phép in tờ tiền này.
Câu
chuyện về đồng 2 đô la Mỹ năm 1976
Theo giai thoại, vào năm 1976, tại Mỹ đã xảy ra một
vụ tai nạn máy bay nghiêm trọng và chỉ có một người đàn ông duy nhất sống sót
sau đó. Những người tìm thấy người đàn ông này nói rằng họ phát hiện ra trên
người ông còn duy nhất một đồng 2 đô la Mỹ. Chính người đàn ông này cũng kể
rằng trước đó mẹ ông đã dặn luôn mang theo đồng 2 đô la này bên mình từ năm ông
6 tuổi, nếu có điều không may xảy ra hãy cầm nó và cầu nguyện. Ông đã làm đúng
như vậy khi đối diện với tử thần và từ đó, đồng 2 đô la năm 1976 được coi là
đồng 2 đô la may mắn nhất.
Số
2 là số may mắn.
Trong quan niệm của người phương Đông, số 2 cũng
biểu tượng cho may mắn và hạnh phúc – tượng trưng cho sự “có đôi – có cặp” sự
hài hòa về mặt âm dương nên là cội nguồn của vạn vật trong vũ trụ. Bên cạnh ảnh
hưởng từ quan niệm của Mỹ, dựa vào ý nghĩa phong thủy, ý nghĩa của 2 USD không
chỉ tồn tại trong quan niệm của giới chơi tiền mà còn có sự lan tỏa tới các
doanh nhân lớn nhỏ và của bất kỳ ai tin tưởng và mong chờ sự may mắn.
Thuận
Buồm Xuôi Gió
Mặt sau của tờ 2 đô la Mỹ có in hình 42 vị
Tổng thống các đời của Mỹ, được coi là biểu hiện của sự tụ họp đông đủ của
những con người quyền lực và có sức mạnh. Do đó, người Mỹ quan niệm rằng nếu sở
hữu tờ tiền này, mọi việc sẽ luôn thuận lợi, giúp những ước mơ dang dở trở
thành hiện thực và thành công.
Biểu
tượng của quyền lực
2 đô la là tờ tiền duy nhất mà mặt sau của nó có in
hình tổng thống và 42 vị quan chức cấp cao nhất của nước Mỹ khi ký cùng nhau ký
vào bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Mỹ năm 1774. Những con người xuất
chúng và tài cao điển hình nhất chốn nghị trường trên toàn thế giới. Khác với
những ý nghĩa trên, ý nghĩa của biểu tượng này không mang tính quy ước, nó phụ
thuộc vào mong muốn của người sở hữu: quyền lực, sức mạnh, ý chí, sự ảnh hưởng,
thuận buồm xuôi gió…
Tờ tiền
dẫn dắt tiền bạc
Nói về xứ sở mình, nhẹ nhàng thôi mà
sao da diết:
Trời
cuối Thu
Hương
Giang trầm lắng
Cố
nhân xa mù (Nguyễn Nghi)
Hoàng
thành
Lữ
khách thăm cố xứ
Nắng
vàng khẽ đậu bờ môi (Ngàn
Thương)
Mà sao đẹp mê hồn:
Trăng
treo đỉnh Ngự Bình
Ngàn
thông bừng thức gọi gió
Mấy tầng
lá biếc lung linh (Thảo Lê)
Nỗi hoài niệm thì vẫn
rõ mồn một trong hồn thơ Xứ Huế:
Một mình
Trà
ngon
Tay
quen rót đầy hai chén (Thảo Lê)
Thu về
triền đê
cỏ may
găm đầy
nhung
nhớ (Thúy Vinh)
và quê hương, quê
hương nhìn teo giác độ thật giản dị, thanh bình:
Sân
Chùa
mưa
Ngâu
áo nâu
cài hoa trắng
