30 thg 5, 2013

Nhà Văn hóa

http://diadiem.chodientu.vn/data/images/29764/nha-van-hoa-thanh-pho-ha-noi-c37f3ecd36f03ca266b6b9cdc058fe45.jpg



Nhà văn hóa là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa như ca , nhạc , thơ , vẽ ... thường là của các Câu lạc bộ . Tùy theo đơn vị quản lý mà tên gọi còn kèm theo một số từ khác cho rõ . Chẳng hạn : “ Nhà văn hóa thành phố X” , “Nhà văn hoá quận Y” , “Nhà văn hóa thôn Z” hoặc “Nhà văn hóa công ty A” ... Trước đây bộ phận quản lý Nhà văn hoá hoặc những người chuyên nghiên cứu , hoạt động văn hóa cũng được gọi là “Nhà văn hóa” nhưng nay dường như đã đổi thành “Trung tâm văn hóa” và “Nhà nghiên cứu văn hóa” hay “Nhà hoạt động văn hóa” cho rạch ròi rồi .
          Hơn bất kỳ đâu , Nhà văn hóa phải là nơi mang tính văn hóa từ hình thức đến nội dung . Dẫu chưa khang trang , lộng lẫy cũng phải sạch sẽ , khoa học và đẹp mắt . Tính văn hóa không ở chỗ phô trương sự dư thừa . Dù còn eo hẹp , đơn sơ nhưng biết trang bài hợp lý , biết vận dụng cách nhìn mỹ thuật trong bố cục nội thất vẫn mang đến tính văn hóa cao . Thiết tưởng
trong nhà văn hóa , tính văn hóa phải toàn diện và đồng bộ . Những con người làm việc từ quản lý đến bảo vệ ; Những vật dụng đặc thù như loa đài , tranh tượng , khẩu hiệu ... ; Những trang bị thiết yếu trong phòng ốc cho đến nơi vệ sinh ... đều phải gây cho người đến một cảm giác “có văn hóa” .
          Rầu lòng thay , hiện nay còn những Nhà văn hóa không tìm đâu ra một chút nét văn hóa bởi sự ô hợp , nhếch nhác của nó . Hơn cả thế , đấy lại là những “ Nhà văn hóa lớn ” !!!
 

26 thg 5, 2013

Trên đôi cánh Thiên thần


Anh không có chân
Mà vẫn dọc ngang ngàn trùng xa trái đất
Bừng thức bao quầng mắt
Tưởng như đã tắt
Tro bụi niềm tin

Anh không có tay
Mà vòng ôm vẫn nối rộng nối dài
Mênh mang biển rộng
Truyền cho nhau niềm tin hơi sống
Vượt trên phận đời

Thượng đế ban anh một trái tim tuyệt vời
Tràn đầy ước mơ
Khát vọng
Anh đã sống và anh sẽ sống
Nhiều hơn những mảnh đời thường

Khối óc anh mang
Đá kết kim cương
Rạch trời dông bão
Dáng đứng thẳng lưng
Cao ngạo

Trên nền trời
Bóng chim Cánh cụt
Cao vút
Trên đôi cánh Thiên thần !


 


23 thg 5, 2013

Cây ( Mộc )

http://tendep.com/hinhanh/sanpham/cay-bach.jpg



Uống nắng xanh
Chắt nhựa lành
Căng bầu sữa
            *
Rễ luồn khe đá
Gió gào tán lá
Bóng in trời xanh
            *
Rừng đại ngàn
Dầy vỉa than
Bừng lửa cháy
            *
Gió thơm chải tóc
Lá rủ ôm bờ
Dế mèn ngâm thơ
            *
Măng non mập dóng
Tre xanh trùm bóng
Ấm áp ngày đông
 

