30 thg 12, 2023

                               Lẽ Phải


Lẽ phải

Lọt tai củ cải

Điếc mắt thần quyền
 

25 thg 12, 2023

                            Khách không mời

          Dùng thành ngữ “Mặt trơ trán bóng” để nói về hắn e rằng quá nhẹ. Hắn “Tự nhiên hơn ruồi”. Từ ngoài đường hắn xộc vào các nhà chẳng cần biết chủ nhà có thích hay không, thậm chí hắn còn biết rất rõ rằng hắn bị ghét cay ghét đắng. Hắn có biệt tài trởi phú là dù cửa khép kín cũng có cách len lỏi vào được. Hắn có thể từ gia đình lân bang lẻn sang, từ hàng xóm tầng trên trong chung cư chui xuống. Hắn dến bất kỳ lúc nào hắn thích không cần đắn đo chủ nhà đang ăn hay đang ngủ say nữa. Đã thế, hắn lại không dịu dàng, êm ái mấy khi mà mở mồm là oang oác, gầm thét.

     Ai đã mang nặng đẻ đau ra hắn khỏi cần tìm tòi cho mệt. Chỉ biết chắc chắn hắn được sinh ra từ cái nguồn có trình độ văn hóa lùn nếu không muốn nói là vô giáo dục. Ta đang hướng tới một xã hội văn minh cho kịp người, hắn là cái gai, là rào cản nhức nhối hoành hành như một hiệp sĩ tự tôn.

Hắn do con người sinh ra nhưng không phải là người.

Hắn là tiếng ồn.

 

20 thg 12, 2023

                   Viết cho một ngôi nhà


Ngôi nhà ấy* sập hẳn rồi

Còn đâu dấu tích một thời bão xoay

Hiệu xưa cùng với Ngõ Ngay**

Ấy là thế giới chuỗi ngày ấu thơ

Bắt chuồn rượt bướm vẩn vơ

Lon ton gót nhỏ nhởn nhơ lối dài

Khi thanh quế lúc ô mai

Táo Tầu cam thảo quầy dài kệ cao

Cùng cha hôm sớm ra vào

Trong veo mắt thức ngọt ngào giấc say

 

Nhớ về xưa ấy những ngày

Bỗng dưng khóe mắt rựng cay nỗi niềm

 

     *Cửa hiệu tạp hóa và thuốc Bắc của gia đình

     **Con ngõ nhỏ thẳng tắp nối Hiệu và khu nhà trong

 


15 thg 12, 2023

                               Ảnh xưa

                                                              Nghỉ trưa 

                                                      Làm một keo vật

                                                                   Nơm cá 

                                                                  Tát nước đễ bắt cá 

                                                                           Cất vó 

                                                                     Câu cá 


                                                           Mò cua, bắt ốc 

10 thg 12, 2023

                               Ghép thơ

Việc sử dụng nhiều thể loại trong một bài thơ đã có từ rất lâu rồi. Có lẽ sớm nhất là ghép hai câu thất ngôn với một cặp lục bát để thành thể thơ Song thất lục bát. Thể thơ này rất phù hợp với trường hợp tâm sự theo lối tự sự.

 

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi

Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên

Xanh kia thăm thẳm từng trên

Vì ai gây dựng cho nên nỗi này (Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm)

Trải vách quế gió vàng hiu hắt

Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng

Oán chi những khách tiêu phòng

Mà xui phận bạc năm trong má đào (Cung oán nggaam khúc – Nguyễn Gia Thiều)

 

Lại có cách ghép một khúc tứ tuyệt với một cặp lục bát

... ...

