Chuyện về cái tên.
Xưa nay, ở bất kỳ quốc gia hay vùng
lãnh thổ nào, đều chia địa dư ra nhiều phần nhỏ để cai trị. Khi thời cục thay đổi,
việc chia lại hầu như bao giờ cũng xẩy ra; đôi khi dưới cùng một thể chế nhưng
do yêu cầu, tính toán của giới cầm quyền cũng có những đổi thay về địa lý, địa
danh cần thiết.
Ở Việt Nam ta, mấy năm trở lại đây,
dường như việc phân chia địa phương khá hợp lý nên địa giới và địa danh hành
chính cũng ổn định. Tên gọi các cấp hành chính từ sau năm một nghìn chín trăm bẩy
mươi lăm cũng thống nhất cả nước và hợp lý. Dưới quốc gia là tỉnh (thành phố trực
thuộc trung ương), huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh), xã (phường),
thôn (phố) và xóm (tổ dân phố).
Nếu gộp một số quận của thành phố trực
thuộc trung ương lại để lập ra một thành phố thì không biết đặt vị trí cái
thành phố này vào cung bậc nào trong hệ thống hành chính. Chắc hẳn không ngang
bằng với thành phố chứa nó rồi nhưng xếp nó ngang quận cũng nghịch nhĩ lắm. Nếu
muốn nhấn mạnh vai trò của khu vực này chẳng thiếu gì cách định danh; chẳng hạn
mấy quận ấy là “cụm đặc biệt”, “khu đặc biệt”, “vùng trọng điểm” … hay muốn vui tai một chút mà vẫn giữ phần
quan trọng thì gọi là “thành phố con” vì nó vẫn là những quận cũ mà! Trộm nghĩ,
cái tên gọi không làm nên tầm quan trọng (Tấm áo chẳng làm nên thày tu) mà sự
phát triển mới cần. Đưa ra một khái niệm mới dài dòng quá (thành phố trong
thành phố) chỉ thêm phần rắc rối cho tên gọi liệu có nên chăng? Lại nghe loáng
thoáng trên truyền thông nói về khu Phố Đông của Thượng Hải, hình như để minh
chứng cho sự phát triển ưu tiên của một khu vực trong một thành phố. Đúng, Phố
Đông và Phố Tây là hai khu vực của thành phố Thượng Hải (do nằm trên bờ đông và
bờ tây của sông Hoàng Phố) nhưng người ta cũng không đặt ra “Thành phố Phố
Đông”, “thành phố Phố Tây”. Nếu tham khảo điều này thì nên gọi thành phố Thủ Đức
là “khu Sài Đông” có lẽ hợp lý hơn. (vì ở phía đông sông Sài gòn)
Xin nói vu vơ thế này để vui tai chút
xíu. Trình tự thứ bậc trong một gia đình người Kinh ở đồng bằng Bắc bộ là … cụ,
ông bà, bố mẹ, con, cháu, chắt …Trong số đó có một người con rất quan trọng được
nâng lên gọi là bố vậy người này sẽ gọi bố mẹ là anh chị, gọi ông bà là bố mẹ
và gọi anh em mình bằng … cháu!
Có thể rồi mọi thứ sẽ quen đi và có
thể rồi mọi thứ đều được chấp nhận. Nhưng mọi sự chấp nhận nếu hợp lý thì sẽ có
niềm vui vì danh chính ngôn thuận mà.
Em cũng đã nghe dự án lập thành phố Thủ Đức thuộc tp.Hồ Chí Minh.Xét về mặt danh tính thấy cũng chưa ổn.Nếu lập tp.Thủ Đức thì Đại tp.HCM phải có quy hoạch tổng thể phân ra nhiều thành phố nhỏ khác như tp.Thủ Đức.Lúc đó các thành phố thứ cấp này có tổ chức hành chính và hoạt động như các thành phố thuộc tỉnh,tức là thuộc tp.HCM.
Trả lờiXóaCảm ơn bác đã nêu ý kiến để cùng suy ngẫm.
Đúng là thành phố con phải nằm trong thành phố mẹ rồi nhưng chắc phải lớn hơn quận. Thiếu gì tên gọi mà phải dùng tên này nghe nó chồng chéo sao ấy. Cảm ơn thi đệ cùng bàn !
XóaCháu ghé thăm chú, nhà cháu hồi đó gọi là Huyện Thủ Đức sau nây chia ra thành quận TĐ và thêm q9 đường hẹp dân đông ,bây giờ trù phú hơn nên phát triển mạnh. Cảm ơn những chia sẻ của chú. Chúc chú vui mạnh ạ !
Trả lờiXóaRất mừng cho cháu vì quê cháu được nâng cấp liên tục. Và cũng mừng cho đât nước vì ngày càng phát triển. Chỉ băn khoăn có CÁI TÊN thôi. Cảm ơn cháu ghé thăm !
Xóa