30 thg 12, 2022

                              Số 7 diệu kỳ


    5. Bảy thiên thể này tương ứng với bảy ngày trong tuần là :
1, Sunday - Chủ nhật
2,
Monday - Thứ hai
3, (Pháp) Mardi - Thứ ba
4, (Pháp) Mercredi - Thứ tư
5, (Pháp) Jeudi - Thứ năm
6, (Pháp) Vendredi - Thứ sáu
 

7, Saturday - Thứ bảy

    6. Số 7 là một số nguyên tố (Prime number).
                           

   7. Tổng của 2 mặt đối nhau trên một quân xúc xắc chính cống là 7. Nói cách khác, không có 2 mặt nào trong số 3 mặt mà chúng ta nhìn thấy trên một quân xúc xắc có tổng bằng 7.



    8. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng của nhà văn Kim Dung là "Lộc đỉnh ký" (1972). Nhân vật chính tên là Vi Tiểu Bảo - một anh chàng bất tài, văn dốt vũ dát nhưng lại có đến tận... 7 cô vợ đẹp như tiên. Bảy người vợ đó là :
1
, Song Nhi
2, Phương Di
3, Tô Thuyên
4, Tăng Nhu
5, A Kha
6, Tiểu quận chúa Mộc Kiếm Bình
                                                                                                          7, Kiến Ninh công chúa

    9. Lúc mới ra đời, Phật Tổ đã đi7 bước trên 7 đóa sen vàng.

25 thg 12, 2022

                                Ngoái nhìn 



Kể từ Trần Dần, Lê Đạt …, những người đặt viên gạch đầu tiên cho thơ Haiku bước vào đất Việt đến nay, thời gian cũng không gọi là ngắn nữa. Tiếp bước các ông, số người hưởng ứng kể như lá mùa thu. Phải đợi tới khoảng đầu thế kỷ hai mươi mốt, thể loại thơ mang tiếng khó tính này mới thức dậy mạnh mẽ, trở thành trào lưu, có sức cuốn hút cả người viết lẫn người đọc.

          Đầu tiên phải kể đến câu lạc bộ thơ (CLB) Haiku thành phố Hồ Chí Minh với sự dẫn dắt của chủ nhiệm Lưu Đức Trung. Ở đây tập hợp được đông đảo người tham gia có tiềm năng, đặc biệt là lực lượng trẻ. Cũng từ đây nhiều nội san, tập thơ cá nhân ra đời tạo sự chú ý của những người hâm mộ Haiku khắp nước. Khi đó, nhóm người yêu thơ Haiku Hà Nội sinh hoạt trong CLB thơ Bích Câu cũng gửi bài vào cùng góp mặt, góp lời như thể là thành viên vậy. Cũng từ câu lạc bộ này thúc đẩy mà những cuộc thi thơ Haiku với sự chủ trì cùa lãnh sự quán Nhật Bản kết hợp với chi nhánh báo Tiền phong Phía nam được mở ra đều đặn, ngày càng chất lượng. Đặc biệt hơn là sự thúc đẩy ấy mang lại chỗ đứng cho thơ Haiku, nó được đưa vào giảng dậy trong nhà trường phổ thông như mọi loại hình thơ khác.

Sau một thời gian ngắn, những haijin Hà Nội cũng tự thành lập câu lạc bộ riêng của mình, xuất bản nội san riêng và tìm hướng đi độc lập phù hợp với xứ sở. Hai CLB của hai thành phố lớn nhất nước vẫn giữ quan hệ trao đổi in ấn và kinh nghiệm sáng tác, hoạt động … với nhau để cùng hoàn thiện. Từ sau đại hội của hiệp hội Haiku quốc tế WHA mà chủ nhiệm Đinh Nhật Hạnh cùng phó chủ nhiệm Nguyễn Thị Bình được mời tham dự tại Nhật Bản, CLB thơ Haiku Hà Nội và một số haijin được kết nạp vào hiệp hội này, hoạt động có chất lượng hẳn lên. Một phong trào sáng tác mới nở rộ với nhiều khúc thơ hay, trang lý luận sâu sắc. Sự kiện quan trọng nhất của giai đoạn này là việc tổ chức được một cuộc tọa đàm (thực chất là một hội thảo) quy mô lớn, nội dung phong phú với sự có mặt của chủ tịch WHA Ban’ya Natsuishi và nhiều đại biểu thơ văn, bạn bè tham dự. Đinh chủ nhiệm có khả năng thu hút và tập hợp nên không những các thành viên Bích Câu tham gia mà nhiều người từ nhiều ngành nghề xã hội cũng tìm về tạo nên một đội ngũ có năng lực đa dạng ngoài thơ. Những cây bút nhiều miền trong cả nước từ Bạc Liêu, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Quảng Bình đến Hải Phòng... lần lượt hội về làm cho CLB ngày càng phong phú màu sắc và đậm đà chất lượng.  

