Thấy gì
Viện bảo tàng là nơi cất giữ, trưng bầy những tài liệu, hiện vật có ý nghĩa lịch sử. Xem bảo tàng có thể coi như đọc lịch sử thông qua hiện vật, và như vậy lập nên bảo tàng chẳng khác gì việc viết lịch sử vậy. Muốn tìm hiểu lịch sử khái quát về mảng nội dung nào, hãy đến bảo tàng liên quan. Chẳng hạn cần tìm hiểu về quá trình dựng nước, giũ nước của một dân tộc hãy đến bảo tàng lịch sử; cần biết từng bước đi lên của nền hội họa , điêu khắc xin mời vào bảo tàng mỹ thuật…
Chỉ cần nói tên “Viện bảo tàng hàng không” ở bang Washington Hoa kỳ là đủ hiểu nó nói lên lịch sử của mảng nội dung nào rồi. Ở đây, Thông qua hiện vật, mô hình và tư liệu hình ảnh cũng như văn bản ta có thể biết khá đầy đủ và chi tiết về ngành hàng không không chỉ của xứ Cờ hoa mà của cả nhân loại. Nó còn với tay dài hơn về phía trước nó, đó là những tầu lượn không gắn động cơ, những quả cầu chứa khí nhẹ chỉ bay lơ lửng theo gió. Những thiết bị được gọi là “máy bay” nghĩa là có dùng sức đẩy, sức lên từ máy móc đầu tiên thì chao ôi, nếu không mục sở thị, rất khó hình dung nổi. Thứ thì người điều khiển nằm xoài trên sàn, lại có thứ người này đứng thẳng trong cabin nom đến ngộ ! Cánh có khi là vải phất lên khung kim loại, chong chóng có khi làm bằng một thứ gỗ chắc nào đó. Cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật nói chung, ngành hàng không đã tiến những bước dài có thể tận mắt cảm nhận qua hiện vật trong bảo tàng. Ta được gặp lại những máy bay quen thuộc đã thấy trong cuộc chiến Việt Nam trước đây; chẳng hạn trực thăng Bell UH-1Iroquois, phản lực F4H, ném bom B52…Người nhạy cảm có thể liên tưởng tới bộ phim Cánh đồng hoang hay bài hát nhái “Ngồi trên chiếc F4H lái ra Bắc Việt …”. Ta cũng được thấy những máy bay do Liên xô chế tạo từ trước 1975, Ý làm ra trong Thế chiến hai hay sản phẩm hợp tác Pháp – Ý là chiếc Concorde, máy bay chở khách siêu thanh duy nhất nhưng yểu mệnh.. Ta có thể đặt tay vào chiếc máy bay rất hiện đại Boeing 787, F15 hay trèo hẳn lên chiếc AIR FORCE ONE giành riêng cho tổng thống Hoa kỳ. Thú vị hơn, còn được chạm vào những con tầu vũ trụ, thậm chí chui vào khoang lái ngồi như một phi hành gia. Khác với nhiều nơi, ở đây phương tiện hỗ trợ rất phong phú; đó là ảnh minh họa, phim chiếu trên tường, phòng chiếu phim và cả nơi chiếu phim 3D về cuộc đổ bộ lên mặt trăng.
Đã coi bảo tàng là vật chứng của lịch sử thì đến xem bảo tàng này như được đọc một mảng lịch sử thật sự. Bởi ở đây không có việc né tránh mà rất minh bạch, đầy đủ. Điều này tưởng là “lẽ thời nhiên dĩ nhiên” nhưng không phải nơi nào và lúc nào cũng thế. Người ta hay lược bỏ những chi tiết nào không có lợi cho hiện tại hoặc làm khác đi những thứ không phù hợp với ý đồ đương cục. Cuộc chiến Việt Nam rất “nhức nhối” đối với Hoa Kỳ; thế nhưng trong bảo tàng này, hình ảnh cuộc chiến ấy cứ rõ mồn một trước mắt người coi. Mà hình như nó được xem là một mảng đậm. Thông qua số hiện vật và bài viết, bản đồ không khó đọc ra điều đó. Mảng trưng bày này chẳng phải chỉ người Việt quan tâm; muốn chụp một tấm hình kỷ niệm về nó cũng phải chờ khá lâu mới đến lượt !
Trên đời, có những thứ sau khi được biết, được thếp súc, khám phá, người ta cảm nhận rất rõ là đã sáng ra, có thêm cái gì đó, thậm chí thấy nhận thức của mình cao lên hơn một chút. Thì đây, khi dời chân
khỏi nơi này có lẽ không ai không thấy điều đó
Cảm ơn Bác đã chia sẻ những chuyện "mắt thấy" ở xứ người.
Trả lờiXóaKính chúc Bác luôn được an vui.
Vâng, thấy hay hay nên viết đôi dòng cái sẻ thôi thi nhân ơi ! Cảm ơn đệ ghé thăm và đọc !
Trả lờiXóa