Nâng trên tay tập thơ “Khơi nguồn” của
câu lạc bộ thơ Haiku Việt Xứ Huế - Hội thơ Hương Giang mà sao cảm súc chộn rộn.
Tập thơ vừa đủ dầy để nói lên cái tầm vóc của một cộng đồng thơ. Tập thơ trang
nhã, dung dị đủ cho hay cái thâm trầm, tinh tế, lãng mạn của những con người Cố
đô cổ kính và thơ mộng. Với một trăm trang in tròn trĩnh của mười lăm tác giả
qua bốn trăm ba mươi phiến khúc thơ đã với tới nhiều cung bậc cảm súc với cuộc
sống và thiên nhiên. Những đặc thù cơ bản của thể loại thơ mới mẻ từ xứ Mặt trời
mọc, bén rễ tại Việt Nam và xứ Huế mộng mơ chưa lâu nhưng nó đã hiển hiện trong
tập thơ đầu tay này một cách ung dung và tế nhị.
Cái thâm trầm đến mức triết tưởng của
thơ Haiku có lẽ dễ hòa nhịp cùng con người Huế. Không cao rao mà cứ tưng tửng tự nhiên
nói về lẽ sống:
“Tôi phơi vạt tình sầu
Trên dây đời
Nối hai đầu tử sinh” (Ngàn
Thương)
Hay:
“Vòng vũ trụ có – không
Tình – đời
Không – có” (Kim Đông)
Thứ tình cảm lớn nhất trong mỗi chúng
ta có lẽ là tình người. Không khó tìm trong tập thơ những khúc nói về điều ấy:
“Nửa trăng nghiêng đáy cốc
Nửa sầu thi sĩ
Em buồn trăng tịch mịch
soi” (Kiều Trung Phương)
Hay:
“Lữ khách về
Bến vắng
Nước lao xao” (Khánh
Vân)
Và:
“kênh làng Hải Lệ
Con đò loang vết nhớ
Tuổi thơ về tắm gội giấc
mơ” (Nhụy Nguyên)
Trong tình người, có tình yêu
đôi lứa. Thì đây là nững phiến khúc như thế:
“Bài thơ cho em
Mang nỗi nhớ
Chiều không có em” (Xuân Đài)
Hay:
“Anh là biển
Em là thuyền
Chênh chao thuyền đắm” (Phương Võ Anh Lợi)
Và:
“Chưa gặp em
Cuồng say
Gót hài”
(Trường Giang)
Với Huế, nơi chôn nhau cắt rốn của
các tác giả tập thơ, ăm ắp tình cảm bộc bạch qua nhiều ngóc ngách rất ngọt, rất
êm:
“Chiều Huế xuống êm
Dăm con Hạc về núi Phụng
Dáng chiều chợt nhớ chợt
quên” (Ngàn Thương)
Hay:
“Xứ Huế nhiều mưa
Thương lắm
Giọt nắng trưa muộn màng” (Viễn Tú)
Và :
“Mặc Tử với trăng
Vằng vặc chị Hằng
Trăng nhớ trăng” (Nguyễn
Nghi)
Và:
“Chiều nghiêng
Sóng vỗ Tam Giang
Nhớ người”
(Kim Đông)
Và nữa:
“bến đò Thừa Phủ mơ màng
Đồng Khánh – Quốc học
Rộn tình mênh mang” (Ái Nguyên)
Và lại nữa:
“Mùa trăng Thôn Vĩ
Hoa cau buồn
Nhớ người xưa” (Nhụy
Nguyên)
Huế cũng là một trong những
trung tâm phật giáo của cả nước, điều này khiến cho người Huế khi nhăc đến xứ sở
không thể quên được trong tiềm thức:
“Chuông chùa
Chạm hư vô
Đời nghiệt ngã” (Lan Huyền)
Được biết thành viên câu lạc bộ có rất
nhiều nhà giáo. Vì vậy những bài thơ nói về nghề cao quý này thật trang thọng:
“Nhớ ơn
Người dậy
Cho ta làm người” (Đăng Nguyên)
Những nhà giáo gặp thơ Haiku
sao mà vồ vập làm vậy, cứ như mối tình đầu ấy thôi:
“Vừa gặp đã trót yêu
Thử liều
Haiku”
(Viễn Tú)
Hầu hết thơ trong tập Khơi nguồn đều
viết tự do trong nguyên tắc dưới mười bẩy âm tiết. Có vài tác giả biến khúc
Haiku sang hình hài của một cặp lục bát:
“Trời Lạc Việt
Khải hoàn ca
Nghìn năm thoắt hiện cùng ta đi
về” (Kiều Trung Phương)
Hay:
“Sầu đong thả lọn tóc thề
Một mình ngồi hát
Càng tê tái lòng” (Ngàn
Thương)
Cách kết cấu này có thể có nhã
ý kéo xích lại với nhau hai thể loại thơ chẳng có quan hệ gì nhưng là đặc trưng
thơ của hai dân tộc Việt Nhật?
Một số bài lại dùng kết cấu cổ
phong của thể loại Haiku. Có thể muốn cùng nhau ôn lại một hình thức của khúc
thơ Nhật mà ngày nay ít dùng để tham khảo:
“Đếm bước nhặt thời gian
Tìm cho đủ bẩy màu lói lóa
Anh nhìn mình xa lạ” (Lý Viễn Giao)
Tập thơ như những bông hoa đầu mùa rực
rỡ khoe sắc, tỏa hương. Tập thơ như những nụ cười trên khuôn mặt rạng ngời của
một câu lạc bộ đang tuổi thanh xuân. Mười lăm gốc hoa, bốn trăm ba mươi bông đủ
màu sắc. Chỉ còn một chút băn khoăn này hay chăng sai đúng. Giá mà có nhiều hơn
đã có những giọng ca nữ để cho âm thanh của dàn hợp ca hài hòa hơn thì hay biết
mấy!
Gấp tập thơ lại sau khi đọc kỹ, ta có
thể hình dung tầm vóc, sức vươn của một cộng đồng thơ. Họ đang khám phá và đang
đi lên. Khúc Haiku do một tác giả đề tặng tập thơ:
“Khơi nguồn
Dòng tuôn
Biển lộng” (Lý Viễn Giao)
vừa là hiện tại vừa là tương
lai và vừa là ước vọng chung. Những người khơi nguồn đã khai trúng mạch rồi,
dòng thơ, dòng sức sống đang tuôn chẩy. Nó sẽ chẩy ra suối, ra sông và hòa cùng
biển cả mênh mông đó!
Cảm ơn bác đã giới thiệu tập thơ Haiku của những người thơ xứ Huế.
Trả lờiXóaChúc bác an lạc.
Đệ vẫn thường lạc ? Cảm ơn đệ đến thăm !
Xóa