Nhận thấy nếu cũng chỉ gọi là thơ Haiku e dễ lẫn với thơ chính gốc của xứ Mặt trời mọc. Các CLB đã đổi tên gọi thành “Thơ Haiku tiếng Việt” rồi chốt lại là “thơ Haiku Việt” như bây giờ để khảng định đây là thơ do người Việt Nam viết trên đất nước mình. Tên gọi là vậy nhưng thực chất vẫn tuân thủ đầy đủ mọi tiêu chí và đặc thù của thơ Haiku gốc. Khác chăng là dựa vào xu hướng cách tân ở chính bản quốc mà cho phép giảm nhẹ sự bắt buộc quý ngữ, có sử dụng khéo léo phụ từ (đặc biệt tính từ) để làm lung linh hơn các hình ảnh trong khúc thơ.

Để phù hợp thị hiếu người Việt, thơ đã dần tự nó xuất hiện nhiều yếu tố mới về hình thức. Đó là vần điệu, là việc đặt tên cho một chùm thơ cùng chủ đề, là cách đặt ba hình ảnh của một bài thơ trên ba dòng ... mà thơ Nhật Bản không có.

          Từ hai CLB ở hai đầu đất nước, đến nay nhiều địa phương cũng đã hình thành CLB thơ Haiku Việt như thành phố Nha Trang, cố đô Huế, thành phố Hải Phòng. Riêng thành phố Huế đã có hai tổ chức độc lập, đó là CLB Haiku Xứ Huế và CLB thơ Haiku - Cố đô Huế. Mọi CLB đều hoạt động sôi nổi theo những cách riêng của mình. CLB haiku XHuế thường xuyên sinh hoạt bằng các buổi trà đàm và tích cực in ấn; đến nay đang chuẩn bị cho ra mắt tập thơ chung thứ ba mang tên “Khơi Nguồn 3”. Ở Hải Phòng lại rất chú ý đến việc tổ chức các cuộc thi thơ Haiku; tính đến nay đã mở được ba cuộc thi, cuộc thứ ba vừa tổng kết, trao giải vào trung tuần tháng mười hai. Với Hà Nội, một trong hai cái nôi của thơ Haiku lại có thế mạnh về tổ chức loại hình sinh hoạt mang tên gọi là “Hội ngộ Haiku” (thực chất là giao lưu). Việc này thường phối hợp với các CLB khác nên đã gây được sự chú ý và ấn tượng của đông đảo hội viên. Đáng kể nhất là các cuộc gặp gỡ tại Nha Trang, cố đô Huế và đất cảng Hải Phòng. Có một hoạt động khó xuất hiện ở các CLB khác, đó là chấm thơ. Ở đây đào tạo được một đội ngũ đông đảo giám khảo vững vàng, rất chuyên nghiệp. Họ đã chấm cho nhiều ngàn bài thơ dự thi của CLB bạn và của trẻ em hằng năm do sứ quán Nhật Bản tổ chức. Thật đáng khâm phục.

Không khó bắt gặp nhiều người làm thơ, thực chất là Haiku nhưng lại dùng cách gọi tên khác như “Thơ ba câu” của Mai văn Phấn, “Thơ một câu” trong ba tập Thiên – Địa – Nhân của Trần Phương. Lại có nhiều người làm thơ Haiku nhưng không tham gia trong CLB nào, số này ngày càng đông và thường xuất hiện trên mạng xã hội với tư cách cá nhân hoặc “Nhóm thơ Haiku”. Phải thừa nhận một số bài thơ của họ đã đạt tiêu chí và chuẩn mực của của thơ Haiku đôi khi còn hay nữa. Gần đây công chúng thưởng thức thơ Haiku cũng ngày càng đông đảo. Những khúc Haiku đăng trên Facebook nhận được sự chú ý bằng những nhận xét sắc xảo, sự đồng cảm và lời động viên thực lòng.