Đó đồn Thi Ông

Đây dồn Diên Khánh

Giặc lùng ta tránh

Giặc rút ta về

Tay ta giữ chặt đồng quê

Lòng ta ôm chặt lời thề năm nao

Trên đỉnh gò cao

Sẵn người du kích

Ngóng sang đồn địch

Lựu đạn cầm tay

Mắt anh ấp ủ luống cày

Lòng anh bồng bế một ngày phản công

... ... (Thơ kháng chiến Nam Trung bộ)

 

Gần đây trên trang Facebook Cánh Hoa Màu Nhớ xuất hiện cách ghép mang tên gọi “Song tứ lục bát”. Xin trích dẫn:

 

Cánh hồng bung nụ

Khẽ khẽ giục xuân

Gọi tên anh đã bao lần

Có nghe hương gió trong ngần tiếng em

Hoa bừng lối hẹn

Anh lén nhìn sang

Đọc trong ánh mắt dịu dàng

Hoa môi...anh tặng riêng nàng đêm nay.

... ...  

Ây là việc ghép hai thể loại thơ Việt với nhau. Có thể do muốn tạo ra hơi thơ phù hợp với cảm súc của người viết. Cũng có thể muốn có bóng dáng của thơ lục bát, một loại thơ rất tuyệt vời, cho hồn thơ bay hơn chăng?

          Cũng gần đây thôi, một số người làm thơ Haiku  đã ghép khúc thơ này với một cặp lục bát rồi đặt tên là “Thơ đôi”:

 

Chiều

bờ tre ngập

ướt cả tiếng chào mào

Bỗng thơm ngọn khói lam chiều

Đường về xóm nhỏ thật nhiều bình yên (Hồ Ngọc Thảo)

Cách ghép này tạo nên một bài thơ không còn là của Việt nam hay của Nhật Bản nữa. Thôi thì cứ cho là một cách “chơi thơ” đi.

         Những trích đoạn trên về các thể thơ Việt dùng từ “ghép” có thể chưa ổn. Biết đâu chính nó từ đầu đã là một Nguyên thể? Nếu có cứ liệu chứng tỏ như thế xin được cho là sự học  của người viết bài này chưa đầy đủ.         

 

 

  

 

         

  

 

 

5 thg 12, 2023

                         Thăm nhà Bá Kiến

Theo chí Phèo * thăm nhà Bá Kiến

Ngõ sâu gầy cá tộ khoe thơm **

Trước thềm xưa bỗng rưng rưng nghẹn

Thuở sống mòn manh áo miếng cơm!

 

     *Dọc đường vào, tượng Chí Phèo bày bán la liệt

     **Ngay cạnh nhà là “Xưởng kho cá tộ “Vũ Đại”

 



 

30 thg 11, 2023

25 thg 11, 2023

                    Lại nói về truyền hình


     Các kênh truyền hình của Việt Nam ta hiện nay đã có nhiều cải tiến để cập nhật ngành truyền hình thế giới, đặc biệt là về phương tiện và kỹ thuật. So với những ngày cả Miền Bắc có một kênh đen trắng phát từ Tam Đảo theo giờ mà thấy vui. Không có trình độ và điều kiện để góp ý đầy đủ về truyền hình nước nhà, chỉ xin trao đổi một chi tiết nhỏ nhoi, mặc dù chỉ thế nhưng chưa chắc đã đến tai những người cần đến.

     Thiết nghĩ, đôi khi nhân vật xuất hiện trên màn hình cũng cần dấu mặt (làm mờ) đi để an toàn dung diện do những tình huống nhạy cảm, thường do chính nhân vật yêu cầu.

Đó chính là tính nhân văn cần thiết trong cuộc sống văn minh. Nhiều trường hợp việc làm đó không cần thiết, thậm chí còn giảm giá trị của tin tức. Những nghi phạm, tội phạm cần cho mọi người thấy rõ mặt để phòng tránh khi gặp hoặc phát hiện giúp cơ quan chức năng tìm kiếm. Những bị hại lại cần sự sẻ chia, thông cảm. Nên chăng bất kỳ người nào xuất hiện trên màn hình trong các vụ việc dân sự hay hình sự đều che mặt? Việc đó đôi lúc gây cảm giác không hài lòng cho khán giả.

