30 thg 4, 2021
25 thg 4, 2021
"Quanh" hay "Xa" ?
Không
ít lần tôi được nghe người khác nói “Đường xa hay tối, nói dối hay
cùng”. Chỉ khác một chữ thôi nhưng thấy cần phải làm rõ. “Đường xa”
không nhất thiết dẫn đến “hay tối” trừ trường hợp không chủ động khi
đi. Vả lại nói như vậy không ăn nhập với vế sau của câu. Thực ra
thành ngữ này là: “Đường quanh hay tối, nói dối hay cùng”. Đường
quanh ám chỉ con đường không đàng hoàng mà luẩn quẩn, thiên thẹo có
thể qua cả những nơi tối tăm, thậm chí ngõ cụt. Còn hay tối ít có
thể vì đi quanh nên xa ra dẫn đến tối ngày. Thiết nghĩ đã đi loanh
quanh như thế, không thể sáng sủa là tất yếu. Tối chắc hẳn không hàm
ý tối trời. Có như vậy, vế trước mới tương đồng ngữ nghĩa với vế
sau. Nói dối cũng quanh co, mập mờ và rồi cũng dẫn đến bế tắc. Tận
cùng bằng sự thật
Không ít lần tôi được nghe người khác nói “Đường xa hay tối, nói dối hay cùng”. Chỉ khác một chữ thôi nhưng thấy cần phải làm rõ. “Đường xa” không nhất thiết dẫn đến “hay tối” trừ trường hợp không chủ động khi đi. Vả lại nói như vậy không ăn nhập với vế sau của câu. Thực ra thành ngữ này là: “Đường quanh hay tối, nói dối hay cùng”. Đường quanh ám chỉ con đường không đàng hoàng mà luẩn quẩn, thiên thẹo có thể qua cả những nơi tối tăm, thậm chí ngõ cụt. Còn hay tối ít có thể vì đi quanh nên xa ra dẫn đến tối ngày. Thiết nghĩ đã đi loanh quanh như thế, không thể sáng sủa là tất yếu. Tối chắc hẳn không hàm ý tối trời. Có như vậy, vế trước mới tương đồng ngữ nghĩa với vế sau. Nói dối cũng quanh co, mập mờ và rồi cũng dẫn đến bế tắc. Tận cùng bằng sự thật
20 thg 4, 2021
Người về
Người về hơi bị xa xôi
Để ta hơi bị đứng ngồi chông chênh
Thời gian hơi bị thác ghềnh
Nhớ nhung hơi bị mông mênh biển đời.
(Xin mượn dân gian từ
“Hơi bị”)
15 thg 4, 2021
10 thg 4, 2021
Bài thơ ngắn nhất
Thể loại thơ dài nhất là trường ca. Nó có dung lượng lớn
và thường dùng làm sử thi. Những trường ca nổi tiếng có thể kể đến như Iliad và
Odýsseia của Hómèros (Hy Lạp), Đẻ đất đẻ nước (Te tấc te đác – Mường) và Bài ca
chàng Đam San (Klei khan Y Dam săn – Ê đê).
Thơ tự do không giới hạn số dòng trong bài
và số từ (Từ đơn = âm tiết - Tiếng Việt thuộc loại đơn âm) trong câu nên có thể
khá dài. Các bài thơ chỉ giới hạn số từ trên dòng là hai từ trở lên đôi khi
cũng không hề ngắn.
Tiếng Gà Tre Te te phố nhỏ Lời trong gió Thấp thó Làng quê Nắng triền đê Trâu về Xanh bãi Bóng liềm hái Nắng vãi Xôn xao Láng bờ ao Mưa rào Ộp oạp Gió một chạp Tướp táp Đường me
Tiếng Gà
Tre Vỉa hè Chật
bụi
Bước lầm lụi Gióng cũi
Bay
lời (Tiếng gà tre – Lý
Viễn Giao)
Những thể loại có quy tắc rõ ràng như Thất
ngôn bát cú tính ra cũng có năm mươi sáu từ, Tứ tuyệt có đến hai mươi tám từ dù
đó là Thất ngôn hay Lục bát.
Gần
đây, nhiều người làm thơ hay một nhóm thi nhân nghĩ ra nhiều hình thức thơ ngắn
như Thơ ba câu, Thơ hai dòng, Thơ một dòng…cũng đã tạo nên được những bài thơ
khá ngắn
Thơ Haiku, một thể loại thơ có xuất xứ từ
Nhật Bản hiện được coi là thơ ngắn đáng nể. Nó chỉ chứa tối đa mười bẩy từ. Ít
bài thơ đạt giới hạn ấy. Chẳng hạn bài thơ sau đây:
“Ngày em đi
Nâng ly
Uống sóng” (Lý
Viễn Giao) chỉ
vẻn vẹn có bẩy từ mà thôi.
Có một bài thơ của học giả Đoàn Văn Chúc
gây ngạc nhiên đặc biệt. Nó đặc biệt ở chỗ chỉ có một từ, số từ ít hơn cả đầu đề
bài thơ. Bài thơ có tựa đề là Vợ chồng và thơ chỉ có một từ Xong!
“VỢ CHỒNG
XONG”.
Chỉ một từ “Xong” thôi nhưng sức gợi lại rất ghê gớm. Người đọc có thể
suy tưởng về nhiều cái xong từ hẹn hò, chờ đợi, giận dỗi, ước mơ…đến duyên phận.
Thế đấy, quả thật bài thơ đạt đến mức không thể ngắn hơn!
5 thg 4, 2021
Xuân tình
Mùa xuân đậu trên cây
Nhựa lên cành mải miết
Vườn xôn xao lộc biếc
Hoa tưng bừng sắc say
Mùa xuân trôi trong gió
Lảnh lót tiếng chim reo
Chuỗi cười đầy bãi cỏ
Thơm lừng vạt nắng chiều
Mùa xuân lan mặt nước
Mắt ngọc sáng long lanh
Nôn nao lời hẹn ước
Bâng khuâng tiếng tơ tình
Mùa xuân gieo vào lòng
Con tim ngân nga hát
Tình xa xanh mắt khát
Tình gần hồng môi mong