Trong quá trình sáng tác, nhiều haijin đề xuất những ý tưởng nhằm làm mới cho thơ khá lạ như “Thơ Haiku một hình ảnh”, “Thơ đôi”. Lại có đề xuất “chơi thơ” không phải bằng thư pháp mà bằng cách tạo ra chùm thơ Haiku có cùng chủ đề liên kết, phối hợp, bổ sung cho nhau tạo ra bài thơ lớn không phải là Haiku.     

Đại dịch thế kỷ đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các CLB trong cả nước, việc sinh hoạt tập trung không tiến hành được, các cuộc giao lưu, tọa đàm đã lập trình phải hủy bỏ. Tuy thế, hoạt động sáng tác và in ấn dường như ít bị ảnh hưởng. Nhiều bài thơ vẫn đều đều xuất hiện đây đó, nhiều tập thơ vẫn ra mắt ngoạn mục. Những tập thơ dầy mỏng khác nhau của các tác gia Đông Tùng, Đinh Trần Phương, Phùng Gia Viên, Trần Phương… Các thi phẩm “Khơi Nguồn” của CLB Haiku Xứ Huế, “Ban Mai Xanh” của của các thi nữ cả nước… được coi như những liều vacine góp phần đẩy lùi đại dịch.

 

         Bằng chỗ đứng khác đi, dùng con mắt khách quan, cầu thị mà ngắm nghía khái quát cái quần thể Vườn thơ xanh tươi này, chưa thể không nhíu mày chút xiu. Nói không ngoa là mấy, thơ Haiku hình như đang bị thả nổi thì phải. Nhiều người viết theo phương châm “Dĩ đa vi tinh” chứ không “Quý hồ tinh bất quý hồ đa” nữa! Duyên do là bởi người viết ít để ý đến cái khuôn mẫu chuẩn mực của thể loại thơ này nơi bản xứ của nó và những đổi trao xuất hiện trên các nội san, tọa đàm, trên mạng xã hội và trong bàn luận của các buổi sinh hoạt. Cứ mỗi ngày “mở” một chút, dần dần chẳng còn ra hình hài gì nữa. Hãy tạm quên đi cái vỏ mà đã có thời tranh luận như thể chuyện quan trọng, chẳng hạn “Thơ ba câu” hay “Thơ ba dòng”, xuống dòng có viết hoa không, viết liền một mạch hay dùng dấu ngăn cách (/), dòng để phân biệt các ngắt ý… Hãy tạm quên đi hình thù cái chai mà phải cùng nhau tạo ra loại rượu ngon mang hương vị của cả Sake và Quốc lủi.

May thay, số người đứng vững cả hai chân trên thơ Haiku, cần mẫn tìm tòi như những con ong làm mật không phải là hiếm. vì thế người đọc vẫn được thưởng thức hoa thơm trái ngọt từ vườn thơ này.

 

Xó chợ

Chiếc lon bỏ trống

Hạt mưa mồ côi.          (Nguyễn Thánh Ngã – Lâm Đồng)

 

Về thôi

Bờ sông níú gió

Chân trời níú mây.       (Lương Thị Đậm – Nha Trang)

 

Tuổi học trò

Tròn vo

Trái sấu.                       (Nguyễn Hoàng Lâm – Hà Nội)

 

          Nên chăng bên cạnh việc làm thơ, những người đang cầm bút, những tổ chức thơ Haiku hãy mở nhiều cuộc bàn luận, thậm chí tranh luận rồi chấp nhận một khuôn mẫu với các tiêu chí đầy đủ, rõ ràng cho một khúc thơ Haiku Việt. Nên chăng thơ Haiku Việt phải có chỗ đứng xứng đáng trong vườn thơ Việt, trong nền văn hóa Việt để cùng tỏa sáng tâm hồn Việt trong đời sống cộng đồng.