     Cũng là truyền hình Việt Nam nhưng chỉ có VTV (đặc biệt VTV1) làm việc này. Các kênh truyền hình kỹ thuật số VTC, truyền hình An viên ANTV … lại không có dộng thái che mặt. Phải chăng những kênh này không tôn trọng nhân quyền?

  

20 thg 11, 2023

                             Tháng Mười một 

Tháng Mười Một trời không cao nữa

Gió mềm hơn quấn quýt theo chân

Nắng se lại quên ngày vãi lửa

Mưa rơi rơi điệp khúc trong ngần

 

Tháng Mười Một gọi miền nhung nhớ

Mái trường xa những nẻo trời quê

Những ánh mắt trang đời ngỏ mở

Nối nhau từ thăm thẳm theo về

 

Tháng Mười Một mùa hoa đời chữ

Nửa chữ ngày gieo nở thắm trời

Hoa láng tươi mặt cười rạng rỡ

Hoa trao tay thơm ngát hương đời

 

Tháng Mười Một ngày vui gõ cửa

Có người ngồi nhớ đến con đò

Lòng sống lại một thời hoa lửa

Và bời bời muôn nỗi âu lo                   

 



15 thg 11, 2023

                      Không có & chưa biết 

Hai phạm trù này rất khác nhau nhưng lại rất dễ lãn lộn.

          Không có thì không bao giờ tìm thấy. Nó chỉ dùng để mê hoặc lòng người.

          Chưa biết, có thể chưa thấy nhưng dần được tìm ra. Nó sẽ được sử dụng theo hướng có ích cho con người.


10 thg 11, 2023

                                     Những đôi mắt



Những đôi mắt trong như hồ thu ấy

Thuở đến trường lóng lánh ánh sao

Nhặt con chữ ép lên từng trang giấy

Gọi ước mơ từ thăm thẳm ùa vào

 

Những đôi mắt biết lung linh cười nói

Chỉ nhìn thôi mà chứa đọng lời lời

Mà ấm áp như đông về nắng gội

Mà tinh khôi như ngày mới dâng khơi

 

Những đôi mắt đi theo cùng năm tháng

Cứ chập chờn trong những giấc mơ xanh

Nghe thao thiết lời ai cài gió thoảng

Nhìn bâng khuâng hoa sớm chớm lên cành

 

Những đôi mắt Hai mươi hai năm gặp lại

Vẫn đằm sâu ân nghĩa cuộc người

Dẫu vương chút phong trần bươn trải

Tiếng nói cười trong mắt cứ xanh tươi.

 




 

4 thg 11, 2023

                         Nhìn mùa thu đi



Thu đi kìa em ơi

Bước chân thơm vạt cỏ

Sắc vàng lay lá gió

Gọi nhung nhớ dâng khơi

 

Thu đi kìa em ơi

Có nghe buồn tắm lạnh

Mùa xưa theo ảo ảnh

Giăng mắc giữa chơi vơi

 

Thu đi kìa em ơi

Xòe bàn tay đếm thử

Có bao điều cất giữ

Đã tan vỡ tơi bời

 

Thu đi kìa em ơi

Nhón thêm vài sợi nắng

Cất về nơi thầm lặng

Cho ngày đông tuyết phơi.

 

30 thg 10, 2023

                           Hai trong một

          Gần đây, haijin Lê Đình Công đề xuất ý tưởng thơ “Hai trong một” trên trang Facebook của mình và có đăng chùm thơ minh họa. Sau đó tiếp tục sáng tác thêm nhiều bài khác trong các bài viết.

 

Gió bấc đêm đã tràn về

Vẳng buồn cây lá bên hè

Xôn xao                                  (Chuyển mùa)

 

Trách chi thác lũ mưa nguồn

Để Hương ngầu đục

Mắt buồn mênh mang.           (Gửi Sông Hương).

