Trên những diễn đàn nhỏ mang tính nội bộ của người làm thơ
Haiku ở Việt Nam hôm nay , đó đây xuất hiện những cách nghĩ , khái niệm , đôi
khi dường như một ý tưởng thú vị . Nhiều lúc điều đó không còn dừng lại ở các
tiểu thi đàn nữa mà đã hóa thân thành những câu thơ khiến người đọc phải nhíu
mày suy nghĩ về sự đúng sai .
Trên đường
đi tìm cốt cách và hồn vía cho thể loại thơ vốn không phải của mình để thành của
mình , hình như ta có những bước đi chưa
mạch lạc . Ở nơi này ta bị sa vào những ước lệ cổ phong từ xa xưa trên đất Phù
tang với những ngôn từ kỳ bí được phiên dịch . Nhưng ở chỗ khác ta lại quá dễ
dãi tới mức cứ có ba dòng chữ viết với số âm tiết không nhiều đã gọi là thơ
Haiku ! Dường như mỗi người mang cái nhận thức và cảm quan cá nhân để phán định
cho khúc thơ mà mình viết hay mình đọc .
Cấu trúc của một bài thơ Haiku cũng
đã được nói đến tuy chưa nhiều nhưng không ít . Ba dòng hay ba câu ? Ba ngắt ý
hay ba hình ảnh ? Cặp thứ nhất tạm khép lại lời bàn . Với cặp hai cần làm sáng
tỏ để dễ bề phân định . Hãy thử xem một ví dụ chẳng của ai :
“ Bướm vàng
bay trước giậu ”
Ở đây rõ ràng chỉ là một hình ảnh
về con bướm màu vàng đang bay ngang ( Có thể là qua lại ) một bờ giậu ( Tre , mồng
tơi hay tầm xuân …) . Nhưng người bình có thể cho là có ba hình ảnh : Danh từ “
Bướm ” , động từ “ Bay ” cùng danh từ “ Giậu ” để từ đó khảng định đây là một
bài thơ Haiku !
Nhưng nếu viết thế này :
“ Bướm vàng
Nhịp nhàng
Tầm xuân mở
mắt ”
Trạng từ “Nhịp nhàng” thay cho động
từ “Bay”. Câu “ Tầm xuân mở mắt ” thế chỗ danh từ “ Giậu ” thì ba hình ảnh này
đã nâng lên thành ba ngắt ý . Và nói như thường hay nói , ba ngắt ý này “ Ướp hương ” nhau tạo nên một
không gian mùa xuân thanh bình , đẹp ,
nên thơ …
Chỉ thế thôi để ta thấy cần
nghiêng về cách nghĩ nào cho một phiến khúc Haiku . Cũng từ ví dụ này muốn bày
tỏ suy nghĩ về một khái niệm mới khá thú vị
, thơ Haiku một hình ảnh !
Thơ Haiku ngày nay , ngay cả ở Nhật Bản
cũng không còn câu nệ việc phải có Quý ngữ và không sử dụng tính từ , trạng từ
( gọi chung là phụ từ cho gọn ) . Người Việt làm thơ Haiku lại càng ít quan tâm
. Trong tiếng Việt , phụ từ làm cho loại từ mà nó bổ trợ rõ nghĩa hơn , mềm mại
hơn , sinh động hơn . Bướm còn chung chung quá , bướm vàng bướm trắng …gây ấn
tượng rõ nét và đẹp hơn cho cảm quan về không gian . Bay cũng vậy , chưa vẽ được
chuẩn xác trạng thái của động tác , do vậy chưa tạo hình được cho cách bay .
Bay lả bay la , bay nhịp nhàng , bay vút … rõ ràng định hình được hiện trạng của
đôi cánh chẳng những làm cho động tác linh hoạt mà còn gợi cảm nữa . Vậy thì tại
sao cứ phải khăng khăng , nhất thiết không sử dụng loại từ này ? Hãy thử hình
dung ở ví dụ nêu trên chỉ còn lại “ Bướm / Bay / Bờ giậu ” như ba cái que khô lỏng
chỏng thì sẽ đưa tư duy của ta đi đến đâu trong không gian thơ ?
Hãy thử mạnh dạn hơn nữa , làm một
việc chưa có tiền lệ , dùng phụ từ tạo dựng một ngắt ý xem sao . Ví dụ trên đã
làm rồi đó , dùng từ “ nhịp nhàng ” làm ngắt ý thứ hai thay cho động thừ “ bay
” . Ở đây chẳng những không mất đi động thái “ bay ” mà còn thấy rõ cách bay
thong thả , chẳng những của một con bướm mà có thể cả một bầy trong thềm xuân .