 

           

 

                       

 

 

 

         

  

 


20 thg 12, 2022

                                Chiếc vỏ ốc



Chiếc vỏ ốc

Nằm nghiêng trên bờ cát

Ngày đêm ca hát

bằng lời gió vi vu

Hát về những ước mơ

của những ngày ốc còn cười nói

Về những hốc đá cao từng leo tới

Về rạn san hô cổ tích dưới lòng sâu

 

Chiếc vỏ ốc

Chứng tích thời gian gửi lại

Còn lưu tồn mãi mãi hình hài

của những tháng năm

Về nước rút cùng triều dâng

Về bình yên và sóng đổ

 

Chiếc vỏ ốc

Vẫn nằm nghiêng trên bãi đó

Mơ một ngày đẹp trời

Có chàng Cua ẩn sĩ rong chơi

Nhận làm lâu đài di động

Nó lại như được sống

Và hát

và đi

Hát về những ước mơ diệu kỳ ít ai hiểu nổi! 

15 thg 12, 2022

                         Số 7 kỳ diệu

1. Bảy chú lùn trong truyện "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn" làm việc ở mỏ kim cương và có tên tiếng Anh là :


 




1. Dopey (lơ mơ, thẫn thờ)
2. Bashful (rụt rè, xấu hổ)
3. Sneezy (hắt hơi)
4. Sleepy (ngái ngủ)
5. Happy (vui vẻ)
6. Grumpy (gắt gỏng, cục cằn)
                                                                                                                     7. Doc (thầy thuốc)

2. Có bảy "lỗ" trên đầu là :
- 2 mắt
- 2 lỗ mũi
- 2 lỗ tai
- 1 (lỗ) miệng

3. Chiến thắng lớn nhất trong trò quay số Slot Machinelà 777 (đôi khi là 77777).






4. Bảy thiên thể (sao, hành tinh, vệ tinh,...) mà mắt thường có thể nhìn thấy trong Hệ Mặt Trời là (bắt đầu từ số 1 trên cùng, đi theo đường xiên phải xuống phía dưới) :





1, Sun - Mặt Trời
2, Moon - Mặt Trăng
3, Mars - Sao Hỏa
4, Mercury - Sao Thủy
5, Jupiter - Sao Mộc
6, Venus - Sao 
Kim
 7, Saturn - Sao Thổ

 

10 thg 12, 2022

                                 Sợi thơ 

 

Tôi gặp anh lần đầu trên Thơ, thơ Haiku. Một Hai jin sáng danh trong câu lạc bộ của Thành Bác. Phải đến khi tham dự buổi sinh hoạt cùng anh ở cà phê Viễn xưa mới mục sở thị con người điển trai, phong nhã và thông minh ấy.

Anh có bút danh Đông Tùng và pháp danh Thích Minh Cần. Một con người sống tốt đời, đẹp đạo; trên lĩnh vực nào anh cũng giữ được sự cân bằng trên từng bước đi của mình. 

          Với pháp danh thượng tọa, anh là một nhà sư mẫu mực, lớp lớp tín đồ và môn đồ kính trọng. Anh hoạt động tích cực trong công tác xã hội với vai trò thành viên ban trị sự phật giáo thành phố. Qua những lần ghé chùa Huệ Nghiêm thăm anh, tôi đã trực kiến nét sống cân bằng đời đạo ấy trong trai phòng, trong nếp sống và quan hệ với chư tăng, phật tử, môn sinh của anh. Vì tránh lộng ngôn, tôi không muốn gọi anh là nhà thơ hay thi sĩ mà chỉ nhẹ nhàng thân mật kêu tên Người thơ, Thi nhân thôi mặc dù thơ anh rất đáng nể trên thi đàn. Anh đi cân bằng trên hai lĩnh vực thơ tự do và thơ haiku; anh có phong cách riêng trong việc thể hiện thơ Haiku trên thư pháp. Trong thơ anh thể hiện rõ mồn một cả tình đời với nghĩa đạo. Mẹ, quê hương và trà luôn là những hình ảnh đậm nét. Đôi khi bóng dáng người em gái cũng xa xăm, mơ hồ thấp thoáng đâu đó làm tươi thêm nét thơ mà anh cho là cái chung của tình người trong mọi chúng sinh. Anh đã đáp nghĩa cho các đấng sinh thành và quê hương bằng hai học vị cử nhân với thạc sĩ.