Những khúc thơ này nếu viết lên hai dòng sẽ trở thành thơ lục bát:

 

Gió bấc đêm đã tràn về

Vẳng buồn cây lá bên hè xôn xao.

 

Trách chi thác lũ mưa nguồn

Để Hương ngầu đục mắt buồn mênh mang.

Cái ý “Hai trong một” có thể hiểu là một câu thơ mà “chứa” hai thể loại thơ trong đó?

          Ngược lại, nhiều câu thơ Lục bát có thể tách ra viết trên ba dòng sẽ có một khúc Haiku đúng, thậm chí hay. Ta không khó tìm thấy trong kho tàng lục bát những câu thơ như thế. Đặc biệt, các câu lục bát có sử dụng “Tiểu đối” đều có thể ngắt thành ba ý độc lập để trở nên một khúc Haiku:

 

“Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”. (Truyện Kiều- Nguyễn Du)

(Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc

Non phơi bóng vàng)

 

“Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn” (Việt Bắc- Tố Hữu)

(Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi

Nhìn sông nhớ nguồn)

 

“Bao nhiêu là bấy đợi chờ

Tình yêu đi ẩn ước mơ bàng hoàng” (Tâm sự- Lý Viễn Giao)

(Bao nhiêu là bấy đợi chờ

Tình yêu đi ẩn

Ước mơ bàng hoàng)

Chẳng hiểu vô tình hay hữu ý, gần đây lác đác một số tác giả cũng đã dùng hình thức viết này:

Quê tôi biển rộng đồng vàng

Lời thơ tiếp bước

Phú Vang nối tình                    (Khơi nguồn 3- Đăng Nguyên)

 

Dẫm lên nhau dấu chân người

Yêu thương ướt đẫm

Vọng lời từ ly                           (Ngàn Thương)

          Đây có thể coi là một thú “Chơi thơ”. Tác giả của những câu thơ như thế phải có ý thức ngay khi sáng tác. Nếu viết lục bát trước, phải chú ý sao cho cấu trúc của câu này chứa trong mình ba ngắt ý độc lập để có thể tách ra thành một khúc Haiku đúng. Còn khi viết Haiku trước lại phải chú ý gieo vần giữa âm tiết thứ hai của ngắt ý ba với âm tiết cuối của ngắt ý một. Đã có thời, một số haijin làm một việc gần giống ý tưởng này. Đó là chuyển dịch từ khúc Haiku sang cặp Lục bát hoặc ngược lại. Việc làm này có hơi khác là không giữ được nguyên vẹn các từ trong câu thơ mà chỉ giữ ý.  

          “Hai trong một” không phải là một “thể loại” thơ và nó càng không là cơ sở để kéo gần hai thể loại Lục bát và Haiku lại với nhau. Haijin Lê Đình Công đã đề xuất một ý tưởng chơi thơ mà những người đã nhuần nhuyễn hai thể loại thơ đặc trưng của hai đất nước Việt- Nhật nên lưu tâm. Có lẽ đây cũng là một cách để nâng tầm thưởng thức và sáng tác cho thơ Haiku Việt ngày càng có sức hấp dẫn hơn!

                     

 

 

 

         

  

 

 

25 thg 10, 2023

                                Gặp gỡ

Năm hai năm ấy là đây*

Vẫn tròn nghĩa nặng vẫn dầy tình sâu

Tuyết sương dẫu nửa mái đầu

Bể dâu dẫu nửa bể dâu nụ cười!

