Tuyệt vời
Có một đôi câu đối cổ đọc lên hơi bị trúc trắc
nhưng rất chi là hay:
“Con ngựa đá không đá con ngựa, đá con đá con ngựa đá
Thằng mù nhìn đếch nhìn thằng mù, nhìn thằng nhìn thằng mù nhìn”
Câu thứ nhất có nghĩa là con ngựa tạc bằng đá chẳng
bao giờ đá con ngựa thật mà ta nuôi hoặc sống hoang dã (Thực ra nó chẳng đá cái
gì). Nhưng nó sẽ đá con ngựa hay bất cứ con vật nào đá nó bởi sẽ bị đau không
khác gì nó đá cho. Câu hai nói rằng
thằng mù nhìn (Người nộm, thường làm bằng rơm, dùng để dọa chim chuột phá hại
hoa màu) không nhìn người mù (Thực ra nó chẳng nhìn cái gì) mà chỉ nhìn ai hoặc
bất kỳ con vật nào nhìn nó (Như con chim, con chuột, thậm chí con người nhìn nó
lâu cũng có cảm giác như nó nhìn lại). Câu đối hoàn chỉnh và khéo sử dụng ngôn
ngữ đến nỗi không còn nói vào đâu được nữa.
Hãy
không bàn đến cái hay, cái tài thể hiện ở hình thức đôi câu đối, chỉ xin suy
nghĩ về nội dung của cặp đối này. Câu đối nói lên một quy luật phổ quát cho cả
khoa học tự nhiên lẫn xã hội. Không hiểu khi Newton phát minh định luật thứ ba
của mình rằng “Nếu vật A tác động lên vật B một lực thì ngược lại B cũng tác
dụng lên A một lực bằng như thế nhưng ngược chiều” (F1=-F2) có tìm hiểu trước
câu đối này không? Hoặc ai đó nói “Nếu mi không đụng đến ta thì ta cũng không
đụng đến mi” chắc đã hiểu rất sâu ý nghĩa của câu đối này rồi thì phải!
Thật
là một câu đối hay hết chỗ nói phải không?
MN rất là cảm ơn chú đã cho MN đọc bài nầy .Đọc từ từ để không lẹo lưỡi và hiểu thâm thúy . MN luôn mong chú an mạnh ạ !
Trả lờiXóaCảm ơn cháu đã đọc và thể hiện sự đồng cảm. Mong cháu luôn vui !
XóaCảm ơn bác đã giới thiệu cặp đối thật hay.
Trả lờiXóaKính chúc bác thường an.
Vâng, trong kho tàng văn chương Việt có rất nhiều câu đối chuẩn mực và sâu sắc. Đây chỉ là một trong số đó đem ra thưởng thức cho vui lúc ở nhà chống dịch. Mong thi đệ an lạc !
Xóa