 

Xin bình yên cơn gió

Để cung đàn ngân nga

Như lời ru của mẹ

Nửa đời chẳng phôi pha

 

Xin bình yên sợi nắng

Cho hương về nơi đây

Mồ hôi cha rụng xuống

Làn tóc con xanh dài … (Niệm bình yên)

 

Mưa…

Thấm lạnh vần thơ nhỏ

Thấm lạnh cả con tim

Chiếc ô hồng trước ngõ

Hạnh phúc ai đi tìm … (Viết cho ngày mưa)

 

… …

Chén trà trong tỉnh thức

Dâng đấng đại bi từ

Xin một lần vong ngã

Bước vào miền vô dư. (Trà đêm)

 

Tiếng chuông ngân nga

Cõi lòng phiền muộn

Chợt nở ngàn hoa.

 

Tiếng chuông chùa rơi

Bữa cơm mẹ nấu

Ngọt vị mồng tơi.

 

Đôi vần thơ ấy chỉ là điểm xuyết để minh chứng. Trong nhiều nhiều bài thơ khác của nhiều tập thơ, Đông Tùng đều không đi chệch cái mạch chẩy xuyên suốt của mình. Chấp bút đôi điều về thượng tọa thi nhân này, đầu tôi cứ thấp thoáng lời thơ nối điêu của sư Pháp Thuận khi giả làm lái đò chở sứ nhà Tống Lý Giác trong hai câu cuối của bài thơ “Đôi ngỗng” nổi tiếng xưa ngày.

 

Nga nga lưỡng nga nga

Ngưỡng diện hướng thiên nha

Bạch mao phô lục thủy

Hồng trạo bãi thanh ba

 

          Nhân chuyến công du lần này, thượng tọa thi nhân thu xếp cuộc gặp gỡ sau hơn mười năm ra xứ Bắc. Vẫn dáng dấp ấy, đôi mắt ấy và tình cảm nồng thắm ấy, chúng tôi sống lại những cuộc thơ, cuộc thăm đã có cùng nhau từ buổi một hai. Tôi tự hỏi cái gì đã gắn kết những con người khác nhau về tuổi tác, tín ngưỡng, xứ sở… để trân quý nhau đến thế. Chợt nghĩ đến sợi Tơ hồng mà Ông tơ Bà nguyệt dùng để se duyên đôi lứa, tôi trộm nghĩ ra một thứ sợi nghe hơi lạ tai nhưng rất hợp với chúng tôi: Sợi thơ!

 





5 thg 12, 2022

                              Mùa đông ấm




Đêm qua gió lạnh về

Vi vút ngoài song cửa

Đêm nằm nghe gió thở

Ấm tròn trong chăn êm

 

Sớm nay bước qua thềm

Hơi thở mờ sương khói

Thì thầm câu chào hỏi

Ấm ran tận đáy lòng

 

Nụ cười trong mắt trong

Xuyên màn sương buốt lạnh

Có gì như lửa ánh

Ấm nồng trái tim vui

 

Nghiêng vai chen mưa rơi

Bàn tay vương lạnh giá

Nghe râm ran ấm tỏa

Từ lòng tay bạn bè

 

Ai lo mùa đông về

Khép lòng che chắn gió

Ta thả tình buông ngỏ

Ôm mùa đông trong tay.

 

 

 

30 thg 11, 2022

25 thg 11, 2022

                                  Hoa phấn

          “Hoa phấn rơi rơi”. Đó là hình ảnh đầu tiên của phiến khúc Haiku:

 

Hoa phấn rơi rơi

Xanh đời

Bạc tóc.            (Lý Viễn Giao – chùm Haiku         “Hoa chữ”)

 

          Tên gọi Hoa phấn đã nâng tầm thẩm mỹ và lãng mạn cho thứ được tạo ra bởi sự giao thoa giữa viên phấn trắng với tấm bảng đen rồi. Hoa chứ không là bụi nữa! Cũng không rơi đơn chiếc, nhất thời mà rơi rơi như thể là bay bay ấy.

Hoa bay vào những đôi mắt xanh trong, mái đầu xanh tơ để hình thành tri thức cùng cách làm người cho thế hệ xanh non. Để rồi những con người này ùa vào dòng xanh mơn mởn của cuộc sống chẩy mãi không ngừng.