(Viễn Tú)
Nồi đồng
cơm gạo tẻ
Om
sành cá kho tộ
mùi
rơm (Nguyễn Khánh Cường)
Ong miệt
mài hút mật hoa
mai tắm
nắng xuân
an
nhiên (Xuân Đài)
Rực rỡ
sắc hoa
chan
hòa tình bạn
xuân đầy (Hồng
Ngọc)
cái mưa Xứ Huế đã vào
thơ, vào nhạc từ lâu rồi, nay ùa vào Haiku như một lẽ tự nhiên vậy:
Mưa buồn
rơi
lòng
chơi vơi
Huế
ơi
(Ái Nguên)
Mưa tầm
tã
Hàng
cây lặng
lòng xôn
xao
(Đăng Nguyên)
sâu nhất, nặng nhất vẫn
là tình mẫu tử:
Vườn
xưa cỏ phủ đầy
dấu
chân gầy
Mẹ
ơi
(Quỳnh Trâm)
Còn tình yêu lứa đôi
thì bao giờ chả thế, nó ngọt ngào, thao thiết vô lường:
Em và
tôi nhìn nhau
Nụ cười
em
Xuân
ngời
(Bùi Dũng)
Môi thơm
mùa hàm tiếu
sóng mắt
vỗ đôi bờ
kết nối
miền yêu thương (Trường
Giang)
Bên
hàng giậu thưa
Lúng
liếng mắt huyền
Chao nghiêng nỗi nhớ (Nhiên Hữu)
Với đồng đội, cái sâu
nặng, cái da diết không không giảm nhưng có phần lý chí hơn:
Một
chén vơi
một
chén đầy
cạn
chén bên bia mộ đồng đội (Trần Tịnh
Yên)
Rất vui vì một số thi khúc
đã là thơ Haiku chuẩn mực về hình
thức và có sức gợi qua nội dung. Chỉ có thể điểm xuyết được một vài trong số
đó:
Gió nẩy mầm
chiếc lá lắng nghe
mùa xuân về (Trần Tịnh
Yên)
Sen hồng tràn ao
Nắng reo Hạ
Chênh chao ngõ về (Bùi Dũng)
Trùng dương
Chim bằng
bay vời xa
Ngàn
khơi (Nguyễn
Khánh Cường)
Song niềm vui vẫn chưa
đầy bởi còn những bài thơ dễ dãi lạc vào tập thơ. Thưởng thức hương sắc của bó
hoa tươi từ vườn hoa câu lạc bộ thơ Haiku Xứ Huế mà lòng chộn rộn nỗi mong chờ. Khao khát được đón nhận nhiều lẵng
hoa ngát hơn, đẹp hơn trong những ngày không xa. Chắc chắn niềm mong đợi ấy
không phải là viển vông!
Thân
quý tặng CLB thơ Haiku Xứ Huế!
Nói gì từ đôi mắt ấy?
Biển xanh vời vợi nghìn trùng
Buồm đi nghiêng nghiêng cánh
vẫy
Xui lòng sương khói mông lung
Gọi về hồn thu trong vắt
Thầm thào gió lá hơi may
Nụ cười mùa vương tím ngắt
Lòng tay nhủ ấm lòng tay
Gửi gì về đôi mắt ấy?
Lời ca ru giấc trăng thề
Tiếng đàn giọt rơi dạ cháy
Nhịp nhàng tay vẫy cơn mê
Câu thơ dở say dở thức
Thuyền trôi buông mái theo
dòng
Chập chờn bến mơ bến thực
Bồng bềnh nẻo đục nẻo trong
Lời đâu cho đôi mắt ấy?
Nâng niu ta giữa nhịp đời
Mỗi đận đất bằng sóng dậy
Tìm về mắt ấy ta bơi!
28.
Có 7 vị thần mang đến may mắn cho con người trong nền văn hóa Nhật Bản. Họ được
gọi làShichifukujin, thường được miêu tả, phác họa với vẻ ngoài khá ngộ nghĩnh,
ngồi trên chiếc thuyền Takarabune chở đầy kho báu và bảo bối. Gồm có :
1, Ebisu: phù hộ người đi biển và nhà nông. Bạn có thể thấy Ebisu là vị thần
đầu tiên đội mũ đỏ, cầm cần câu và ôm cá trong hình.
