Hoa cò
Hoàng hôn vương nắng hẹn
hò
Gió xô bóng nước cánh cò
chao nghiêng
Vàng rơi đảo nhỏ chung
chiêng
Cành xanh trĩu ngọn lung
liêng hoa cò
Hoàng hôn vương nắng hẹn
hò
Gió xô bóng nước cánh cò
chao nghiêng
Vàng rơi đảo nhỏ chung
chiêng
Cành xanh trĩu ngọn lung
liêng hoa cò
Ừ nhỉ
Thấp thoáng đã có hơn trăm tuổi
Đọng trong bồn
Chân co chân duỗi
Gốc oằn oeo nhưng dáng cũng
ưa nhìn
Này là thân
Đà gió đao nghiêng
Này là cành
Chới với tay chỉnh thế
Này là tán xanh
Những lá mắt dài lung liêng
lay nhẹ
Mở ngày vui cho những tách
trà thơm
Ừ nhỉ
Nếu khi xưa được ươm giữa vườn
ươm
Để rễ xuyên sâu ngầm nước mát
Thì là thân
To cao ngút ngát
Thì là cành
Ngang dọc vời vời
Thì là tán xanh
Tỏa bóng râm nuôi nấng nụ cười
Nối mắt vui giữa ngày trời oi
nắng
May rủi hai chiều
Đôi đường ngọt đắng
Duyên phận đeo vào đâu phải bởi
tại cây!
Ngôn từ, văn tự là phương tiện giao tiếp
giữa con người với nhau. Mỗi chữ, mỗi lời, mỗi câu hàm chứa một hiện tượng hay
sự vật. Khi trao đổi thông tin, ngày càng có xu hướng kiệm chữ, kiệm lời nhưng
vẫn mang đầy đủ nội dung một cách chính xác.
Trước đây, khi ngành giáo dục thay đổi
tên gọi cho các trường học trong bậc phổ thông từ mẫu giáo, cấp 1, cấp 2, cấp 3
sang thành mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, tôi đã đề
xuất ý kiến riêng cho rằng việc đó không cần thiết. Cứ giữ nguyên tên gọi cũ
cũng chẳng ảnh hưởng gì đến việc cải cách chương trình, nội dung và phương pháp
dậy cũng như học. Vả lại cách gọi này rất kiệm lời, kiệm chữ.
Hiện tại, covid đang diễn biến hết sức
phức tạp ở khắp nơi. Nhiều từ hay cụm từ mới xuất hiện liên quan đến dịch bệnh
này. Có những cụm từ rất gọn, rất hay và rất kiệm xuất hiện từ trong quá trình
chống dịch. Chẳng hạn “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, “Luồng
xanh”, “Vùng xanh” hay “năm k” … Chỉ nghe là hiểu mà rất ít lời, it chữ.
Có điều này nên chăng cần suy nghĩ để thay đổi. Từ khi có dịch bùng phát, chính phủ ban hành nhiều chỉ thị liên quan đến việc chỉ đạo chống dịch. Nổi bật là các chỉ thị 16, 15 và 19 (loáng thoáng đôi lúc nghe như có cả chỉ thị 17, chỉ thị 16 bổ sung nữa). Mỗi chỉ thị có yêu cầu cao thấp khác nhau về mức độ giãn cách xã hội với nhiều quy định cụ thể. Các chỉ thị này không theo trình tự mức độ mà theo tên ban hành. Chỉ thị 16 có nội dung yêu cầu cao nhất, chỉ thị 19 thấp nhất. Điều này khiến người thực thi đôi khi có sự lẫn lộn, khó nhớ. Thiển nghĩ nên chuyển các chỉ thị thành các mức độ (gọi là mức, cấp hay độ…gì đó) theo thứ tự từ thấp đến cao (hay ngược lại). Khi nghe nói giãn cách độ 1, giãn cách độ 2… dân sẽ hình dung ra ngay sự nguy hiểm nằm ở cấp độ nào rồi. Vẫn biết ý kiến này chỉ là một viên sỏi nhỏ ném xuống hồ nước rộng, nhưng chí ít nó là suy nghĩ của một công dân yêu nước muốn đóng góp.
Anh nheo mắt nghiêng đầu
Anh ngắm sau soi trước
Con kéo
con lược
Như múa
như bay
Những mái tóc ngủ say
bỗng dưng cựa mình cất cánh
Những lọn đen thô
Bỗng nhiên nõn nà óng ánh
Anh nhón pha từ bẩy sắc cầu vồng
Là đây mây kết bềnh bồng
Là đây suối ngàn tuôn chải
Là đây lơ lửng hững hờ
Là đây mởn mơ gió tãi…
Những kiểu tóc chưa có trong
sổ tay nhân loại
Cứ ngời trên từng khuôn mặt
thanh tân
Bàn tay anh
mười ngón thiên thần
Thả hồn lên tóc
Bất chợt nhìn gương
thấy đầu mình trọc lốc
Anh tủm tỉm cười
với kẻ trong gương!
Gà Legbar
Nét nổi bật của gà Legbar là nó đẻ ra những trái trứng màu xanh. Bên cạnh đó, gà con mới nở có đặc điểm riêng để biết con nào là đực con nào là cái. Chỉ có gà đực mới có nhúm lông màu trắng trên đỉnh đầu. Trong khi các loài gà khác, chỉ khi nó lớn bạn mới biết con nào đực con nào cái.
Gà đẻ trứng Phục Sinh.
Tên chính thức của giống
này là Araucana. Người dân phương Tây rất thích nuôi giống gà này, vì chúng đẻ
ra những trái trứng đỏ, trắng, xanh, và cả trứng đốm giống hệt những trái trứng
họ sử dụng trong dịp lễ Phục sinh. Cũng vì thế, người ta còn gọi chúng là Gà
Phục Sinh.