Hoa cũng phủ lên mái đầu của những người đã miệt mài với nó qua năm tháng màu bạc thời gian. Màu bạc ấy cũng như thể màu vàng óng của sợi tơ rút ra từ ruột con tằm cần mẫn vậy.

Màu của Hoa phấn tương phản với màu cuộc đời, tương đồng với màu tóc người cầm phấn pha trộn hài hòa trong bức tranh Hoa chữ.

          Đã có những bài thơ dài viết về bảng đen phấn trắng. đã có những ca khúc với giai điệu bay bổng nói về bụi phấn. ở đây, vẻn vẹn tám âm tiết của ba hình ảnh độc lập ướp hương nhau đã tạo nên một không gian rộng cùng thời gian dài cho một nghề cao quý nhiều ân uy.

          Thơ Haiku là thế đó và nghề Trồng người cũng là thế đó!

   

 

20 thg 11, 2022

                                  Hoa chữ


Ươm từng con chữ

Nở rộ ngàn hoa

Lựng ngát hương xa

 

Hoa phấn rơi rơi

Xanh đời

Bạc tóc

 

Chỉ một lời thôi

Theo tháng năm trôi

Chuốt thành hoa ngọc

 

Tà áo trắng

Quấn nắng

Hoa sân trường

 

Hoa tóc trắng phau

Xiết tay nhau

Thày trò cũ

15 thg 11, 2022

                        Chỉ có hai thứ thôi

-          Có 2 thứ bạn nên tiết kiệm, đó là sức khỏe và lời hứa.

-          Có 2 thứ bạn phải cho đi, đó là tri thức và lòng tốt.

-          Có 2 thứ bạn phải thay đổi, đó là bản thân và nhận thức.

-          Có 2 thứ bạn phải giữ gìn, đó là niềm tin và nhân cách.

-          Có 2 thứ bạn phải trân trọng, đó là gia đình và hiện tại.

-          Có 2 thứ bạn phải tự mình thực hiện, đó là lao động và chịu trách nhiệm với việc mình làm.

-          Có 2 thứ bạn phải lãng quên, đó là đau thương và hận thù.

-         Có 2 thứ bạn phải khắc ghi, là công ơn Mẹ Cha và sự giúp đỡ của người khác.

-          Có 2 thứ bạn buộc phải có để là người thành công, đó là đam mê và lòng kiên trì.

-          Có 2 thứ bạn không được làm, đó là hãm hại người khác và phản bội lòng tin.

-          Có 2 thứ bạn phải bảo vệ, đó là danh tín và lẽ phải.

-          Có 2 thứ bạn phải chấp nhận, là cái chết và sự khác biệt.

-          Có 2 thứ bạn phải kiểm soát, đó là bản năng và cảm xúc.

-          Có 2 thứ bạn phải tránh xa, đó là cám dỗ và sự ích kỷ.

-          Có 2 thứ bạn luôn phải xử dụng mà đừng hà tiện, là tiền bạc và kinh nghiệm.

-          Có 2 thứ bạn không được sợ sệt, là cái ác và sống thật. + Có 2 thứ bạn phải nuôi dưỡng, là tình yêu và sự bao dung.

-          Có 2 thứ mà bạn cần phải đạt được trong cuộc sống, đó là thành đạt và hạnh phúc.

-          Có 2 thứ bạn phải luôn sẵn sàng, đó là khó khăn và ngày mai.

 Có 2 thứ bạn phải luôn ghi nhớ, đó là thực hiện những điều trên là làm thật tốt chúng trong cuộc sống hàng ngày.

 

 

 

 

 

10 thg 11, 2022

                             Thượng tiện


          Cái sự bài tiết của con người có ba thứ đã được định danh bằng chữ nghĩa trên cả văn bản lẫn khẩu giao. Đó là đại tiện, bài tiết rắn; trung tiện, bài tiết hơi và tiểu tiện, bài tiết nước. Có một thứ bài tiết chưa thấy nói đến nên chưa có tên trong hệ thống, tra nhiều từ điển đều bó tay. Đó là nhổ bọt. Nó được đẩy ra từ nơi cao sang hơn những thứ kia và không rắn, không phải hơi, na ná với nước. Để cho gọn, xin được đặt tên chữ là “Thượng tiện” cho phù hợp với cả hệ thống tiểu, trung, thượng, đại mà lại rõ nghĩa là từ vị trí cao quý mà ra.

