10 thg 12, 2023

                               Ghép thơ

Việc sử dụng nhiều thể loại trong một bài thơ đã có từ rất lâu rồi. Có lẽ sớm nhất là ghép hai câu thất ngôn với một cặp lục bát để thành thể thơ Song thất lục bát. Thể thơ này rất phù hợp với trường hợp tâm sự theo lối tự sự.

 

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi

Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên

Xanh kia thăm thẳm từng trên

Vì ai gây dựng cho nên nỗi này (Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm)

Trải vách quế gió vàng hiu hắt

Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng

Oán chi những khách tiêu phòng

Mà xui phận bạc năm trong má đào (Cung oán nggaam khúc – Nguyễn Gia Thiều)

 

Lại có cách ghép một khúc tứ tuyệt với một cặp lục bát

... ...

Đó đồn Thi Ông

Đây dồn Diên Khánh

Giặc lùng ta tránh

Giặc rút ta về

Tay ta giữ chặt đồng quê

Lòng ta ôm chặt lời thề năm nao

Trên đỉnh gò cao

Sẵn người du kích

Ngóng sang đồn địch

Lựu đạn cầm tay

Mắt anh ấp ủ luống cày

Lòng anh bồng bế một ngày phản công

... ... (Thơ kháng chiến Nam Trung bộ)

 

Gần đây trên trang Facebook Cánh Hoa Màu Nhớ xuất hiện cách ghép mang tên gọi “Song tứ lục bát”. Xin trích dẫn:

 

Cánh hồng bung nụ

Khẽ khẽ giục xuân

Gọi tên anh đã bao lần

Có nghe hương gió trong ngần tiếng em

Hoa bừng lối hẹn

Anh lén nhìn sang

Đọc trong ánh mắt dịu dàng

Hoa môi...anh tặng riêng nàng đêm nay.

... ...  

Ây là việc ghép hai thể loại thơ Việt với nhau. Có thể do muốn tạo ra hơi thơ phù hợp với cảm súc của người viết. Cũng có thể muốn có bóng dáng của thơ lục bát, một loại thơ rất tuyệt vời, cho hồn thơ bay hơn chăng?

          Cũng gần đây thôi, một số người làm thơ Haiku  đã ghép khúc thơ này với một cặp lục bát rồi đặt tên là “Thơ đôi”:

 

Chiều

bờ tre ngập

ướt cả tiếng chào mào

Bỗng thơm ngọn khói lam chiều

Đường về xóm nhỏ thật nhiều bình yên (Hồ Ngọc Thảo)

Cách ghép này tạo nên một bài thơ không còn là của Việt nam hay của Nhật Bản nữa. Thôi thì cứ cho là một cách “chơi thơ” đi.

         Những trích đoạn trên về các thể thơ Việt dùng từ “ghép” có thể chưa ổn. Biết đâu chính nó từ đầu đã là một Nguyên thể? Nếu có cứ liệu chứng tỏ như thế xin được cho là sự học  của người viết bài này chưa đầy đủ.         

 

 

  

 

         

  

 

 

4 nhận xét:

  1. Cảm ơn Bác đã chia sẻ cho biết nhiều cách ghép 2 thể thơ lại thành một bài thơ.
    Kính chúc Bác luôn được mạnh khỏe, an vui.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn thi nhân đã ghé thăm và để lại lời. Mong đệ thường lạc!

      Xóa
  2. MN thăm chú đọc bài ,MN kính chú luôn an lạc ạ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn cháu đã ghé thăm. Mong cháu luôn vui!

      Xóa