30 thg 6, 2020

Loài cây lạ

                                                          1: Clear Succulent Plant. 

                                                     2:  Rose Succulents. 

                                                     3: Bunny Succulents. 

                                                       4: Trachyandra. 

                                                5: Unusual Succulent. 

25 thg 6, 2020

Khúc nhớ-khúc yêu












                                           (Thân ái tặng nhà thơ Phùng Gia Viên)

          Lang thang trong Tuyển tập thơ của thi sĩ họ Phùng vừa tặng, bị vấp mắt ở khúc Haiku trữ tình này:
“Tơ trời
Giăng phơi
Nỗi nhớ”.
Khúc thơ chỉ vỏn vẹn sáu âm tiết thôi mà mênh mênh mang mang đến thế. Bao nhiêu thi khúc, ca khúc viết cho cái nỗi niềm nhung nhớ này cứ thấp thoáng nhảy múa, dâng hoa trước mắt, vời vợi cùng ùa về. Nỗi nhớ không phải là một trong “Thất tình” nơi cái cung bẩy khúc của người xưa nhưng lại gắn như hình và bóng với “Yêu”, trong đó yêu lứa đôi là điển hình nhất. Ở đây cái trừu tượng của nỗi nhớ được hình tượng hóa bằng “tơ trời’, một thứ cũng không có thật nhưng gần gũi, lung linh như là có thật. Nỗi nhớ không buộc lại, đan cài mà “Giăng phơi” để đẩy sự lâng lâng của cảm súc lên đến độ thăng hoa.
          Có nhiều cách so đọ làm cho nỗi nhớ hiện hình. Chế Lan Viên thì:
“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng”            (Tiếng hát con tầu)
Còn Nguyễn Bính lại:
“Ví chăng nhớ có như tơ nhỉ
Em thử quay xem được mấy vòng
Ví chăng nhớ có như vừng nhỉ
Em thử lào xem được mấy thưng?”              (Nhớ)
Nguyễn Đình Thi không dùng phép so sánh mà cho nỗi nhớ len vào từng ngõ ngách trong sinh hoạt đời thường để thấy sức sống của nỗi nhớ:
“Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước
Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn”             (Nhớ)
Thơ Haiku là thể loại đặc trưng trong việc sử dụng hình ảnh. Có khi nói đến nỗi nhớ mà chẳng có chữ “nhớ” nào:
“Áng mây lang thang
Gối mảnh trăng vàng
Nhìn về phía núi”                                          (Nhớ - Lý Viễn Giao)
          Phùng Gia Viên là nhà thơ nói nhiều đến nhớ. Ở những thể loại thơ khác anh gửi nỗi nhớ niềm yêu vào nhiều giác độ. Yêu nhớ quê hương, yêu nhớ mẹ, yêu nhớ người thương …Và anh đã giải mã cội nguồn nỗi nhớ của mình:
“Đồng hành với nhớ là say
Chiều vàng để lại heo may cuối trời”           (Đồng hành)
Say là thế nào? Là yêu có phải không nhà thơ Phùng Gia?
Cứ bàng bạc, bàng bạc thế thôi mà da diết, mà lãng mạn đến độ rồi đó:
“Tơ trời
Giăng phơi
Nỗi nhớ”




        








20 thg 6, 2020

Tìm về



Tìm về điệp khúc dàn ve
Tìm về đỏ phượng xanh me bóng trường
Tìm về áo trắng hoa vương
Gió sân ngơ ngác nắng tường bâng khuâng!
      
                 (Viết cho những tàng phượng vĩ
                 sân trường bị đốn hạ)





15 thg 6, 2020

Loài chim lạ


                                                             1-The Secretary Bird. 

                                                        2-Victoria Crowned Pigeon.
 



                                                               3-The Harpy Eagle.
 



                                                                4-Cock of the Rock. 

10 thg 6, 2020

Lòng tốt nhốt trong khuôn




Quyên góp là một việc làm rất có ý nghĩa và hiệu quả. Nó động viên những người có năng lực tài chính và hảo tâm tham gia vào việc nghĩa thiện. Năm 1946, Hồ chủ tịch phát động tuần lễ vàng, không ít người giầu yêu nước lúc ấy đã đóng vào ngân khố quốc gia lượng vàng và tiền lớn góp phần thúc đẩy cuộc kháng chiến buổi ban đầu thuận lợi. Ngày nay, các cuộc vận động “Tiếp bước đến trường”, “Trái tim cho em”, hỗ trợ người nghèo vùng lũ lụt, khó khăn do covid-19… đã được toàn dân hưởng ứng cao độ. Những cuộc vận động này do các tổ chức có tư cách pháp nhân đứng ra phát động; có tuyên truyền, có giáo dục trên truyền thông hoặc nhân viên trực tiếp đến dân làm rõ ý nghĩa việc quyên góp. Người dân, bằng tình cảm của mình, vui vẻ tự nguyện mở hầu bao đóng góp một cách hào hứng.
           Việc làm rất ý nghĩa trên đã bị biến tướng một cách khô cứng, vô hồn nếu không nói là vô lối bằng cách thu quỹ! Hằm bà lằng các thứ quỹ tung ra một lúc để dân đóng. Xin trích tên những loại quỹ mà một tổ dân phố ở Bắc Linh Đàm Hà Nội thông báo:
1-    Quỹ nộp phường:                                   60,000đ
2-    Quỹ chăm sóc trẻ em:                            30,000đ
3-    Quỹ đền ơn đáp nghĩa:                           30,000đ
4-    Quỹ khuyến học:                                    40,000đ
5-    Quỹ người nghèo:                                  20,000đ
6-    Quỹ chăm sóc người cao tuổi:               30,000đ
7-    Quỹ vì biển đảo Việt Nam:                    10,000đ
8-    Quỹ tổ dân phố:                                    100,000đ
                                      Tổng cộng:     320,000đ                                                   Tiền quỹ được thông báo nơi công cộng để mọi người tự giác đến nộp.                                                                        
           Thiết nghĩ, các việc từ chăm sóc trẻ em cho đến vì biển đảo Việt Nam (Theo bảng trên) là sự vận động sao lại biến thành quỹ? Mà vận động cần có người đi nói rõ ý nghĩa rồi thu, sao lại để người dân tự đi đóng? Và thiết nghĩ, trong việc vận động, bên cạnh lòng tốt (Thiện tâm) người tham gia còn có thể tự mình lựa chọn mức độ đóng góp cho phù hợp. Không nên buộc người nghèo phải đóng vượt quá sự cố gắng và đừng để người giầu hạn chế tình cảm của mình khi không được góp như ý! Việc làm này vô hình chung đã đem lòng tốt chốt lại trong một cái khuôn tròn trĩnh, vô hồn!
         

5 thg 6, 2020

Những cánh diều




Có những cánh diều nhẹ tênh
Chao giữa đồng xanh
Cánh bầu cánh cốc
Đuôi dài đuôi cộc
Véo von sáo một sáo đôi
Nâng giấc mơ lên khơi !

Có những cánh diều rực rỡ
Bẩy sắc cầu vồng
Múa phượng bay rồng
Bềnh bồng theo trống gọi
Đắm say khơi mắt dõi
Mua vui khúc nhân gian !

Có những cánh diều lạ mắt
Ngọc thêu vàng dát
Lấp lánh hào quang
Lời chú niệm thiên đàng
Vi vu vi vu gió
Thao thức những niềm tin !