Tưởng chừng chuyện cấu trúc của một
phiến khúc thơ Haiku đã ngã ngũ; đó là việc thống nhất cho rằng khúc thơ gồm ba
ngắt ý (hay ba hình ảnh). Mọi người đã đọc thấy thế, viết như thế và tạo nên
không biết bao nhiêu bài thơ, trong đó có nhiều bài được cho là hay. Thực ra
chưa có cuốn sách hoặc bài viết nào khảng định khuôn mẫu ấy cả; chỉ là người
làm thơ tự tìm, tự phân tích thấy để mà làm theo. May mắn trong quá trình tìm
tòi, có những cơ hội để những người viết thơ Haiku coi là điểm tựa cho niềm tin
khi cầm bút viết. Đó là khi đến dự tọa đàm thơ Haiku lần thứ nhất do CLB thơ
Haiku Hà Nội tổ chức, ngài chủ tịch WHA Ban'ya Natsuishi có nhận xét về khúc thơ của một hội viên CLB là mới có hai
ngắt ý. Điều này đủ thấy yêu cầu cần ba ngắt ý cho một khúc thơ. Lại nữa, trong
nhiều buổi tiếp xúc với nhà văn, dịch giả Nhật ngữ, nhà nghiên cứu thơ Haiku Nhật
Chiêu (kể cà trong hội nghị lẫn khi trà dư tửu hậu), ông đều khảng định việc có
ba ngắt ý trong một phiến khúc Haiku; thậm chí ông còn nhấn mạnh rằng các ngắt
ý này “Ướp hương” cho nhau để tạo nên linh hồn cho khúc thơ.
Gần
đây xuất hiện một quan điểm mới về cấu trúc thơ Haiku; đó là khúc thơ chỉ có một
câu, viết thành ba dòng và do đó chỉ viết hoa đầu câu, tức là chữ đầu dòng thứ
nhất! Xin hãy đọc lại các bài thơ Nhật Bản (Kể cả cổ phong lẫn hiện đại) và đọc
lại các khúc thơ được coi là thơ Haiku do người Việt Nam viết xem có bài nào là
một câu không ? Lấy mấy khúc thơ (tốt nhất là khúc thơ được giải trong các cuộc
thi) rồi viết trên một dòng xem nó có là một câu không nhé.
Xó chợ
Chiếc lon trống
Hạt mưa mồ côi (Nguyễn Thánh Ngã)
Xó chợ chiếc lon trống hạt mưa mồ côi
Quả mướp dài Con
ong vụt đến
Đâu người tình xưa (Tôn
Thất Thọ)
Quả mướp dài con ong vụt đến đâu người tình xưa
Mông lung đêm dài
Chợt vang gà gáy
Ô kìa ban mai (Lê Đình Công)
Mông lung đêm dài chợt vang gà gáy ô kìa ban mai
Cành đào soi bóng
trăng
Ngỡ mồi
Con cá đớp (Đỗ TuyếtLoan)
Cành đào soi bóng trăng ngỡ mồi con cá đớp
Chiếc quạt mo
Âu yếm tấm thân tôi
mệt mỏi
Làn gió thời ấu
thơ (Lê Văn Truyền)
Chiếc quạt mo âu yếm tấm thân tôi mệt mỏi làn gió thời
ấu thơ
Vậy đó, khi ta
“hoàn nguyên” ba ngắt ý, viết chúng liền nhau trên một dòng, thử hỏi đó là một
câu ư? Những nhà ngôn ngữ học tài ba cũng chẳng hiều được đó là câu kiểu gì
trong ngữ pháp Việt.
Ba ngắt ý của khúc thơ như đã biết,
có thể viết trên một dòng và dùng dấu / phân cách; cũng có thể viết trên ba
dòng như ta thường làm. Theo thói quen viết chữ Việt, mỗi khi chấm xuống dòng đều
phải viết hoa chữ đầu dòng. Nhưng khi đã chấm xuống dòng có nghĩa là đã đủ một
câu; trường hợp ba ngắt ý lại chính là ba câu như khúc thơ sau rất hiếm gặp và
bắt buộc phải viết hoa chữ ở mỗi đầu câu.
Cá xuống
nước.
Mây về
trời.
Ta thả
ta vào chân không ! (Thiện Niệm)
Trong chữ
viết của Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc và cả chữ Nôm của ta nữa vì không có
ký tự hoa nên miễn phải bàn dù trình bày thơ theo kiểu nào. Các nước Âu Mỹ họ
viết hoa chữ đầu của dòng đầu cũng nên tìm hiểu xem vì sao lại thế. Với chữ Việt,
ta cần thống nhất một cách hợp lý để tránh sự tùy tiện. Nên chăng cứ viết hoa cả
ba chữ đầu dòng theo thói quen ? Nên chăng không viết hoa chữ đầu dòng nào vì
ba ngắt ý có vai trò như nhau ? Không thể chỉ viết hoa chữ đầu cùa dòng trên
cùng vì ý thức rằng đây là chữ đầu câu (mỗi bài thơ là một câu) hoặc vô thức rằng
Phương tây viết thế, ta cũng viết cho giống họ. Nếu vậy vô hình chung ta đã bất
bình đẳng với các ngắt ý rồi đó; điều này ngược với tính vô sai biệt của Haiku.
Trong tập thơ Mười hai năm ấy đã viết tất cả mọi bài thơ theo cách này, liệu có
chủ quan không ?
Xét cho
cùng, cách viết hoa dù làm theo kiểu nào cũng không ảnh hưởng đến nội dung bài
thơ, không làm thơ hay thành dở hoặc ngược lại. Có điều viết thế nào cho hợp
lý, mang tính khoa học của ngôn ngữ, chứng tỏ sự hiểu biết của người cầm bút
thì bài thơ chẳng những hay mà còn đẹp nữa.
Cảm ơn bác đã có lời bàn rất chí lý và hữu ích.
Trả lờiXóaVâng,có thể bị trượt theo lối thơ tân hình thức mà người làm thơ Haiku không viết hoa đầu mỗi ngắt ý khi xuống câu..
Chúc bác an vui,mạnh khỏe!
Cảm ơn thi đệ đã thăm và đồng cảm. Mong đệ luôn an lạc !
Xóa