          Đại và tiểu tiện cần sự kín đáo và có nơi chốn rõ ràng. Trung tiện, khó phát hiện vì không nhìn thấy nhưng cũng cần thận trọng nếu không cũng bị lộ qua đường thính giác và khứu giác. Còn thượng tiện thì tuỳ nơi sống mà liệu bề hành sử. Có xứ việc này cũng bị phạt không nhẹ nếu thải ra những nơi công cộng như đường phố, vỉa hè, công viên…. Có xứ chỉ bị nhắc nhở hoặc khinh thường qua ánh mắt. Lại có xứ cứ nhiên nhỉ nhiên mà hành sự. Ấy là trường hợp thượng tiện thành “bãi”, còn dạng “sương mờ” của hình thức này thì chưa được để ý đến một cách đầy đủ. Thực ra nó cũng phẩm cảm lắm chứ chẳng nói chơi.

        Mới hay cái sự bài tiết tưởng giản đơn mà chẳng đơn giản chút nào nếu ta muốn làm người được gọi là có văn hoá!

 

5 thg 11, 2022

                            Thuyền và sóng 


Có những con thuyền lá tre

Đẩy đưa theo cây sào trúc

Lại qua bến trong bờ đục

Lăn tăn sóng vẫy dòng trôi

 

Có những con thuyền băng khơi

Lớp lớp buồm giong căng gió

Trùng dương ầm ào sóng đổ

Thênh thang mặt nước phương trời

 

Nhìn theo bóng dáng thuyền đi

Miên man nghĩ về con sóng

Nghĩ về trời cao biển rộng

Nghĩ về bóng nước sông quê







 

30 thg 10, 2022

                              Kiến trúc đẹp

        

                 Trung tâm triển lãm Heydar Aliyev – Azerbaijan

        

         Đền Vàng Harmandir Sahib tại Amritsar của Ấn Độ. 

   

                          Nhà thờ Hồi giáo Blue ở Istanbul. 
 

25 thg 10, 2022

                                     Vô đề 



Rèm động 

Cơn mơ bỏ đi

Đêm trắng 




20 thg 10, 2022

                                  Con thoi


Đứng bến ni nhớ bờ tê

Khi sang bến nớ nhớ về bờ ni

Hay đâu nỗi nhớ biết đi

                                            Dăng qua mắc lại khác gì con thoi!

 




14 thg 10, 2022

                                 Xếp đá

         Đời sống vợ chồng giống như những tảng đá. Nếu biết cách xếp sẽ tạo ra một khối vuông thành sắc cạnh (như bức tường chẳng hạn) vững bền !


 


11 thg 10, 2022

                                Chào


Chào bông hoa nhỏ xinh tươi
Ta mang theo nửa nụ cười trùng dương
Gửi em một nửa bên đường đường
Với cùng một nửa vấn vương những ngày !

5 thg 10, 2022

30 thg 9, 2022

                                Sức mạnh

                                     (Xin cùng suy ngẫm)
P

  Tình yêu* hoặc niềm vui** đến độ là thứ năng lượng đặc biệt khiến con người có sức mạnh*** để làm được những điều không tưởng tượng nổi !

               *Yêu đất nước, yêu quê hương, yêu gia đình, yêu đôi lứa…
               **Vui với công việc, với thành quả hiện thu được và cả mai sau sẽ có
               ***Sức mạnh thể chất và tinh thần.

25 thg 9, 2022

                                  Thay áo 

                                                   (Thơ)


Em ạ mùa cây thay áo rồi
Có nghe hồng thắm thắm lên môi
Hương thầm thầm đọng vui chong mắt
Nghe tiếng lòng ta rộn khúc đời

Gió đã trầm hơn lạnh lắng hơn
Gợi lòng se sắt với cô đơn
Những gì còn lại trong nhung nhớ
Cứ rủ rê nhau đến chập chờn

Đêm dài lên để giấc mơ dài
Mơ của ngày qua của sớm mai
Của những nỗi niềm day dứt cũ
Những gì không phải của riêng ai

Lá dẫu thay màu cây vẫn cây
Vẹn nguyên hình dáng giữa trời mây
Con người em nhỉ khi thay áo
Có thể thay luôn cả mỏng dầy !

