Giấc mơ của bàn tay
Sau cú điện thoại gọi đến vài bữa, tôi nhận được tập
sách gửi từ Đinh Trần Phương. Tiêu đề cuốn sách cùng tên tác giả đã gợi tôi
nghĩ đến sự thú vị của những điều mà tôi sẽ được đọc. Một cuốn sách dầy vừa phải,
hai trăm lẻ tám trang với cả hai phần bài viết và thơ Haiku.
Tuy đã
biết tác giả từ khá lâu nhưng vẫn có phần hơi ngỡ ngàng. Một tiến sĩ vật lý tốt
nghiệp ở Phương trời tây mà am hiểu văn hóa Nhật Bản sâu rộng đến thế, mà say
sưa thơ Haiku đến thế! Đã quý mến Đinh từ trước, nay tôi thấy càng nể anh hơn.
Thơ của
Đinh Trần Phương giầu tính suy tưởng. nó ảo mà thực, rỗng mà đầy tùy nơi phương
độ thẩm thức. Haiku mà Đinh làm mang phong cách của xứ sở “Mặt trời mọc” khá rõ
nét. Những gì mà thơ Haku Việt đã “Việt
hóa” thì dường như vẫn còn phảng phất đâu đó trong thơ anh. Trước
hết phải kể đến tính vô sai biệt. Một con sâu, con giun… thậm chí nụ hoa, hạt
trái đều được có thân phận như con người vì nó cũng là sinh linh:
Có một niềm vui
khi đêm tắt đèn
trong lòng con gián
Mùa đông ra đi
khẽ nứt vỏ dẻ
đây đó vừa mơ
Một cuốn sách
tự tử từ giá sách
một bàn tay
đặt lên Còn
tính vô ngã dường như được thể hiện trong mọi bài thơ, anh không đặt mình vào bất
kỳ vị trí nào trong tình huống để kể, để phán xét:
Ngăn bàn đóng lại
từ trong vân gỗ
nở
hoa
Chặt bóng cây
chặt tiếng hót bàn
tay không của ai
Tính Thiền thì rõ mồn một rồi, nó phảng phất tỏa hương trong phần lớn
các bài thơ, nó còn được nêu bằng hình ảnh đặc trưng của Phật giáo:
Người xem tranh
khuôn mặt Đạt Ma
quay vào bức vách. Hay:
Trăng sớm
ni sư
đứng trước biển
những con sóng hiền hòa
Bởi đeo nghiệp khoa học, lại là môn vật lý (Triết học
của khoa học tự nhiên) nên Đinh không thẻ giấu được dấu ấn nghề nghiệp dẫu cho
đó là thơ:
Quán tuổi trẻ
đĩa than quay tròn đêm
thầm ly tâm
Tự sát đôi
giữa hai viên đạn
tiếng sóng
Phần
văn xuôi gồm bốn bài “Haiku và Hội họa”, bốn bài “tiểu luận” đều đề cập đến những
nhà thơ Haiku lớn xưa của Nhật Bản như Bashô, Issa … xung quanh những bức tranh
và thơ của họ trong lời bàn luận về thơ haiku.
Một cuốn
sách rất vừa phải về bề dầy và dung lượng nhưng đã mang dấu ấn rõ nét phong
cách và tri thức của Đinh Trần Phương. Rất vui vì tay trái của anh không hề thẹn
với tay phải, cái nghiệp trồng người mà anh đeo!
Sau cú điện thoại gọi đến vài bữa, tôi nhận được tập
sách gửi từ Đinh Trần Phương. Tiêu đề cuốn sách cùng tên tác giả đã gợi tôi
nghĩ đến sự thú vị của những điều mà tôi sẽ được đọc. Một cuốn sách dầy vừa phải,
hai trăm lẻ tám trang với cả hai phần bài viết và thơ Haiku.
Tuy đã
biết tác giả từ khá lâu nhưng vẫn có phần hơi ngỡ ngàng. Một tiến sĩ vật lý tốt
nghiệp ở Phương trời tây mà am hiểu văn hóa Nhật Bản sâu rộng đến thế, mà say
sưa thơ Haiku đến thế! Đã quý mến Đinh từ trước, nay tôi thấy càng nể anh hơn.
Thơ của
Đinh Trần Phương giầu tính suy tưởng. nó ảo mà thực, rỗng mà đầy tùy nơi phương
độ thẩm thức. Haiku mà Đinh làm mang phong cách của xứ sở “Mặt trời mọc” khá rõ
nét. Những gì mà thơ Haku Việt đã “Việt
hóa” thì dường như vẫn còn phảng phất đâu đó trong thơ anh. Trước
hết phải kể đến tính vô sai biệt. Một con sâu, con giun… thậm chí nụ hoa, hạt
trái đều được có thân phận như con người vì nó cũng là sinh linh:
Có một niềm vui
khi đêm tắt đèn
trong lòng con gián
Mùa đông ra đi
khẽ nứt vỏ dẻ
đây đó vừa mơ
Một cuốn sách
tự tử từ giá sách
một bàn tay
đặt lên Còn
tính vô ngã dường như được thể hiện trong mọi bài thơ, anh không đặt mình vào bất
kỳ vị trí nào trong tình huống để kể, để phán xét:
Ngăn bàn đóng lại
từ trong vân gỗ
nở
hoa
Chặt bóng cây
chặt tiếng hót bàn
tay không của ai
Tính Thiền thì rõ mồn một rồi, nó phảng phất tỏa hương trong phần lớn
các bài thơ, nó còn được nêu bằng hình ảnh đặc trưng của Phật giáo:
Người xem tranh
khuôn mặt Đạt Ma
quay vào bức vách. Hay:
Trăng sớm
ni sư
đứng trước biển
những con sóng hiền hòa
Bởi đeo nghiệp khoa học, lại là môn vật lý (Triết học
của khoa học tự nhiên) nên Đinh không thẻ giấu được dấu ấn nghề nghiệp dẫu cho
đó là thơ:
Quán tuổi trẻ
đĩa than quay tròn đêm
thầm ly tâm
Tự sát đôi
giữa hai viên đạn
tiếng sóng
Phần
văn xuôi gồm bốn bài “Haiku và Hội họa”, bốn bài “tiểu luận” đều đề cập đến những
nhà thơ Haiku lớn xưa của Nhật Bản như Bashô, Issa … xung quanh những bức tranh
và thơ của họ trong lời bàn luận về thơ haiku.
Một cuốn
sách rất vừa phải về bề dầy và dung lượng nhưng đã mang dấu ấn rõ nét phong
cách và tri thức của Đinh Trần Phương. Rất vui vì tay trái của anh không hề thẹn
với tay phải, cái nghiệp trồng người mà anh đeo!
MN ghé thăm chú đọc bài và cảm nhận mình như hạt cát giữa mênh mông, MN cảm ơn chú và kính chúc chú thật vui khỏe cùng gia đình ạ !
Trả lờiXóaNói vậy cũng đúng nhưng nói cách khác, cháu cũng là một thế giới không kém mênh mông. Cảm ơn cháu !
XóaCảm ơn bác LVG đã giới thiệu thơ Haiku của nhà thơ Đinh Trần Phương.
Trả lờiXóaKính chúc bác thường an.
bài viết có người đọc là quý. phải cảm ơn thi nhân đã đến thăm và gửi lại lời !
Xóa