31 thg 5, 2018

Quấy rối !






-         Này ông ! Từ rày trước mặt phụ nữ ông phải lưu ý từ hành động cử chỉ, lời ăn tiếng nói, nụ cười ánh mắt đấy nhé !
-         Thì vưỡn !
-         Cũng không được nói chuyện vui tếu, đặc biệt chuyện tiếu lâm !
-         Uở sao vậy ?
-         Vì nếu không thận trọng sẽ phạm tội Quấy rối đấy !
-          !?  
 


24 thg 5, 2018

Hồ đồ





Chúng ta cùng tìm hiểu xem trí tuệ thâm sâu của người ‘hồ đồ’ là như thế nào.

            Có một cậu bé người Mỹ tên Wilson, thoạt nhìn rất khờ khạo, do đó rất nhiều người trong thị trấn thích đùa với cậu, giống như là nhân vật hề mua vui cho mọi người. Một ngày nọ, bạn cùng lớp của Wilson cầm trên tay một đồng 1 đô la và một đồng 5 cent, rồi hỏi Wilson là chọn đồng tiền nào. Cậu bé Wilson lúc đó đã không cần suy nghĩ mà trả lời ngay: “ Tớ chọn đồng 5 cent .” Bạn học cười khoái trí nói: “ Ha ha, cậu ấy không chọn 1 đô la mà lại chọn đồng 5 cent .” Sau đó tất cả học sinh trong trường đã lan truyền nhau chuyện cười này
Rất nhiều người đã không tin, sao Wilson lại ngốc đến vậy, họ đã đem tiền đến trước mặt Wilson để kiểm nghiệm, nhưng lần nào cũng nhận được cùng một kết quả. Mỗi lần cậu đều nói: “ Tớ muốn 5 cent ” Tất cả học sinh của trường đều dùng cách này để kiểm tra và sau đó mỗi người dời đi với nụ cười của sự hài lòng.
Cuối cùng, câu chuyện đã đến tai của thầy giáo. Ở trước mặt Wilson, thầy giáo hỏi: “ Chẳng lẽ trò không phân biệt được giá trị lớn nhỏ của đồng 1 đô la và 5 cent sao?
Trò Wilson đáp: “ Đương nhiên là trò biết rõ ạ. Nếu như trò chọn đồng 1 đô la thì sẽ không có nhiều người mang tiền đến để thử, như vậy trò cũng không thu được lợi nhuận như từ đồng 5 cent .”
Người thầy nghe xong như bừng ngộ ra một đạo lý lớn. Wilson không đặt sự thông minh vào món lợi nhỏ mà suy nghĩ về cái ngốc của người thông minh. Khoảng 45 năm sau, ông đã trở thành tổng thống thứ 28 của nước Mỹ.
          Nếu để ý và quan sát con người ngày nay, hẳn chúng ta sẽ nhận ra xã hội có tồn tại rất nhiều người thông minh, họ phán đoán suy nghĩ của người khác một cách nhanh chóng và không bao giờ bị mắc lừa. Họ tính toán chi li, so đo từng chút để làm sao không thua thiệt, không bị người lừa gạt. Nhưng họ đã quên câu: “ Thông minh quá sẽ bị thông minh hại. ” Nếu chứng kiến trực tiếp những việc người thông minh làm, chúng ta sẽ phát hiện, bởi vì quá thông minh nên người này thường bị người khác phòng bị.Kỳ thực, thông minh cũng không phải là xấu. Tuy nhiên, đôi khi trong cuộc sống lại cần chúng ta ngốc một chút mới tốt, hơn thế, làm được người thông minh giả ngốc quả không dễ dàng.
          Cho nên, người xưa cho rằng người thông minh nhưng giả ngốc mới là đạo xử thế của nhà thông thái. Giả thiếu hiểu biết khiến mọi việc được tiến triển thuận lợi hơn. Biểu hiện của ngốc nghếch ở người thông minh chính là một loại trạng thái bình tĩnh, không hiểu cái đạo lý của người đại ngốc thì khó thành tựu đại sự.





17 thg 5, 2018

Mong nhận chút thơm rơi




Con viết gì về Người
Hồ Chí Minh
Viết gì về trời biển mông mênh
Với cây bút nhỏ nhoi
Trang thơ hạn hẹp
Người  
tinh hoa từ muôn vẻ đẹp
Thanh liêm trên mọi thanh liêm
Rất đời thường
mà rất thánh hiền
Người giản dị hơn mọi điều giản dị
Mỗi câu nói  
một dòng chân lý
Đất nước ngàn năm hun đúc nên Người
Người thổi hồn
Cho đất nước mãi xanh tươi

Con học sao về Người
Hồ Chí Minh
Học sao từ vầng hào quang lung linh
Khi những tầm thường trong con còn đó
Nói thật dễ
mà làm quá khó
Xin nhận về từng tia
trong Biển Sáng ngời ngời
Học suốt đời
Mong nhận chút thơm rơi



 