20 thg 9, 2022

                             Ảnh biết nói

                                                                       (Sưu tầm)






 

15 thg 9, 2022

                          Thang máy nước

                                                                           (Ký sự)

          Xe dừng bánh. Bước bộ chừng dăm chục mét là chạm chân lên hữu ngạn con kênh nối hồ Washington với biển Thái bình dương. Nơi đây, chặn ngang dòng kênh là một âu tàu giúp các phương tiện lại qua dễ dàng và thuận tiện. Đây cũng là địa điểm mà nhiều người tìm đến chiêm ngưỡng, đặc biệt vào những ngày nghỉ hay ngày lễ vì thường được miễn phí . Âu này phân dòng kênh thành hai luồng cho tầu vào ra riêng lối, án ngữ trên chiều dài chừng dăm trăm mét ngay sát bờ biển. Âu được mang tên người làm ra nó, Hỉam M.chittenden !
          Mỗi luồng có những đập tự động đóng mở để thoát và giữ nước. Với luồng dốc xuống, sau khi tàu vào âu đủ số lượng quy định cửa đập phía nước cao đóng lại, cửa phía nước thấp tháo cho nước trong âu tụt xuống ngang bằng nước bên thấp. Mọi tàu xuồng trong âu đều hạ xuống theo nước như một thang máy và cánh đập mở, những gì trong âu cứ thế đi ra trên mặt nước thấp hơn phía bên kia năm mét. Với luồng dốc lên, quy trình ngược lại, nước nâng tàu từ thấp lên cao. Khi cánh đóng lại, đập nước trở thành chiếc câu nối hai bờ kênh để người qua lại và đứng giữa kênh chụp ảnh Nếu không dùng âu tàu này, sự vận chuyển trên độ dốc lớn của các phương tiện sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều lần.
          Có lẽ người ta tìm đến đây không chỉ vì một công trình hỗ trợ lưu thông đường thủy như thế. Hệ sinh thái có thể cũng là yếu tố có trọng lượng đáng nể. Cá, cá dầy đặc cả hai bờ nước mặn ngọt. Đặc biệt là cá hồi. Những đàn cá rất đông, mỗi con không hề nhỏ chút nào quẩn quanh khắp chốn. Mà cũng lạ, được biết ở đây không cấm đánh bắt mà sao chẳng thấy ai chịu tìm cách kiếm lấy vài con mang về.
Rái cá nữa. Một loài mà hễ ở đâu nhiều cá thì ở đó cũng nhiều theo. Điều thú vị đến kinh ngạc là chỉ cách nhau một âu tàu mà loài này có hai giống khác nhau  gọi là rái cá biển và rái cá sông (hay mặn và ngọt). Người ta bỏ công nghiên cứu và viết thành tài liệu về những khác biệt ấy với cả những bộ lông, bộ xương thật để minh hoạ đặt trong phòng trưng bày ngay bên cạnh đó để khách tham quan tiếp cận trước khi đi chiêm ngưỡng. Nhiều người chụp được ảnh của chúng trên kênh trong sự đông đúc của người xem và tầu xuồng qua lại.
Hải âu cũng vậy. Không thấy chúng “tung cánh bay rợp trời” mà chúng đi lại ngay trước mặt, đỗ trên mạn tàu hay bay sát sàn sạt chẳng xem ai ra gì. Đúng là loài coi trời bằng vung thật sự.
         Những cái âu với mục đích đặc trưng này ở Việt Nam đã có trên xứ Bắc kỳ từ thời còn thuộc Pháp nhưng rất nhỏ và đơn giản. Chắc rằng bây giờ nhiều nơi có và rất hoành tráng cũng nên. Song một cái âu tàu chềnh ềnh giữa biển và hồ với cảnh quan diễm lệ, với hệ sinh thái tuyệt vời như thế này dễ mấy nơi có được. Thật xứng với công lặn lội tìm về !



10 thg 9, 2022

                           Mộ Lý Tiểu Long       


Đã từng vang bóng một thời

Để bây giờ vẫn ngát ngời hồn hoa

Dập dìu những bước chân xa

Như là ngưỡng mộ như là cảm giao !