Thoạt kỳ thủy,
cái điện thoại được sinh ra để nghe và nói từ xa. Mới đầu, việc này tuyền qua
dây dẫn. Chính vì thế mà trạm bưu điện được gọi là “nhà dây thép”; việc gọi đi
là “đánh dây thép”! Đến nay việc gọi qua dây không phổ biến nữa và dùng điện
thoại cũng không chỉ để nghe nói mà có thể làm được rất nhiều việc thông qua
các ứng dụng như ta đang thấy. Với khả năng thông minh, cái điện thoại đã trở
thành dụng cụ bất ly thân của nhiều người, không ít trong số người sử đụng trờ
thành con nghiện!
Học sinh, nhất là những học sinh lớn,
việc dùng điện thoại là cần thiết nếu không muốn nói là có quyền dùng. Nhưng
dùng khi nào và ở đâu mới là chuyện nên trao đổi. Trong giờ học, nhất là học
trên lớp, không được sử dụng điện thoại. Không chơi trò điện tử đã đành mà ngay
cả việc gọi, nghe cũng phải xin phép như khi xin ra khỏi lớp. Cho rằng học sinh
được phép mang theo điện thoại là để học dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong
một số trường hợp là chưa thuyết phục. Bởi lẽ không phải học sinh nào cũng có
điện thoại, mặt khác màn hình điện thoại nhỏ không phù hợp với việc học. Nếu muốn
làm việc này phải cung cấp cho mọi học sinh một máy tính bảng học đường. Chắc
chắn hoàn cảnh kinh tế hiện nay của nhà nước chưa thể thực hiện được. Việc cho
phép học sinh mang điện thoại đến trường không cần nói đến như một quy định mới
mẻ; chỉ cần yêu cầu giáo viên quản lý tốt việc sử dụng điện thoại khi học sinh ở
trường là đủ. Cũng nên mở cuộc vận động rộng rãi với gia đình để xóa nạn nghiện
điện thoại của con em mình. Dĩ nhiên xã hội cũng cần có những hình thức hoạt động
để lôi trẻ em ra xa mọi loại màn hình vô bổ.
Chuyện cái điện thoại không chỉ cần
lưu ý với học sinh. Giáo viên đang lên lớp, thày thuốc đang khám chữa bệnh,
nhân viên đang giờ làm việc tại văn phòng … thì sao? Có cần quy định cụ thể việc
sử dụng điện thoại để đảm bảo chất lượng công việc đang thực thi không?
Cái điện thoại hiện đang là “một phần
tất yếu của cuộc sống” nhưng nó cũng là nguyên nhân không nhỏ làm cho chất lượng
học tập và làm việc bị ảnh hưởng xấu. Muốn bỏ cái xấu phải kết hợp giáo dục và
kỷ luật. Xu hướng giảm nhẹ phần kỷ luật trong trường học chưa chắc đã là hay.
Chú trọng xây mà không chống sẽ khó thành công; mà nếu có, thành công cũng dễ đổ!
Cho học sinh dùng điện thoại để làm công cụ học tập,lợi bất cập hại.Học sinh càng nhỏ thì hại càng lớn,cả sinh lẫn tâm lý.Người lớn sử dụng điện thoại để lên mạng xã hội trong công sở,chưa quản được,trẻ em lại càng khó quản hơn.
Trả lờiXóaCảm ơn bác đã góp lời bàn về vấn đề mà xã hội đang quan tâm vì quy định của Bộ GD gần đây.
Kính chúc bác thường an.
Thi nhân bình luận rất phù hợp với tác giả. điều này chứng tỏ cái gọi lài quyết định mới của bộ giáo dục cần suy nghĩ lại, nó chưa phải là một đề xuất hay. Cảm ơn và mong đệ an lạc !
Xóa