Lại nữa , phiến khúc thơ sau :
“ Mớ bẩy mớ
ba
Nõn nà
Lúng liếng
”
Rõ mồn một hình ảnh người con gái
trẻ da trắng nõn nà , mắt cười lúng liếng trong trang phục truyền thống lộng lầy
giữa hội xuân . Có thể còn nghe thấy tiếng hát , nhìn thấy đôi tay mềm mại đang
múa như vẫy gió và ánh mắt trong veo cười đong đưa .Tất cả gọi ta vào không gian ăm ắp xuân , xui ta tan
biến hết nỗi ưu tư thường nhật . Ở đây tính từ “ nõn nà ” đã thay cho danh từ “
trắng ” ( cổ tay trắng , làn da trắng , bàn chân trắng …) . Trợ từ “ lúng liếng ” thế chỗ danh từ “ mắt ” ( mắt
cười , mắt nói , mắt nhìn …) . Khúc thơ
xem như vẫn ổn mà lại rất Việt nữa kia !
Điều không thể bỏ qua khi làm việc
thay thế này là trợ từ sử dụng phải như đã được mặc định thuộc về danh từ hay động
từ mà nó đại diện . “ Nõn nà ” dường như chỉ dùng nói về làn da , “ Lúng liếng
” cũng vậy , chỉ phụ họa cho trạng thái con mắt .
Thơ Haiku cũng như thơ nói chung đều là sản
phẩm của trí tuệ , của cuộc sống . Nó phản ánh và thúc đẩy cuộc sống . Cuộc sống
luôn thay đổi theo chiều hướng phát triển mà câu thơ cứ phải miễn cưỡng mang
hơi thở xưa liệu có thể đảm trách được
cái mà thơ phải làm không ? Con sâu có cần phải “ nhất thiết bình đẳng ” với
con người ( Vô sai biệt ) không khi mà nó phá hoại mùa màng ? Chúng ta phải sống
như thế nào khi mà con bò , con ngựa cũng yêu cầu “ nhất thiết bình đẳng ” ? Thiết
nghĩ thơ Haiku mà chúng ta , những người Việt Nam , đang tìm tòi để định hướng cho mình phải tiếp
thu một cách có chọn lọc ngõ hầu làm nên một thể loại thơ đích thực . Âu cũng
là nằm trong sự vô thường mà thôi !
Thăm anh,
Trả lờiXóamột bài viết hay thật cần thiết,
cũng như anh đã nói
thỉnh thoảng em đọc thơ loại nầy
có những bài không mang chút thơ tí nào
y như là ghép chữ.
Chúc anh chúa nhật an vui.
Em đến thăm và thể hiện sự đồng cảm cùng bài viết . Đó là niềm vui của anh . Mong em bằng an !
XóaCảm ơ bác với ý kiến thiết thực và xác đáng,rất bổ ích cho em đang tìm tòi để tạo một niềm tin khi cầm bút viết khúc Haiku.
Trả lờiXóaChúc bác an vui !
Những người viết thơ Đường luật đề dễ dàng làm thơ Haiku bởi cái đặc thù thâm sâu của hai thể loại này có những nét tương đồng ! Cảm ơn bạn đến thăm và đọc bài viết !
XóaTuệ con ghé thăm Chú, thơ Haiku có chất thiền phải không Chú ?
Trả lờiXóaTuệ con ko rành về thơ. Tuệ con chúc Chú vui khỏe và có nhiều bài viết hay ạ.
Địa chỉ blog Tuệ con đây.
http://caogiatue.blogspot.com/
Quả là thế con à ! Thơ Haiku , nhất là thơ cổ phong của Nhật thì tính thiền là chủ đạo . Bây giờ tính ấy còn phảng phất nhưng vẫn là yếu tố làm cho một khúc Haiku đi vào lòng người . Mong con luôn tươi trẻ !
XóaSong Thu chỉ biết đọc mà lĩnh hội thôi...Nỏ bàn được gì ạ!
Trả lờiXóaVới thơ Haiku , ST là Tử Kỳ đó . Còn gì hơn nữa đâu !
XóaThơ anh trai thật hay rồi
Trả lờiXóaTuần mới tràn niềm vui anh trai nhé ! (~_~)
Anh giống em gái lúc nào cũng vui . Mong em mãi tươi trẻ !
Xóa