 

   *Năm mươi hai năm ngày ra trường


 

20 thg 10, 2023

                                Ảnh xưa


                                                                 Vác cày 

                                                                Vác bừa 

                                                        Vác cuốc, vác bừa 

                                                      Nghỉ ngơi bên nông cụ 

                                         Đào đất tôn nền, gia cố đê là công việc của họ 

                                                               Đánh dậm 

 

15 thg 10, 2023

10 thg 10, 2023

                           Chùa Tam Chúc

Hồ thì rộng mênh mang bóng nước

Điện thì cao ngút ngát tầm xa

Tượng thì lớn hút tầm mắt ngước

Bụt thì thiêng như bụt chùa nhà *

     *Có câu “Bụt chùa nhà không thiêng”




5 thg 10, 2023

                           Về một cái tên 



           Buổi đầu, khi thơ Haiku được nhiều người hưởng ứng sáng tác, ở hai thành phố lớn Hồ Chí Minh và Hà Nội người ta chỉ gọi tên là Thơ Haiku (hay Haiku) thôi. Nhưng cũng từ đấy manh nha một băn khoăn, tên gọi này không thể hiện được đây là thơ do người Việt làm. Rồi tự nhiên hai chữ Tiếng Việt được thêm vào mong đạt sự minh bạch. Thơ Haiku Tiếng Việt được chấp nhận một cách tự nhiên. Một băn khoăn mới lại xuát hiện, cảm thấy gọi như vậy chưa thật trong sáng. Với những bài thơ tiếng nước ngoài dịch sang tiếng Việt cũng là thơ tiếng Việt đó. Hoặc ngược lại thơ do người Việt làm dịch thành tiếng nước ngoài lại không còn là tiếng Việt nữa. Thế rồi danh xưng HAIKU VIỆT (HKV) được thay thế với sự thống nhất phi văn bản. Tên gọi này không ai hiểu rằng đây là một thể loại thơ khác. Nó là thơ Haiku, người Việt dựa vào các tiêu chí của thơ Nhật Bản cùng những nới lỏng do chính người Nhật hiện tại cho phép. Những người làm thơ thống nhất một số nét về hình thức như vần điệu, phụ từ, đặt tên chùm thơ …cho phù hợp với thói quen và tâm hồn người Việt Nam.

          Một loại tên gọi có liên quan xuất hiện theo danh xưmg Haiku Việt. Câu lạc bộ Haiku Việt (CLB HKV), chủ nhiệm, ban chủ nhiệm câu lạc bộ Haiku Việt (CN, ban CN CLB HKV) … Những danh xưng này cũng không thể dùng một cách tùy tiện được. HKV là thơ, CLB HKV là một tổ chức, CN hay BCN là một chức danh. Khi dùng CLB phải gắn kèm tên địa phương, chẳng hạn CLB HKV Hà Nội, CLB HKV Nha Trang … Khi dùng CN (hay lộng ngôn lên thành chủ tịch CT) cũng phải gắn với một CLB nào đó, chẳng hạn CN CLB HKV Xứ Huế, CN CLB HKV thành phố HCM …  Không có chức danh nào là CN HKV hay CT HKV mà bỏ trống cả. Nói vậy sẽ chẳng là ai!

          Mỗi danh xưng đều có ý nghĩa riêng của nó. Ngay cả tên người, tên địa phương, tên quốc gia cũng vậy. Trong ngôn ngữ nói, sự lẫn lộn còn khả dĩ thể tất nhưng trong ngôn ngữ viết, việc tùy tiện thuộc phạm trù cấm kỵ.

 

                     


30 thg 9, 2023

                         Khúc Tháng tám 



Rượu mới nghiêng ly trăng đã vạnh ngà

Cơn gió mát theo về phương dâu bể

Muốn mượn thang trời lên thăm Cung Quế

Ngại ngùng lòng nơi Chú Cuội Gốc đa

 


26 thg 9, 2023

                         Động vật kỳ lạ

                                                            Rắn vẩy sừng

                                                        Ếch tía Ấn Độ 


                                              Khỉ Emperor Tamarin


  Tarsier     

20 thg 9, 2023

15 thg 9, 2023

                             Người Tràng An



Biết gió, anh đứng trông cây

Biết sông, nhìn nước

Biết mây, ngóng trời

Ríu ran trong tiếng nói cười

Thoáng nghe em nói

Biết người Tràng An!

10 thg 9, 2023

                             Tranh khói 

                                                Tác giả: Mehmet Ozguz