Chơi thơ là một trong các thú tao nhã của những người thơ. Thú chơi này
được dùng cả khi thưởng thức và sáng tác. Lúc thưởng thức, không chỉ đọc thơ
bằng mắt, đọc thành lời mà còn ngâm, còn diễn. Không chỉ viết lên giấy bằng
những nét thường mà còn cách điệu thành ra bản thư pháp, tạo hình cho con chữ
làm nên bức thư họa. Bài thơ viết xong còn thả lên trời, treo lên cành để hái
hay phổ một giai điệu phù hợp để kết thành lời ca… Còn khi sáng tác cũng có
nhiều cách chơi. Nối thơ, họa thơ thường được dùng thể hiện sự đồng cảm. Phá
cách, nghịch cách hay dùng khi muốn gây chú ý. Viết tự do, viết như văn xuôi để
thỏa mãn một tư chất phóng khoáng. Riêng đối với thơ Đường luật, cuộc chơi thật
lắm công phu. Vẫn niêm luật, vần đối ấy nhưng gần như thi nhân còn muốn cầu kỳ
hơn, nâng tầm tài nghệ và tri thức bằng các lối viết siêu đẳng, tạo ra nhiều
hình thức lạ như Liên hoàn, thuận nghịch
độc, thủ vĩ ngâm, thủ nhất thanh, thủ nhất tự, tung hoành trục…
Thơ Haiku có thể chơi được chăng? Xin thưa là được và đã có chơi rồi
đấy! Việc không dùng quý ngữ, viết thơ có vần có điệu, cho tính từ xuất hiện
trong thơ, đặt tiêu đề cho một chùm thơ …chẳng phải là chơi đó sao bởi lẽ người
Nhật đâu có làm thế. Nhưng nếu mãi chỉ
có thế cũng chưa đủ làm nên tên gọi “Haiku Việt” mà nhiều người đang dùng hiện
nay ngộ nhận. Xin mạo muội đưa ra một cách chơi để thăm dò dư luận. Nhiều
Haijin Việt đã viết thơ Haiku thành chùm và đặt tiêu đề cho nó. Kể qua vài tên
tác giả như Vũ Tam Huề, Nghiêm Xuân Đức … làm dẫn dụ cho những người có lối
chơi này. Những phiến khúc thơ trong chùm không liên quan với nhau trong một
kiến trúc nhưng cùng nói về một chủ đề. Chúng “ướp hương” cho nhau thể hiện một
ý tưởng trọn vẹn. Chẳng hạn chùm thơ “Đời” của Lý Viễn Giao :
Cánh mỏng
Lưng trời
Mắt xa khơi
*
Hương sen bện khói
Một tách trà
Một tiếng khà
*
Gió mành thầm thì
Cơn mơ bỏ đi
Đêm trắng
*
Hun hút đường xanh
Gió độc hành
Lối cũ
*
Tựa lưng ghế đá
Nhìn xuyên kẽ lá
Mặt trời lung lay
Còn
đây là một Liên khúc Haiku, nó cũng bao gồm nhiều phiến khúc, các
phiến khúc dắt tay nhau để cùng đặt chân
lên miền cảm xúc của một người đi xa trở về ngôi trường cũ thân yêu. Khi ghép
liền kề nhau những đoản khúc này ta sẽ nhặt được một bài thơ hoàn chỉnh.
Chơi cây cảnh cũng lắm công phu,đam mê và trau dồi cũng như cập nhật kiến thức thông tin,Chơi thơ cũng vậy.Muốn chơi Haiku phải hiểu rõ về luật tắc,kết cấu cũng như Quý Ngữ để thể hiện có hiệu quả.
Trả lờiXóaCảm ơn bác đã cho mọi người được đọc một bài viết thú vị.
Chúc bác an lạc!
Các bậc thi nhân làng thơ Đường luật mà thi đệ tham gia nhiều lúc chơi thơ rất điệu nghệ. chỉ thưởng thức đã thấy vui rồi. Cảm ơn đệ !
Xóa