29 thg 8, 2020

Chim lạ

                                                         Blue Tailed Tit. 

                                                                       Inca Tern. 

                                                     Strawberry Finch. 

                                                 Taiwan Blue Magpie.

25 thg 8, 2020

Đôi điều về ngữ nghĩa .



     Dựa vào ý nghĩa của sự vật hay hiện tượng mà người ta định danh. Mỗi sự vật, hiện tượng lại được gọi một cách khác dành cho con người và con vật. Người viết hay nói cần biết để sử dụng cho đúng, tránh những hệ lụy đáng tiếc, chí ít bị coi là kém cỏi.
     Cùng chỉ bộ phận trên cơ thể, trừ đầu và tứ chi ; với con người gọi đó là « người » nhưng với động vật chỉ gọi là « thân » hay « mình ». Nếu nói « Trên Người con lợn bị bệnh mọc đầy mụn » là sai !
     Cái miệng cũng thế, hai cách gọi mồm hay mõm đều là nói về nó. Nhưng mõm chỉ dùng cho động vật, chẳng hạn « mõm lợn, mõm chó » chứ không bao giờ dùng cho người. Chỉ những trường hợp bất thường, muốn thể hiện sự khinh miệt, mới dùng để tỏ thái độ : « Đừng chõ mõm vào việc người khác ! ». Lúc đó người dùng muốn hạ đối tượng xuống hàng con vât.
     Khi nói về một quần thể đông đúc, với con người sẽ dùng từ « đám đông » còn ở động vật lại gọi là « bầy đàn » ! Chẳng hạn « Đừng chạy theo tâm lý đám đông mà mua vàng lúc này » hay « Chim di trú dựa vào hội chứng bầy đàn để vượt qua hàng ngàn cây số. »
     Hoa hậu là từ để chỉ người phụ nữ (thường là con gái) đẹp, đứng đầu trong một cuộc bình chọn, bởi vì chỉ có phụ nữ mới được ví với hoa, hoa hậu là vua của hoa. Cuộc thi bò sữa để chọn ra con bò xuất sắc nhất không thể gọi con vật ấy là « hoa hậu bò » !
     Gần đây lùm xùm chuyện sử dụng từ « ký sinh » gán cho người bán hàng rong đường phố cũng nằm trong việc lẫn lộn này. Ký sinh là cách sống ăn bám, ký thể không dời chủ thể trong suốt cuộc đời, nếu dời sẽ không thể tồn tại. Chấy ký sinh trên đầu người, bọ chét ký sinh trên da động vật, giun sán ký sinh trong nội tạng động vật … Vậy từ này chỉ dùng cho loài vật, đặc biêt là trùng (Ký sinh trùng). Con người sống gửi, sống tạm ở đâu đó để mưu sinh chỉ có thể dùng từ « ký túc » hay « tá túc » mà hay thường gọi là « tạm trú » thôi !
     Ấy là nói về sự lầm lẫn giữa cách gọi dành cho người và cho loài vật. Nhiều trường hợp khác cũng nên cố tránh để khỏi mang tiếng là ít hiểu về ngữ nghĩa.
« Tham quan » là từ ghép gồm hai từ là « tham » là tham bác, tham khảo… và « quan » là quan sát, nhìn… Vậy từ này chỉ việc đi đến đâu đó xem xét, quan sát, mở mang tầm nhìn, tầm nhận thức. Nếu nhầm thành « thăm quan » thì chẳng những mắc sai lầm về cấu trúc khập khiễng, ghép một từ thuần nôm với một từ Hán Việt, nó còn trở thành vô nghĩa. (Lúc đó chỉ có thể hiểu là đi thăm một ông quan ! ?) 
Tên Covid (Corona virut disease) là chỉ một cơn dịch, còn SARS-Cov là chỉ một loại vỉrut. Con số 19 thêm vào để chỉ năm phát sinh (Covid-19), con số 2 chỉ chủng virut mới (SARS-Cov-2). Ấy thế mà hằng ngày vẫn nghe thấy sự lẫn lộn khi sử dụng hai khái niệm này. Thông thường là nói thừa “dịch covid” hay “đại dịch covid-19” giống như “ngày sinh nhật” hay “lúc đương thời” vậy.
     Trong giao tiếp thường nhật, sự lẫn lộn ít quan trọng nhưng trên phương diện quốc gia, lẫn lộn giừa các khái niệm, cách gọi thật sự tai hại. Ai cũng mong hiện tượng hiểu và dùng của truyền thông đại chúng về ngữ nghĩa không còn những hạt sạn như hiện nay nữa !


                        







                                                                                     



20 thg 8, 2020

Lịch sử




Lịch sử 
Chiếc túi diệu kỳ may bởi thời gian
Lớn mãi lên theo dòng đời tất bật
Những gì đã qua, con người được mất
Nguồn nhựa nguyên nuôi lịch sử căng phồng

Lịch sử định hình ngăn đục ngăn trong
Ngăn nhớp nhúa ngăn uy linh hào sảng
Ngăn ướp lửa thiêng chìm mình tỏa sáng
Ngăn ngậm hương trầm rót ngát muôn sau

Lịch sử tinh khôi, trong suốt không màu
Ánh đen trắng do bàn tay tô vẽ
Mỗi góc đứng nhìn, một khuôn dáng vẻ
Chỉ có thời gian thẩm định chân nguyên

Lịch sử sinh ra chân chất như nhiên
Sao xếp lẫn với truyền kỳ huyễn hoặc
Để lăn lóc giữa không không sắc sắc
Lạc lối niềm tin, hư thực lập lờ

Lịch sử ngày mai là cuộc sống bây giờ
Đơn giản vậy, ta đang làm lịch sử
Có thổi hào quang cho từng con chữ
Hay đẩy lệch dòng, bằng trắc ngả nghiêng?



15 thg 8, 2020

Lớn nhất

                       Con ếch lớn nhất thế giới: Lòai ếch conraura goliath ở Tây Phi 
                            có trọng lượng lên tới 3kg và có thể sông tới 15 năm.
        

                                       
          Con lươn lớn nhất thế giới: Một ngư dân Đức đã bắt được một con lươn 
                dài 2,4m và nặng 75kg đã được trưng bày ở viện bảo tàng Đức.
       


        
                                  Cá trê lớn nhất thế giới: Bắt được tại sông 
                                    Mekong Thái lan dài 2,7m nặng 293kg

10 thg 8, 2020

Che mặt ?


            Trên màn hình của các nhà đài, đôi khi thấy có hiện tượng xóa mặt (làm mờ khuôn mặt một người bằng kỹ thuật vi tính) để người xem không nhận ra đó là ai. Xin hỏi, những người nào cần làm như vậy. Kẻ thủ ác (tội phạm) hay người bị hại (nạn nhân)? Kẻ bị phát giác hay người tố cáo? Kẻ phạm pháp hay người thi hành công vụ? … Hiện tượng này không nhất quán thường gây ức chế cho người xem, xin được mách giùm!

5 thg 8, 2020

Mượn ước mơ



Mượn Người một đóa ước mơ
Gửi lên cánh én chao nhờ mùa xuân
Mưa phân vân , gió phân vân
Toan lòng đòi chút nợ nần nhỏ nhoi