10 thg 5, 2018

Quái thạch




- Theo Gigcasa, khi đi dạo trên bãi biển một người đàn ông ở Trung Quốc vô tình tìm thấy tảng đá biển kỳ lạ có “mái tóc” bạc phơ như người già. Vì ấn tượng với hình thù kỳ quái, người đàn ông tò mò đã mang cục đá về nhà. Không ngờ, sau một đêm, mái tóc đó dài ra khiến người đàn ông vô cùng bất ngờ và quyết định đi tìm sự thật đằng sau mái tóc bí ẩn này. Đường kính của tảng đá “mọc tóc trắng” này là khoảng 40cm, nặng 20kg, và phần “tóc” dài khoảng 15cm, theo KKNews. Để giải mã bí ẩn đằng sau mái tóc trắng bạc phơ này, ông tìm đến các chuyên gia hải dương học. Sau khi thực hiện một số nghiên cứu về tảng đá, họ đã có thể đưa ra lời giải thích thỏa đáng cho người đàn ông.
           Thứ mà chúng ta tin là “tóc” hay “lông” trên tảng đá thực chất là do một loại sinh vật biển cổ đại tạo nên. Xác chết của nó đã bao phủ lên bề mặt hòn đá. Từ dư lượng chất dinh dưỡng và độ ẩm thích hợp trên bề mặt đó, vi sinh vật tiết ra các sợi mỏng giống như sợi tóc, dần dần tạo nên một “mái tóc” dày dặn và bạc phơ như người gia.Thời gian trôi qua, địa hình thay đổi, hòn đá vốn chìm sâu dưới đại dương nổi lên cạn do bề mặt Trái đất thay đổi và tồn tại đến giờ.
          Hòn đá mọc tóc này được cho là thuộc loại quý hiếm nhất trên thế giới, rất khó tìm thấy được dù ở bất kỳ đâu trên thế giới. Chỉ cần đặt trong điều kiện tự nhiên thích hợp, hòn đá nhẵn thín bắt đầu “mọc tóc”.
Có thể nói rằng mẹ thiên nhiên thực sự tuyệt vời, ẩn chứa nhiều điều bất ngờ và một thứ vô tri vô giác lại có thể là một thứ lưu giữ điều bí ẩn rất đặc biệt.
 Theo afamily
 


3 thg 5, 2018

Học thêm-Một cơn say




          Bất kỳ lúc nào và ở đâu ta đều dễ dàng bắt gặp các em học sinh hối hả đến điểm bồi dưỡng để học thêm. Thôi thì đủ mặt, từ mẫu giáo lớn đến lớp mười hai; đủ phương tiện tự đi hay đưa đón. Dòng chẩy này góp vào dòng trôi tất bật của xã hội làm cho không gian thêm chật chội và thời gian càng co vơi.
          Các bậc cha mẹ coi học thêm là cứu cánh bổ sung kiến thức và kỹ năng cho con em, nhất là khi chúng đứng trước những cuộc lựa chọn cam go. Một số coi học thêm như một cách “Năng nhặt chặt bị”. Không loại trừ nhiều người coi việc cho con đi học thêm là một hình thức quản lý giúp mình trong khi bộn bề công việc.
          Chủ thể của hiện tượng này thì sao. Nhiều học sinh chưa đủ tự tin vào việc học ở trường, lo lắng khi thấy bạn bè nườm nượp rủ nhau đi học thêm, thực mắt nhìn thấy có bạn vì học thêm mà điểm cao hơn, có nhiều kiến thức khác lạ hơn so với chương trình học. Một số không ít học sinh thiếu năng lực và phương pháp tự học, quen việc tiếp thu thụ động từ thày cô nên chọn con đường nhàn nhất là ngồi nghe, tích thiểu thành đa.
          Đối tác của chủ thể với động cơ nào mà say sưa, mà phấn chấn? Nhớ thời Cổ tích, khi ấy thày đến từng nhóm tự học để kèm trò không kể ngày đêm, không lấy một xu. Tổ chức lớp phụ đạo phải đi vận động từng em, đi xin điện về thắp sáng mới mong trò đến học. Bây giờ kinh tế thị trường bức xạ sang kinh tế học đường nên quy luật cung cầu, quy tắc giá trị và giá cả thể hiện rất rõ nét. Không chỉ thày dậy thêm mà những nhà kinh doanh dậy thêm cũng trăm hoa đua nở. Việc này nếu tuân thủ nguyên tắc hai bên cùng có lợi một cách chính đáng thì chưa đến nỗi phải bàn. Nhưng nếu là chiêu trò để trục lợi như dậy thêm những nội dung để kiếm tra, dùng áp lực đánh giá xếp loại… thì không thể chấp nhận được.
          Song hành với việc dậy thêm, học thêm là việc in ấn và phát hành tài liệu. Ai cũng có quyền biên soạn. Người dậy, cơ sở dậy cóp nhặt, sao chép, xào xáo thành một thứ gọi là Tài liệu để bán cho người học với giá giời ơi. Người soạn đưa vào tài liệu của mình những thứ kiến thức làm hoa mắt học sinh để thu hút. Việc này làm cho cái sự học vốn đã nặng nề, căng thẳng thêm phần nặng căng hơn và cũng mở ra một cửa hút tiền nữa cho hệ thống dậy thêm này.
          Nói đôi điều về ngành chủ quản cho thấu nhẽ việc đang bàn. Bộ giáo dục và nhiều sở địa phương cao rao cấm dậy thêm học thêm, cấm dậy chữ ở các lớp cuối mẫu giáo. Việc này đúng là đánh trống bỏ dùi theo cả nghĩa đen! Làm sao cấm nổi khi người thày còn có nhu cầu dậy thêm, học sinh và phụ huynh còn có nhu cầu học thêm. Hãy tìm mọi cách để xóa tận gốc các nhu cầu này. Chẳng hay có phải đó là thày còn chật vật trong cuộc sống? có phải học sinh thấy đói kiến thức khi phải cọ sát? Nếu giả định này là đúng thì hãy cho thày sống đủ hơn đi, cho trò học gì thi nấy đi! Còn điều này nữa cũng liên quan đến tâm lý và đời sống thày cô giáo không nhỏ; dó là đừng thay đổi một cách vô lối đến chính sách đãi ngộ. Chẳng hạn chế độ thâm niên lúc có lúc không, chính sách biên chế hay hợp đồng cứ ẩn hiện như ma ám…
          Nhìn việc học thêm, dậy thêm hiện nay mà chóng mặt. Đây là hiện tượng xã hội hay một cơn say?