Khấp khểnh
Vì
lý do lịch sử như ta đã biết. Chữ Hán, từ Hán Việt được sử dụng
khá phổ biến trong ngôn ngữ và văn tự nước ta. Có nhiều thành ngữ,
tục ngữ hoàn toàn dùng âm Hán Việt. Chẳng hạn như: “Nhân tâm tùy
thích”, “Cẩn tắc vô ưu”, “Quân tử phòng thân, tiểu nhân phòng thực” ...
Chẳng hiểu vì sao đến khi sử dụng người ta hay thay đi vài từ thuần
Việt; có lẽ để cho vui tai hơn chăng. Khi nghe người nào đó nói: “Nhân tâm
tùy bạng mỡ”, “Cẩn tắc vô áy náy”, “Quân tử phòng thân, tiểu nhân
phòng bị gậy” ... ta cũng cố gắng hiểu được nhưng vẫn thấy khấp khểnh
thế nào ấy. Trường hợp nghiêm túc, nói như vậy e không ổn!
Dạ,theo em nghĩ sự gán ghép nửa Hán,nửa Việt chỉ sử dụng khi nói,nhất là lúc "Trà dư,tửu hậu".Viết thành văn bản,hẳn phải nghiêm túc.
Trả lờiXóaCảm ơn bác đã bàn.
Kính chúc bác thường an.
Cám ơn thi nhân đã đồng cảm. Mong đệ luôn an lạc !
XóaMN ghé thăm chú đọc bài,MN chúc chú luôn khỏe ạ !
Trả lờiXóaCảm ơn cháu. Mong cháu luôn vui !
Xóa