19 thg 5, 2013

Quạt mo

http://bau.vn/images/img.aspx?s=4&p=/images/uploaded/thanhha/10-07-19/bom.jpg



Đã bấy lâu nay lỉnh xó nhà
Bây giờ nắng cực mới tòi ra
Mo nang chuôi sấp là đây hử  *
Mặt nạc đóm dầy chính đó a
Phẩy phẩy phe phe man mát mặt
Phành phành phạch phạch dịu dìu da
Bờm ơi cho mượn câu thần chú **
Kẻo Phú Ông này sắp tẹt ga

            *  Có câu “ Mặt nạc  đóm dầy , mo  
                nang chuôi sấp , chó chập tai ”
* Câu thần chú  tiên cho Bờm ước
   gì được ́y

16 thg 5, 2013

Hiện tượng đẩy ngữ nghĩa "cao" lên !

http://www.fagor.com.vn/upload_images/110929bai4a1(2).jpg



          Có nhiều trường hợp muốn khảng định ý ngĩa của một từ hay một câu theo hướng mạnh hơn , nặng hơn , gây ấn tượng hơn người ta đã dùng cách thêm vào từ cũ , câu cũ những thành phần khác . Hiện tượng này rất phổ biến trong ngôn ngữ giao tiếp dân gian .
          Nói đến “ Tết ” thì mọi trường hợp đều hàm ý vui rồi . Đặc biệt tết
nguyên đán . Ngày xưa cuộc sống khó khăn . Người lao động quanh năm vất vả chỉ chờ tết đến mới được nghỉ ngơi , ăn ngon , mặc đẹp hơn . Nhiều công việc lấy cái mốc tết để hoàn thành . Đối với trẻ con thì khỏi cần nói chúng háo hức mong tết đến nhường nào . Chính vì vậy mọi người đều chờ tết . Sự chờ đợi nào mà chẳng dài đằng đẵng . Thế rồi cụm từ “Có mà chờ đến tết” hay “Đến tết nhé”...xuất hiện như một cách cho biết rằng“Còn lâu”.Không chịu dừng ở đó.Để khảng định hơn tính còn lâu này , người ta thêm vào để thành nào là “Tết Tây”,“Tết Tây đen”,“Tết Tây Công Gô”...cho độc đáo hơn,vui tai hơn .
          Nói đến “ Ngu ” người ta hay lấy loài vật để ám chỉ . Thường là bò hoặc lợn . “ Ngu như bò ” . Nhưng chưa thỏa mãn lắm . Phải là “ Bò I-Pha Nho ” mới sướng tai vì loại bò tót này ngu đến nỗi cứ lao vào tấm vải mầu mà húc chí mạng . Vậy mới có câu “ Ngu như bò I-Pha- nho” là thế !
          Còn nói đến “ Dốt ” bảo “ Dốt đặc ” là được chứ gì . Vì đầu óc đặc sệt nên không có chỗ cho nhận thức , tri thức . Thế nhưng để nâng cao “ độ đặc ” ấy lên người ta thêm vào “ cán mai ” . Chưa đủ , phải là “ cán mai táu ” mới đặc , mới chắc  . Thế là thành câu dài hơn một từ “ Dốt ” nhiều . “ Dốt đặc cán mai táu ”
          Những trường hợp trên nằm trong phạm vi ngôn ngữ giao tiếp dân gian . Đôi lúc trong những câu với ý nghĩa rộng lớn hơn , trường hợp sử dụng nghiêm túc hơn cũng có xu hướng “ đẩy cao ” ý nghĩa sử dụng lên . Chẳng hạn , thành ngữ “ Lá lành đùm lá rách ” được bổ sung thêm vào “ Lá rách ít đùm lá rách nhiều ” để nâng độ đùm bọc lên . Trong kháng chiến chống Mỹ , khẩu hiệu “ Thóc không thiếu một cân , quân không thiếu một người ” được một số địa phương nâng lên “ Thóc thừa cân , quân thừa người ” để nâng cao quyết tâm lên .
     Tản mạn đôi điều như trên để khảng định một hiện tượng trong quá trình phát triển ngôn ngữ chắc rằng không phải chỉ riêng tiếng Việt .