2, Daikoku: của thương nghiệp và của cải, mùa màng; là cặp bài trùng với thần
Ebisu. Thần Daikoku thích Phật-Pháp-Tăng và ăn uống, có thể mang đến may mắn và
biến điều ước thành sự thật; hay cầm một cái bao và chiếc vồ nhỏ bằng gỗ.
3, Bishamon: bảo vệ Phật giáo và hòa bình; ban phát của cải và may mắn cho
người nghèo hoặc những người xứng đáng. Thần là người mặc quân phục màu xanh lá
và cầm mâu trong hình.
4, Benten: vị nữ duy nhất. Bà là thần của kiến thức, tài biện luận, âm nhạc và
cái đẹp.
5, Fukurokuju: Phúc-Lộc-Thọ, là vị thần của những điều may mắn, tiền tài, trí
tuệ, công danh và sức khỏe. Thần đứng thứ 3 trong hình vẽ, đội mũ văn nhân, cầm gậy.
6, Jurojin: phiên âm Hán-Việt là "Thọ lão nhân", thần của sức khỏe,
sự trường sinh và trí tuệ. Thần được vẽ với cái đầu rất dài, râu dài bạc phơ,
cầm trượng dài, trên trượng có gắn bí kíp trí khôn nhân loại, đặc biệt có phần
nói về cách sống lâu.
7, Hotei: của tiền tài, phước lộc và sự thịnh vượng. Ông là một vị thần mập
mạp, hay cầm quạt tre (hay lá chuối gì đó
29. Bảy công trình kiến trúc và
điêu khắc được người xưa cho là vĩ đại nhất hợp lại thành danh sách "Bảy
kỳ quan của thế giới cổ đại", gồm có:
1, Đại kim tự tháp Giza (Ai Cập) – kỳ quan duy
nhất trong danh sách còn tồn tại đến ngày nay.
2, Vườn treo Babylon (Iraq)
3, Tượng thần Zeus ở Olympia (Hy Lạp)
4, Đền thờ nữ thần Artemis ở Ephesus (Thổ Nhĩ Kỳ)
5, Lăng mộ Mausolus ở Halicarnassus (Thổ Nhĩ Kỳ)
6, Tượng thần mặt trời Helios ở Rhodes (Hy Lạp)
7, Hải đăng Alexandria (Ai Cập)
30. Bức tranh vui dưới đây minh
họa 7 giai đoạn tiến hóa của con người.
31. Bà Sofia A. Tolstaya từng
copy bản thảo cuốn tiểu thuyết "Chiến tranh và Hòa bình" của chồng
mình là tiểu thuyết gia người Nga Leon Tolstoy những 7 lần, mà lại là copy bằng
cách... chép tay.
32. Nếu bạn biết rằng trong tiếng
Thụy Điển :
7 = sju
10 = tio
100 = hundra
1000 = tusen
thì bạn có viết được số 7777 bằng chữ không ?
Quá đơn giản, chỉ việc viết gộp các thành phần của nó lại là xong
7777 = 7000 + 700 + 70 + 7 = sjutusensjuhundrasj uttiosju
33. Thế giới có thể
được phân chia thành nhiều nhất 7 lục địa: Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Âu, Á, Phi, Úc, Nam
Cực.
Cô gái đi đi lại lại mấy lần trên con đường
bê tông có tên Xóm Một mà vẫn ngơ ngác ngó nghiêng không tìm ra số nhà được dặn.
may sao gặp một bà già cắp thúng đi chợ về, cô hỏi thăm thì biết đó là nhà số
3A chứ không phải số 4. Sau khi gặp đúng người cần tìm cô mừng ra mặt. Công việc
gần như xong nhưng còn chút xíu phải chờ ít bữa. Cô đứng dậy nghiêng người chào
và hỏi ngày hẹn. Cô tròn xoe mắt ngỡ ngàng khi nhận được câu trả lời rất ngắn gọn:
-
Sáng mười hai A nhé cháu!
Thấy cô gái tỏ ra chưa hiểu, chủ nhà mỉm cười
giải thích: